Thăm Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Nà Phặc

Tôi đã quen biết cha Giuse Nguyễn Văn Thật, Dòng Chúa Cứu thế cả chục năm rồi. KPicture1ể từ khi cha đi truyền giáo ở Bắc Kạn, rồi sau đó cha đến giúp tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Nà Phặc, tôi ít có dịp gặp ngài. Ngày Chúa nhật lễ Chúa Ba Ngôi vừa qua, tôi và hơn 60 anh chị em ở Tông đoàn Gioan Phaolô II cùng với nhóm Tông đồ giáo dân Thái Hà do cha Giuse Đỗ Đình Tư hướng dẫn đã đến thăm Đền ĐMHCG Nà Phặc. Quãng đường chỉ có hơn 200km, mặc dù đường mới làm, nhưng do nhiều đèo dốc nên chúng tôi phải mất gần 5 tiếng mới đến nơi. Đền ĐMHCG Nà Phặc nằm ngay trên Quốc lộ 3 gần với thị trấn. Vừa xuống xe đã thấy cha Giuse Nguyễn Văn Tĩnh – Bề trên Đền ĐMHCG Nà Phặc và chính xứ Bắc Kạn ra tận cửa đón và mời vào phòng khách. Điều ấn tượng với chúng tôi chính là Đền ĐMHCG mái lá đơn sơ. Cha Nguyễn Văn Thật phụ trách Đền nói: Ngôi nhà lá mấy chục mét vuông này dựng từ năm 2011, nhưng chính quyền đã cưỡng chế phá dỡ 3 lần. Năm 2014, họ cho dựng nhà tạm tức là không được lợp mái ngói, tường không được xây, kèo, cột không được làm mộng mà phải đóng đinh. Cũng không được dựng Thánh giá nhưng được viết chữ “Đền ĐMHCG Nà Phặc”.

Trong Đền có chừng 100 người H’Mông đang học hát bằng tiếng H’Mông. Cũng có màn hình điện tử để mọi người theo dõi. Cha Tĩnh cho biết, cả tỉnh Bắc Kạn  có hơn 1.200 giáo dân chủ yếu là người 5 dân tộc thiểu số, mà đông nhất là người H’Mông. Người H’Mông có thánh lễ riêng vào sáng Chúa nhật tại Nà Phặc. Để đến tham dự thánh lễ, có người phải đi gần 80 km. Ngoài thánh lễ cho người H’Mông, Người Dao cũng có thánh lễ vào ngày Thứ Bảy. Hơn nữa còn 4 giáo điểm được hai cha chia nhau đi phục vụ. Cha Tĩnh nói, Ngày Chủ nhật cha phải đi tới 170km để làm lễ. Phải đi đường rừng, trong đêm tối khá nguy hiểm. Nhưng cứ có thêm người gia nhập đạo là bao nhiêu mệt nhọc bay đi mất cả. Cha Tĩnh giới thiệu đoàn chúng tôi với cộng đoàn rồi vội đi làm lễ ở nơi khác. Hôm nay, thánh lễ cho người H’Mông do cha Thật chủ tế, cha Tư giảng và cha Thật dịch ra tiếng H’Mông. Trong bài giảng, Cha Tư nói: Tất cả anh chị em ở nơi đây là anh em với chúng tôi, vì cùng là con của Chúa Ba Ngôi trên trời. Cha vừa đi thăm Đất thánh và có ghé qua Biển Chết. Sở dĩ nó là Biển Chết, không sinh vật nào sống được trong lòng nó vì nó chỉ biết nhận các nguồn nước đổ vào nhưng không biết cho đi nên độ mặn của nước quá cao. Chúng tôi từ Hà Nội, được Chúa ban cho nhiều phúc lộc về sức khỏe, trí tuệ và cả của cải nữa. Nếu chúng tôi không biết chia sẻ cho anh chị em thì chúng tôi không phải là con cái Chúa và sẽ trở thành Biển Chết.

Trong Thánh lễ, lúc lên nhận phép lành, chúng tôi thấy có nhiều người lớn tuổi. Cha Thật cho biết hiện đang có chừng 70 người học đạo và nếu tiến triển tốt thì vào ngày 1 tháng 8 sắp tới sẽ rửa tội cho khoảng 50 người. Cũng là món quà mừng 10 năm Giám mục của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Bắc Ninh. Trong chương trình hè sắp tới, hai cha lo dạy giáo lý và kiến thức cho học sinh các cấp. Khóa đầu từ ngày 1 tháng 6 cho cấp 2-3 tại Bắc Kạn. Khóa tiếp cho học sinh cấp 1 ở Nà Phặc. Các cha phải lo tự chỗ ăn, học, nghỉ cho cả trăm đứa trẻ. Công việc này cũng khá vất vả.

Picture2Sau Thánh lễ, chúng tôi trao 100 suất quà cho bà con dự lễ. Cũng có đủ gạo, thực phẩm và cả chiếc màn trắng mới. Rồi bà con lại cùng chia sẻ bữa trưa với chúng tôi do mấy chị giáo dân chuẩn bị. Cũng là những thực phẩm núi rừng nhưng rất ngon và sạch. Được biết, Thứ bảy có khoảng 100 người ăn nhưng Chúa nhật phải 300 người dùng bữa.

Tôi tặng cha Thật cuốn sách nghiên cứu văn hóa Công giáo của tôi. Cha bảo, ở đây có 5 dân tộc mà mới có lễ tiếng H’Mông vì họ có chữ viết. Các dân tộc khác  mình rất cần người nghiên cứu về văn hóa và tiếng của họ để dịch kinh, Thánh kinh, bài hát. Bây giờ trẻ em đi học chỉ học tiếng Kinh, quên mất tiếng mẹ đẻ nhưng Giáo hội phải giúp họ duy trì ngôn ngữ và văn hóa của họ. Triển vọng truyền giáo ở đây rất lớn. Hiện còn khoảng 300 gia đình muốn trở lại đạo. Có nhà đông tới 24 nhân khẩu nhưng cũng có cản trở vì một ông hai bà. Bây giờ cần giúp khoảng 100 bàn thờ Chúa, mỗi chiếc khoảng 1-2 triệu. Tông đoàn chúng tôi nhận lời giúp cha khoản này.

Về công trình nhà thờ, cha Thật nói: trước kia không có tiền, nên các cha chỉ mua được 800m2, khi đã dựng nhà thờ lên thì có người bán cho thêm hơn 1000m2 nữa. Rồi mua thêm được 2ha bên kia suối. Năm 2016, địa phương lại gợi ý cho xây nhà thờ. Mình không có nhiều tiền, lúc đầu chỉ định xây 1 tầng thôi, nhưng khi đóng cọc, nền cứ lở xuống suối rồi nước dâng lên ngập cả nền. Vậy là chính quyền lại cho làm 2 tầng. Nhà thờ xây trên mặt bằng 400m2, tường cao 11m và tháp chuông cao 35m. Tất cả bản vẽ, rồi đôn đốc thi công đều do cha Thật làm cả. Giá cả vật liệu ở đây đắt đỏ gấp đôi so với ở dưới xuôi vì công chuyên chở. Do vậy, giáo xứ có tiền đến đâu làm đến đấy. Bây giờ công trình đã xong tầng 1 rồi, đang lên tường tầng 2. Ngày đặt móng nhà thờ, lãnh đạo của Tỉnh về chúc mừng và coi đó là công trình nhà thờ lớn nhất ở Tỉnh này.

Picture4Cha Thật dẫn chúng tôi xuống thăm tầng hầm và xem vật liệu cho ngôi nhà sàn đang được chuẩn bị. Cha nói, sau này Tông đoàn muốn lên đây tĩnh tâm cũng có nơi ăn nghỉ. Trong tầng hầm có hai cha con người thợ mộc đang bào gỗ. Hỏi thăm ra là anh Giuse Dương Văn Đình. Anh được rửa tội dịp Giáng sinh năm 2014 cùng 13 người H’Mông nữa. Dịp đó cha Giuse Nguyễn Văn Phượng đưa hơn chục giáo dân Thái Hà lên đỡ đầu cho các tân tòng. Anh Đình được ông Antôn Nguyễn Tiến Toàn đỡ đầu. Ông Toàn luôn quan tâm đến gia đình anh Đình. Khi thì giúp cho cái máy bơm nước, vừa rồi lại giúp cho cái máy bào. Bây giờ bố con anh Đình đang dùng máy bào đó phục vụ nhà thờ. Thấy anh Đình nhập đạo được quan tâm, nhiều người H’Mông cũng muốn học đạo Công giáo.

Đến giờ trở về Hà nội,  chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm với các cha rồi chia tay Nà Phặc để lên đường. Cha Thật ra tận cửa vẫy tay tiễn chúng tôi. Đi một đoạn, lại thấy cha gọi điện thoại là ngô luộc chín rồi, dừng xe chút có người đem cho, coi như quà của Đền ĐMHCG Nà Phặc. Người đi xe máy chở cả bao ngô nóng thơm phức đến. Ai cũng khen ngô ngọt và ngon.

Triết Giang

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết