Thần khí, sự khiêm nhường của Thiên Chúa - "Thần khí của Cha và của Con" (tiếp theo)

Ngài không là nguyên lý, không là cùng đích của hoạt động Ba Ngôi, nhưng Ngài vẫn ở đầu và ở cuối hoạt động đó. Ngài hoạt động trong Cha và trong Con, và chính Ngài là sự nối kết giữa Cha và Con. Mọi sự thành tựu trong Ngài, vì Ngài là tình yêu rất quyền năng, là hoạt động duy nhất của Cha và Con. Ngài được xác định bởi quan hệ Cha và Con, nên Ngài được gọi là Ngôi thứ ba

Thần khí khiêm nhu.

Tình yêu chân thật bao giờ cũng khiêm tốn, cũng tế hiến mình vì người yêu. nếu đó là môt tình yêu lớn lao, nó có thể tìm đến sự khiêm cung tột bậc ‘Thần khí, tinh yêu vô biên, cũng là sự khiêm nhường vô hạn, một sự khiếm nhường hiện thân thành Ngôi vị.

Ẩn mình.Thanh Than trong Cha & Con

Trong mọi hoạt động của mình, Thần khí ẩn mình đi vì kẻ khác.

  • Trong mầu nhiệm vĩnh hằng, Ngài ẩn mình.
  • Tuy là sự phong nhiêu của Thiên Chúa: Không ngôi vị nào triển xuất từ Ngài.
  • Tuy là chìa khóa mở cửa Thiên Chúa: Nhưng con được sinh hạ và nhập thể, vũ trụ được tạo dựng.
    • Tuy mạc khải Cha và Con: Chính Ngài lại không diễn tả được.
    • Tuy phục vụ cuộc nhập thể: Chính Ngài không nhập thể.
    • Tuy được Cha và Con sai phái, Ngài không sai phái ai cả.
    • Tuy là vinh quang hằng hữu, nhưng Cha mới được tôn vinh và khuôn mặt Đức Kitô mới được sáng rực lên.
    • Tuy là ân huệ, Ngài không là kẻ ban ân huê.
    • Tuy là sự hiệp thông, nhưng trong Ngài Cha và Con gặp gỡ nhau và gặp gỡ Hội Thánh.

Ngài làm việc mai danh ẩn tích Cha và Con xưng “Ta, Tôi”, Thánh Thần thì không.

Dầu vậy, nhờ Ngài mà Cha, Con và các ngôn sứ nói.

Vị tha: Hoạt động của Ngài hoàn toàn vị tha.

  • Ngài không bao giờ làm việc cho bản thân mình, như người mẹ chỉ biết phục vụ sự sống.
  • Ngài phục vụ Cha: Nhờ Ngài, Cha sinh hạ Con Một và Cha sinh hạ đoàn con trong Con Một.
  • Ngài phục vụ Chúa Con: làm cho Con được Cha yêu thương và tháp nhập các kẻ tin vào Con.
  • Ngài phục vụ quyền Đức Chúa:
  • Ngài thiết lập Đức Kitô làm Đức Chúa, làm Đấng phân phát các ân huệ Thần khí.
  • Ngài làm chứng cho Đức Giêsu.
  • Ngài làm cho quyền tối thượng của Đức Giêsu được rao truyền và tuyên xưng.
    • Ngài ban cho kẻ tin nhìn nhận Cha và kêu lên Cha “Abba”.
    • Ngài không là mục tiêu tuyên xưng, rao truyền, kêu cầu (xem chú thích trong sách).
    • Dù là Thầy hướng dẫn sự cầu nguyện, Ngài chỉ cầu nguyên theo ý định Cha (Rm 8, 27).

Thi thố quyến năng bằng yêu thương, cách khiêm hạ:

Loài người tự mãn về quyền hành tuyệt đối của mình, còn Thần khí thi thố quyền năng bằng yêu thương và môt cách khiềm hạ: Các lềnh truyền (qua đó ý muốn Thiên Chúa biểu tỏ ra) không có mục đích để Thiên Chua áp đặt quyên thống trị, mà chỉ để đảm bảo sự tự do của con người “Ngày hưu lễ vì con người” (Mc 2, 27).

Ngài làm những kẻ Ngài cư ngụ nên khiêm nhu.

Thiên Chúa:

  • Thiên Chúa từ bỏ mình trong Thần khí và mất hút trong Con Một.
  • Thiên Chúa ra khỏi sự siêu việt của nguời và tác tạo vũ trụ:
  • Người sống trong tạo thành, kết hiệp với thụ tạo (như vàng phối kết với đất)
  • Người giao ước với tạo thành đến nỗi “Thiên Chúa làm người” và không còn bao giờ Người lìa bò tình huống liên đới với thụ tạo được nữa.

Trong đời trần gian của Đức Kitô, Thiên Chúa trở thành người lân cận. của kẻ nghèo khó, thấp bé, thậm chí kẻ tội lỗi

Đức Giêsu:

Theo Tin mừng Matthêu, Đức Giêsu hiền lành từ bi và kín đáo, không muốn ai cho kẻ khác biết về Ngài: Đây là hiệu quả sự hiện diện của Thần khí (Mt 12, 16-20).

  • Nhờ Thần khí, Đức Giêsu chết trong thái độ vâng phục tôt mức (Hr 9, 14).
  • Đức Giêsu sống lại vẫn ở hoài trong mầu nhiệm sự chết: Thần khí Phục sinh đóng ấn và hiến thánh đời đời cử chỉ khiêm hạ của Đức Giêsu. Các vết thương tốn tại là con triện Thần khí niêm phong đời đời cuộc sát tế vĩnh hằng. Từ các thương tích đó, Thần khí tuôn ra và giúp Hội Thánh đi theo cuộc tế hiến của Đức Kitô.

Tuy vẫn là sự khiêm hạ của Thiên Chúa và do chính sự khiêm hạ đó, Thần khi trơ nên quyền năng và vinh quang, Ngài là sự tỏa ánh của Thiên Chúa, là sự xuất thần trọn vẹn cho đến cái chết của Chúa Con.

Khiêm hạ và vinh quang toàn năng:

  • Đây là các từ ngữ đốp chát nhau, là nghịch lý của Thần khí.
  • Nhưng chúng và mọi sự trong Thần khí hài hòa cách kỳ diệu được với nhau, nhờ nơi Thần khí Tình yêu đạt đến tột đỉnh.

Để kết thúc

  • Ngay từ trang đầu, cuốn sách này đã qua quyết: Thần khí là một mầu nhiệm, vì trái tim con người đã khó hiểu, huống nữa trái tim Thiên Chúa: Nó thần diệu mầu nhiệm chừng nào trong tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
  • Nhưng Thần khí không phải một đấng vô danh không ai biết đến, vì Thiên Chúa đã thắp lên ngọn đèn là Đức Kitô và đặt trên giá cao khi Phục sinh Ngài trong viên mãn Thần khí, để Thần khí tỏa trên Hội Thánh ánh sáng chan hòa của Ngài.
  • Từ nay các tín hữu đã nhận biết Thần khí, trong khi thế gian không biết (Yn 14, 17)
  • Họ có thể chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa là Thánh Thần trên khuôn mặt Đức Kitô.
  • Khi hiệp thông với Đức Kitô, họ sở hữu chính Thánh Thần và “sống” Thân khí.

Hiểu Thánh Thần bằng suy luận thần học

Nhìn sự triển xuất của Ngài trong lịch sử:

Thần khí là bí nhiệm của Thiên Chúa và cũng là năng lực xuất thần qua đó Thiên Chúa ra khỏi mình (trong khi đó vấn không rời khỏi mình) để vào trong tạo thành, đổ tràn sự hiên diện của Người:

  • Trên tạo thành.
  • Trên loài người bằng các giao ước liên tiếp.
  • Trên Đức Kitô.
  • Trên Hôi Thánh Đức Kitô.

* Cách triển xuất và mạc khải “vòng tròn” của Thần khí

  • Có thể so sánh sức vọt của Thần khí với lối chuyển động theo vòng tròn, vừa lặp lại chuyển đông trước, vừa tiến tới hoài: Thần khí sử dụng những hình thức khác nhau nhưng vẫn giống nhau để mạc khải, sản sinh mầu nhiệm thâm nội duy nhất của Thiên Chúa.
  • Ngài bộc hiện theo động tác âm dương, dồn kéo liên lỉ, trong những thực tại thoạt xem đầy mâu thuẫn, nếu khi nói về Ngài, thần học phải dùng toàn những nghịch lý, vì:
    • Ngài là quyền năng được tôn dượng trong sự hèn yếu.
    • Ngài vừa là vinh quang vừa là sự khiêm ti của Thiên Chúa.

* Chuyển động đó của Thần khí hướng về Đức Kitô như tâm điểm.

  • Tuy không ngừng trở đi trở lại theo đường xoáy ốc, chuyến động của Thần khí vẫn vững chắc hướng về một tâm điểm, nơi đó đã phát xuất: Đó là Đức Kitộ.
  • Nhờ Ngài, quyền năng yêu thương khiến Thiên Chúa ra khỏi mình, không là quyền năng vô định, không là mãnh lực mù quáng, mà hướng về một cực duy nhất là Đức Kitô, Do đó trong Thần khí:
    • Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ hướng về Đức Kitô.
    • Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử thánh.
    • Thiên Chúa tháp nhập loài người vào Đức Kitô thành Hội Thánh.
    • Thiên Chúa sinh ra đoàn con trong Con Một.
  • Chân lý minh nhiên về Thánh Thần luôn nằm trong quan hệ giữa Con và Thánh Thần.
    • Mọi can thiệp của Thần khí đều dồn vào một việc: “Sinh hạ” vị Con trong trần gian, cũng như trong mọi công trình tại thế, Thiên Chúa luôn là Cha sinh hạ Con trong Thần khí.
    • Mãnh lực Thần khí được phát huy theo tầm mức vô giới hạn trong cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, thể hiện giữa tạo thành cuộc Cha sinh hạ Con trong cõi hằng hữu, cuộc sinh hạ mà từ đó và hướng về đó Cha tạo dựng vạn vật.
  • Vì sống cho Đức Kitô như vậy, Thánh Thần rất mong mỏi một sự tôn sùng, một việc phụng tự: Đó là tình mến mà Hôi Thánh bày tò với Đức Kitô trên trần gian. Tất cả khát vọng của Thần khí đều hướng về Đức Kitô, về việc thực hiện mầu nhiệm Chúa Con giữa loài người: Ngài và Hội Thánh xin “Marana tha” (Kh 22, 17).

* Điều Thần khí thực hiện nơi Đức Giêsu đó là mạc khải mầu nhiêm hằng hữu trong Thiên Chúa.

  • Qua các hoạt động trong lịch sử và nơi Đức Giêsu Thần khí ngày càng tìm cách thực hiện ở ngoài Thiên Chúa và mạc khải hoạt động nội tại của mầu nhiệm hằng hữu.
  • Cuộc vượt qua của Đức Giêsu là sự mạc khải ra ngoài và sự thế hiện ra trong trần gian của hoạt đông sâu nhiệm ấy: Thiên Chúa sáp nhập Đức Giêsu vào trong sự viên mãn của cuộc sinh hạ đời đời (Cv 13, 33: Hôm nay Cha sinh ra Con) nghĩa là tôn vinh Đức Kitô của Người.

Nhờ cuôc vượt qua, chóp đinh sự triển xuất của Thần khí, ta hiểu Thần khí Thiên Chúa. Cuộc Vượt Qua mạc khải là:

  • Chinh trong Thần khí mà Thiên Chúa là Cha và Thần khí là hoạt động vĩnh hằng, là quyền năng, sự thánh thiên, tình yều, vinh quang, trong đó Thiên Chúa sinh hạ Lời của Người.
  • Vì thế ta được phép nói: Thần khí là hiện thân (với tư cách Ngôi vị) của sự sinh hạ đời đời.
  • Thần khí là mầu nhiệm riêng của Cha và mầu nhiệm riêng của Con. Ngài không là nguyên lý, không là cùng đích của hoạt động Ba Ngôi, nhưng Ngài vẫn ở đầu và ở cuối hoạt động đó. Ngài hoạt động trong Cha và trong Con, và chính Ngài là sự nối kết giữa Cha và Con. Mọi sự thành tựu trong Ngài, vì Ngài là tình yêu rất quyền năng, là hoạt động duy nhất của Cha và Con. Ngài được xác định bởi quan hệ Cha và Con, nên Ngài được gọi là Ngôi thứ ba. Đồng thời Ngài bình đẳng với Cha và Con, không đến sau hai Ngôi, vì chính trong Ngài mà Cha là Cha và Con là Con.
  • Bởi đó ta không ngạc nhiên là mọi thuộc tính của Thiên Chúa đều được Ngôi vị hóa trong bản thân Ngài. Ngài là hiện thân những gì làm nên uy phong của Thiên Chúa: Quyền năng, sự thánh, sự sống vô biên, vinh quang, tình yêu vô hạn. Thần khí là đáy thẳm của mầu nhiệm Thiên Chúa. Đây là một quyết đoán then chốt, giúp ta nói lên chút gì về Thần khí. Nhưng ta vẫn chưa nói được gì về mầu nhiệm của Ngài. Thậm chí ta còn phải tuyền xưng: Thần khí là khôn tả. Thần khí sẽ mãi mãi là bí hiểm bất khả đạt đáo của hữu thể Thiên Chúa.

Hiểu Thần khí bằng hiệp thông với mầu nhiệm.

Mav thay, Kitô hữu còn con đường hiểu biết khác ngoài suy luận thần học: con, đường của trái tim hiệp thông với mầu nhiệm.

Chính ở đây đôi mắt Kitô hữu mở ra ở bề sâu (Ep 1, 17). Sự hiểu biết chân chính nhất ấy là của con tim yêu thương.

  • Khoa thần học phải bắt rễ vào sự hiểu biết tiên khởi này, bằng không sẽ lạc lõng.
  • Nó cũng phải dựa vào việc thực hành các nhân đức đối thần.
  • Trong Kitô giáo, mọi sự đều bắt đầu và kết thúc trong hiệp thông.

Vì nhân hậu, Thần khí tự ban mình và bằng cách ấy, cho ta được hiểu biết Ngài:

  • Ngài đến cư ngụ trong Hội Thánh, tưới gội trái tim ta bằng sương sa Thần khí và trái tim ta hiểu biết nhờ được thấm nhuần.
  • Tuy là đáy thẳm mầu nhiệm, Ngài vẫn được hiểu biết cách thâm giao, như biển được biết bởi miếng bọt biển nằm sâu dưới đáy.

Ngoài ra, còn sự hiểu biết bằng hiệp thông, bằng lòng mến Thần khí đặt trong ta để nói lên sự hiện diện của Ngài.

  • Vốn là tình yêu, Thẩn khí nói về Ngài trong các tín hữu bằng chính tình yêu Ngài khơi dậy trong họ.
  • Khi trút hơi, Thánh Têrêsa nhỏ đã nói lên cảm nghiệm về Thần khí qua câu diễn tả tình mến: “Ôi, tôi yêu Người … Lạy Chúa của con … con yêu mến Chúa”.
  • Suốt cả đời, Kitô hữu chi chuẩn bị cho cái cảm nghiệm cuối cùng ấy vê Thần khí. Chuẩn bị hằng yêu thương, và khi yêu thương, họ khởi sự hiếu ra thế nào là Thánh Thần của Thiên Chúa.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết