Thần học gia Robert Schreiter: ‘Giáo hội có thể giúp xây dựng hòa bình giữa bối cảnh của sự phân cực’

CHICAGO – Những chia rẽ sâu sắc tại Hoa Kỳ hiện nay sẽ chỉ được giải quyết bằng cách tạo ra những không gian an toàn, nơi mà mọi người có thể hiểu nhau hơn là những vấn đề mà họ không đồng ý, một nhà thần học với nhiều năm kinh nghiệm về hòa giải và xây dựng hòa bình trên toàn thế giới, cho biết.

Và các Kitô hữu đóng một vai trò đặc biệt trong công cuộc hòa giải như vậy, linh mục Robert Schreiter thuộc Dòng Bửu Huyết, giáo sư khoa thần học hệ thống tại Hiệp hội Thần học Công giáo ở Chicago, trong một cuộc trò chuyện hôm 1 tháng 12 vừa qua về đề tài “Hòa bình vào thời điểm của sự phân cực chính trị”.

“Sự phân cực ngày càng trở nên khác biệt về quan điểm”, linh mục Schreiter nói, đồng thời ngài cũng lưu ý rằng những động lực của nhóm người cùng chung quyền lực/ngoài nhóm quyền lực bắt đầu trở nên có hiệu lực. “Nó gợi lên những vấn đề về sự sống còn, về sự an toàn và những thứ liên quan”.

Những phản ứng “chúng tôi-đối lập với – họ” này rút ra từ nhữngcấu trúc cảm xúc sâu sắc trong não, vốn chính là lý do tại sao việc trang cãi hợp lý có thể trở nên không hiệu quả trong việc đưa các nhóm phân cực đến những điểm tương đồng hoặc thậm chí là việc cùng tồn tại hòa bình, linh mục Schreiter nói.

Thay vào đó, linh mục Schreiter nói, chúng ta cần phải nỗ lực làm việc cho việc hòa giải bằng cách tạo ra những không gian an toàn, nơi mà tất cả mọi người có thể đến với nhau và nhận biết nhau như là những con người.

P2200137 resizeLinh mục Schreiter đã đưa ra những ví dụ điển hình từ công việc xây dựng hòa bình của mình tại Nam Tư, Phi Luật Tân và Nam Phi, nhưng đồng thời cũng cho biết rằng các nguyên tắc tương tự cũng có được thể áp dụng đối với sự phân cực chính trị ở Hoa Kỳ.

Chẳng hạn như, giải pháp xung đột đòi hỏi phải nhìn thấy sự phức tạp nơi mà người khác nhìn thấy tính phân cực, lắng nghe những giá trị sâu sắc hơn của nhóm khác và đồng thời xây dựng sự tin tưởng, linh mục Schreiter nói, trích dẫn tác phẩm của tác giả John Paul Lederach của Giáo hội Mennonite.

Hòa giải chính là câu chuyện trọng tâm thống nhất trong Kitô giáo, do đó nó cũng phải trở thành cách thức các Kitô hữu tiếp cận với sự phân cực và chia rẽ, linh mục Schreiter nói. Và việc hòa giải không phải là mục tiêu, mà là một quá trình.

“Nhưng Thiên Chúa đang đứng sau tiến trình này”, linh mục Schreiter nói. “Tầm nhìn và sự hiểu biết của Thiên Chúa về điều này quả thực lại lớn lao hơn chúng ta nhiều… Đó chính là điều quy tụ chúng ta lại với nhau”.

Cuộc trò chuyện với linh mục Schreiter đã được tài trợ bởi Trung tâm Bernardin thuộc Hiệp hội Thần học Công giáo, một trung tâm được đặt theo tên của Đức Hồng y Joseph Bernardin Địa phận Chicago, một vị mục tử đã quan tâm đến sự phân cực trước khi Ngài qua đời vào năm 1996.

ĐHY Bernardin đã nhìn thấy Giáo hội như là một nơi để đối thoại và là nguồn mạch của sự hiệp nhất, Steven Millies, tân Giám đốc Trung tâm, cho biết. “Giáo hội là một nơi mà hòa bình có thể bắt đầu trong lĩnh vực chính trị, trong cộng đồng Giáo hội của chúng ta cũng như giữa các nhà lãnh đạo đến từ nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau”, ông Millies cho biết.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết