Thái Hà: Nghi thức gia nhập và Thánh lễ cầu nguyện cho Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế

50 anh chị em đã gia nhập Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế qua nghi thức gia nhập sau Thánh lễ lúc 18 giờ 30, Thứ Hai, ngày 21/10 tại Nhà thờ Thái Hà.

Thánh lễ do cha Đaminh Nguyễn Đức Thông, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam chủ sự, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Cố vấn Tỉnh, phụ trách Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế tại Việt Nam chia sẻ Lời Chúa. Cùng đồng tế với cha Đaminh có cha Bề trên và quý cha quý thầy thuộc Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và các cộng đoàn khác.

Sau Thánh lễ, cha Đaminh Nguyễn Đức Thông đã chủ sự nghi thức gia nhập cho 50 anh chị em giáo dân tham gia Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế. Trong số 50 anh chị em, có 42 anh chị em thuộc nhóm Thừa sai giáo dân tại Thái Hà và 8 anh chị em thuộc nhóm Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế tại Phú Tảo, Hải Dương.

Bắt đầu nghi thức gia nhập, cha Giuse Hồ Đắc Tâm đã giới thiệu và cắt nghĩa cách ngắn gọn về Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế. Ngài cho biết: “Tổng Công Hội 21 của Dòng Chúa Cứu Thế diễn ra vào năm 1991 đã quyết định thành lập Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế, nhằm bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc hợp tác với giáo dân trên nền tảng cộng sự. Điều này tạo điều kiện để giáo dân có thể tham dự cách tích cực vào đời sống thừa sai, chia sẻ cách tích vực vào những hoạt động tông đồ, chia sẻ tinh thần và linh đạo của Dòng.” Qua việc gia nhập Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế, những anh chị em này sẽ gắn bó hơn với Dòng Chúa Cứu Thế qua linh đạo và sứ vụ của Hội Dòng. Họ có thể ra đi loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh, ơn gọi của một giáo dân theo tinh thần và đặc sủng Dòng Chúa Cứu Thế.

Nghi thức gia nhập có việc thẩm vấn và nói lên ước nguyện của quý ông bà gia nhập: “Để cộng tác tích cực vào sứ mạng loan báo Tin Mừng cho người nghèo, theo tinh thần Dòng Chúa Cứu Thế; chúng con xin gia nhập và sai đi như những thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế.”

Được biết, trước khi chính thức gia nhập Thừa sai giáo dân Chúa Cứu Thế, những anh chị em này đã được đào luyện về Giáo lý, Kinh Thánh cũng như linh đạo, đặc sủng, lịch sử và hiến pháp của Dòng. Thời gian đào luyện kéo dài từ 2 năm đến 4 năm…

(Nguồn: https://nhathothaiha.net/thai-ha-nghi-thuc-gia-nhap-va-thanh-le-cau-nguyen-cho-thua-sai-giao-dan-chua-cuu-the/)

8R3A28858R3A29278R3A29898R3A29528R3A30798R3A3143

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết