Thần Khí Chúa: Khởi Đầu và Chóp Đỉnh của Đặc Sủng Cánh Chung

Cuộc phục sinh của Đức Giêsu là biến cố cánh chung sẽ được lan rộng ra khắp nhân loại. Nó là cuộc đổ tràn Thần khí, do đó là lúc Thiên Chúa đưa thánh sử tới điểm kết thúc viên mãn

Một sự kiên rất đáng lưu ý: ở khởi thủy và tận cùng vạn sự, ta khám phá được sự hiện diện của Thần khí:

 Chương đầu sách Khôn Ngoan20170119 chan-ly-lam-chung

 Chương chót Sách Khải Huyền

 Ngài giúp có con người đầu tiên.

Ngài đánh thức kẻ chết ở ngày chung thẩm (Rm 8, 11)

Thần khí ở ngọn nguồn cuộc đời Đức Giêsu

          Ở đầu sứ vụ Ngài

          Ở lúc phục sinh Ngài

 Thần khí ở đầu, ở cuối đời tín hữu.

 Thần khí ở khởi đầu và kết thúc: khoảng cách giũa hai thái cực ấy vẫn là không gian của Thần khí.

Sự kiện này rất ý nghĩa: tuy Thần khí không là khởi điểm (như Cha) và đích điểm (như Con) Ngài là sự viên mãn, nơi mọi sự bắt nguồn, nhuồn gội và hoàn tất.

Chuyển động của thánh sử là âm vang trong thế giới của mầu nhiệm vĩnh cửu, trong đó Thần khí là giây nối kết hai cực: Cha sinh hạ trong Thần khí Đấng là Con trong Thần khí và cả hai Cha Con đều hợp nhất trong Thần khí.

Thay vì nói đến khởi đầu và chóp đỉnh: nguồn gốc và cứu cánh, ta có thể nại đến “trái tim, cõi lòng” để hiểu về Thần khí: trái tim đó chính là con người trong hữu thể chủ vị của họ, là nơi mà họ là mình và càng ngày càng trở nên mình hơn. Trái tim (biểu tượng được Kinh Thánh dùng) giống “thần trí” (mà thánh Phaolô dùng) chỉ cõi thâm sâu là chủ vị, nơi con người đạt tới đỉnh cao của phẩm chức làm người, nơi làm nguồn mạch mọi chọn lựa, mọi hoạt động của con người:

 Trong Thiên Chúa, Thần khí chính là trái tim của Thiên Chúa, Ngài sống trong hố thẳm (1C 2, 10), Ngài là mầu nhiệm Thiên Chúa trong cõi thẳm sâu vĩnh hằng của Người.

 Kinh thánh loan báo Thần khí hay lòng mến sẽ được tuôn đổ vào lòng con người, Lề luật sẽ được đặt trong trái tim họ. Đức Giêsu cũng phán: Thần khí sẽ “ơ trong” các con. Ngài chọn tâm lòng, cõi sâu thẳm của kẻ tin, làm nơi cư ngụ.

 Vậy Ngài đến cư ngụ ở chính giao điểm cốt lõi nơi cả chiều sâu, đỉnh cao và khởi nguồn gặp nhau:

 Việc biết được, hiểu được điều này là một khám phá thật quý giá, nó giúp ta hiểu được vì sao Thần khí vừa là khởi đầu vừa là chóp đỉnh và tận cùng.

 Như thế biểu tượng “trái tim” giúp diễn tả đúng về Thần khí.

Người ta có thể diễn cùng một chân lý trên bằng cách nói Thần khí là đặc sủng cánh chung.

Thần khí đã được loan hứa như đặc sủng cánh chung:

 Do các ngôn sứ, khi họ nói về thời sau hết, thời giao ước mới.

 Do Do Thái giáo sát công nguyên.

 Do Gioan Tiền Hô: Ông tuyên bố về phép rửa trong Thần khí và lửa, đó là dấu chỉ cuộc phán xét chung đã cận kề.

 Do các Tin Mừng Nhất Lãm, khi ghi nhận việc Thần khí hiện xuống và tiếng Thiên Chúa phán từ trời, việc Đức Giêsu sẽ làm phép rửa trong Thân khí, việc Ngài trừ quỉ, việc Nước Trời đến trong quyền năng và vinh quang (vì quyền năng và vinh quang chỉ Thần khí).

 Do Đức Giêsu khi nói đến Giáo Ước thay vì Nước Trời (nói trong Bữa Tiệc Ly) vì Giao Ước được ký kết trong việc tràn đổ Thần khí, Giao Ước là sự “hiệp thông Thánh Thần”.

Cuộc Phục sinh mang lại đặc sủng cánh chung ấy:

 Cuộc phục sinh của Đức Giêsu là biến cố cánh chung sẽ được lan rộng ra khắp nhân loại. Nó là cuộc đổ tràn Thần khí, do đó là lúc Thiên Chúa đưa thánh sử tới điểm kết thúc viên mãn, không thêm gì vào được nữa, tới tụ điểm của cả tạo thành.

 Cuộc Phục sinh là mục tiêu mầu nhiệm, vì qua nó, Thần khí trở thành sự viên mãn thần linh được tràn đổ chan hòa.

 Phục sinh trở nên Tin Mừng, trở nên “lời hứa xưa kia trong gia đoạn viên mãn” (Cv 13, 32).

 Thần khí thành “lời hứa đang thể hiện dưới dạng đặc sủng Thần khí” và đem thời cánh chung vào trần gian.

Có hiểu Thần khí là đặc sủng cánh chung: là Nước Trời đã đến, là ơn huệ khôn sánh, tối thượng, là thực tại toàn diện triệt để bởi trời xuống thế giới biến chuyển.

 Mới hiểu rõ mầu nhiệm Phục Sinh, ý nghĩa lịch sử cứu độ và mầu nhiệm Thần khí.

 Mới hiểu Đức Kitô vinh quang là “thực tại” toàn diện liên đới mật thiết với cả tạo thành, và là sự viên mãn, chiều sâu, tương lai của nó. Nơi Ngài (là cứu cánh) mọi vật tìm được ngọn nguồn, ý nghĩa bản chất mình. Vì Thiên Chúa đã đổ đầy Thần khí cho Ngài, biến Ngài thành Thần khí ban sự sống thành thần trí và ý hướng của vũ trụ.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết