Thái Lan: Tự do tôn giáo bị đe dọa với hiến pháp mới

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 07-05-2017 | 14:27:48

Chính quyền quân sự đã ban hành hiến pháp mới, trong khi các cuộc bầu cử dân chủ đã được lên kế hoạch vào cuối năm 2018. Giáo hội chọn cách tiếp cận theo khuynh hướng tối giản.

Hiến pháp mới sẽ làm suy yếu dần quyền tự do tôn giáo trong khi vị tân quốc vương gạt sang một bên hình bóng về một vị quốc vương ôn hòa và được nhiều người mến mộ của cha ông, để đảm nhận vai trò của một vị vua đầy uy quyền, sẵn sàng trừng trị những phần tử chống đối và những người chỉ trích mình mà không cần xét đến lòng trung thành đối với tổ quốc của họ. Đây chính là bối cảnh mà trong đó các Kitô hữu sống ở Thái Lan (chiếm khoảng 1% dân số 66 triệu người) trong một quốc gia vẫn còn theo chế độ quân chủ.

121443_VajiralongkornHôm 6/4 vừa qua, tân quốc vương Vajiralongkorn – vị vua lên ngôi vào ngày 1 tháng 12 năm 2016, một tháng rưỡi sau cái chết của cha ông là quốc vương Bhumipol – đã ký hiến pháp thứ 20 của Thái Lan. Hiến pháp, được các công dân bỏ phiếu vào 8 tháng trước, tuy nhiên đã được hoan nghênh bằng sự thờ ơ của công chúng, xác nhận chiều hướng chỉ huy bằng cách truyền lệnh đồng thời cho thấy kiểu lãnh đạo mà Vua Vajiralongkornin sẽ thực hiện trong triều đại của mình.

Theo một số nhà quan sát, hiến pháp mới có nguy cơ sẽ phá hoại sự hòa hợp tôn giáo trong nước vì một điều khoản yêu cầu chính phủ phải thúc đẩy Phật giáo Theravada – tôn giáo chính của quốc gia. Nhằm nâng cao mối bận tâm, đặc biệt là trong các cộng đồng tôn giáo thiểu số bào gồm các Kitô hữu và những người Hồi giáo, đó chính là khả năng áp dụng các luật báng bổ.

Điều 67 của Hiến pháp quy định: “Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn bất kỳ hình thức nào gây tổn hại hoặc đe doạ đối với Phật giáo, cùng với việc khuyến khích các Phật tử tham gia việc ban hành các biện pháp này”. Do đó, bất kỳ hành động nào được hiểu như là một mối đe dọa đối với Phật giáo, có thể bị nhà nước can thiệp và đàn áp.

Để tránh những vấn đề tiềm ẩn gây ra bởi cách giải thích khá nghiêm khắc của điều khoản này, Thủ tướng Chan-o-cha Prayut chính thức xác nhận rằng chính phủ “bảo vệ tất cả các tôn giáo đã được công nhận” và ủng hộ “tất cả các tín ngưỡng góp phần vào sự phát triển của đất nước “mà không vi phạm pháp luật và nguyên tắc đoàn kết dân tộc”.

Hiến pháp mới cần được tạo ra, một mặt, sự ổn định hơn cho một quốc gia vốn đang trong tình trạng bất ổn về chính trị trong hơn một thập niên. Các lực lượng quân đội đã can thiệp và bắt đầu cai trị đất nước sau khi một số chính quyền dân sự đã lãnh đạo quốc gia này từ năm 2008, khi ông trùm tư bản và đồng thời cũng là cựu thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra trốn khỏi đất nước và hiện đang bị giam giữ.

Chanthaburi-church-305Do đó, về cơ bản, Hiến pháp mới còn nhiều thiếu sót khi nó được phát triển dưới chế độ quân chủ vốn nắm quyền bằng một cuộc đảo chính vào năm 2014, và kết thúc, trên thực tế, là thời kì dân chủ nghị viện. Hiến pháp mới được thông qua gần đây không phát sinh từ con đường dân chủ và là kết quả của các nhóm và ủy ban được kiểm soát cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các tướng lĩnh. Một thời kì dân chủ mới có thể sẽ bắt đầu lại vào cuối năm 2018, khi các cuộc bầu cử mới đã được lên kế hoạch, miễn là chúng sẽ không bị trì hoãn, như đã xảy ra vài lần trong thời gian gần đây.

Trong khuôn khổ chính trị và xã hội này, Giáo hội Thái Lan đang chuẩn bị tổ chức kỷ niệm một sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo hội tại nước này: kỷ niệm 350 năm ngày thành lập Hạt đại diện Tông Tòa thống nhất Xiêm La (1669-2019), cái gọi là “Siam Mission” – tổ chức Công giáo đầu tiên của nước này. Theo giải thích của các Giám mục Thái Lan, 3 năm kể từ năm 2017 đến năm 2019 sẽ là cơ hội để “quay trở lại những nền tảng” đồng thời tái khám phá đức tin bằng cách cổ võ công cuộc loan báo Tin Mừng bắt đầu bằng việc trở thành những chứng nhân Phúc Âm trong các cộng đồng nhỏ”, luôn đề cao việc ưu tiên đối thoại liên tôn, nhất là với thế giới Phật giáo. Một phương pháp tiếp cận tối giản, vẫn còn là điều cần thiết để có thể cho phép việc chung sống hòa bình của các cộng đồng Công giáo, trong một bối cảnh mà những người đã được rửa tội chỉ là một cộng đồng thiểu số, với tổng cộng khoảng 350.000 tín hữu.

Peter Watchkin – một linh mục tại Bangkok, giải thích: “Chúng tôi đang tìm kiếm những cách thế mới để có thể cụ thể hóa Tin Mừng trong nước cũng như sống tinh thần Tin Mừng ấy nơi xã hội, nơi nền kinh tế, chính trị, đồng thời góp phần vào công ích chung của cả dân tộc”. Linh mục Watchkin cũng chỉ ra rằng mục đích chủ yếu đó chính là “cùng hiện diện, thận trọng trong việc chăm sóc mục vụ, thi hành sứ vụ đối với những người đã được rửa tội bằng cách trở nên những chứng nhân đức tin”.

Giáo hội Công giáo nhắc lại rằng Giáo hội không đưa ra quan điểm về đời sống chính trị của đất nước, luôn luôn cởi mở đối thoại và mong muốn tự do tôn giáo cần thiết để thực hiện các hoạt động thờ phượng, mục vụ, các hoạt động từ thiện và xã hội và việc quản lý các cơ sở giáo dục, góp phần vào công ích chung của cả dân tộc. Với quan điểm này, Giáo hội cuối cùng có thể thi hành sứ vụ của mình trong một khuôn khổ thể chế với việc ít đảm bảo hơn về vấn đề tự do và đa nguyên, bảo vệ việc quản lý các bí tích và công cuộc cứu độ các linh hồn.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết