
ĐTC Phanxicô chào đón Nữ tu Rita Mboshu Kongo, một nhà thần học và là thành viên của Dòng Con Đức Mẹ, trong một Thánh lễ dành cho cộng đồng Công giáo Congo tại Rome tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vatican ngày 1 tháng 12 năm 2019. Trong Thánh lễ có các yếu tố văn hóa Congo (Ảnh: CNS / Truyền thông Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô coi “sự đơn sắc nam tính” trong sự lãnh đạo và ảnh hưởng trong Giáo hội Công giáo như là “một khiếm khuyết, một sự mất cân bằng” vốn gây tổn hại cho chính Giáo hội và sứ mạng loan báo Tin Mừng cho thế giới, theo nội dung một bài xã luận được đăng trên tạp chí Vatican.
“Phụ nữ và Đức Phanxicô” là chủ đề của ấn bản tháng 1 năm 2020 về “Phụ nữ-Giáo hội-Thế giới “, phần phụ lục hàng tháng trên tờ L’Osservatore Romano. Ấn bản được phát hành vào ngày 28 tháng 12 năm 2019.
Tạp chí dài 24 trang mở đầu với bài viết “Sự cấp bách của việc vượt qua một Giáo hội đơn sắc”, một bài viết của tác giả Stefania Falasca, phóng viên của Vatican cho tờ nhật báo ‘Avvenire’ của các Giám mục Ý.
Trích dẫn những phát biểu lặp đi lặp lại của ĐTC Phanxicô về Giáo hội “trở nên nữ tính” và về việc Giáo hội không thể là chính mình nếu không có sự hiện diện, sứ vụ, sự tham gia và tầm nhìn của phụ nữ, bà Falasca lập luận rằng đối với ĐTC Phanxicô, vấn đề về phụ nữ và Giáo hội trở thành tọng tâm trong tầm nhìn của một người về Giáo hội và ý nghĩa của việc nói Giáo hội là một sự hiệp thông.
Vào năm 1959, Đức Giám mục Leon Uriarte Bengoa Địa phận San Ramon, Peru, đã đề nghị Công đồng Vatican II sắp diễn ra vào lúc đó thảo luận về việc khôi phục chức Phó tế vĩnh viễn và việc thiết lập “các nữ Phó tế”, theo một bài báo trên tạp chí của tác giả Serena Noceti, một giáo sư tại một trường Thần học Công giáo ở Florence, Ý. Tác giả Serena Noceti cho biết rằng Đức Giám mục Uricarte đã trích dẫn một nhu cầu cần phải có thêm các thừa tác viên có chức Thánh để rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích tại những vùng xa xôi trên thế giới.
Vấn đề này một lần nữa đã được đề cập tại Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon tháng 10, bà Noceti lưu ý.
“Trong khi việc bảo vệ tính tông truyền của đức tin”, bà Noceti viết, “sự cứu rỗi linh hồn và sự tốt lành của Giáo hội” thường dẫn đến những thay đổi, bao gồm những thay đổi trong các hình thức mục vụ và sự hiểu biết thần học về chúng”.
“Trong khuôn khổ tầm nhìn về các Thừa tác viên có chức Thánh do Công đồng Vatican II trao tặng, thần học có hệ thống ngày nay được mời gọi để đánh giá khả năng phong chức Phó tế cho phụ nữ”, bà Noceti nói.
Trong một bài viết khác, Marinella Perroni, một học giả Kinh Thánh tại Đại học Giáo hoàng St. Anselm tại Rome, đã lưu ý về việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ rằng phụ nữ không chỉ đơn giản là cần có thêm “các chức vụ” trong Giáo hội, nhưng Giáo hội cần có một “khoa thần học về phụ nữ”.
Bà Marinella Perroni cho biết nếu như bà có cơ hội thảo luận vấn đề này với ĐTC Phanxicô, bà sẽ chỉ ra thực tế rằng, trong suốt lịch sử, các nhà thần học nam – từ Tertullian cho đến Thánh Gioan Phaolô II – đều đã nói về phụ nữ.
“Ngoài ra, hơn một lần có người thậm chí còn đề nghị dành một Thượng Hội đồng Giám mục cho chủ đề về phụ nữ”, bà Marinella Perroni nói, đồng thời thừa nhận rằng bà và nhiều người khác nghĩ rằng đó sẽ là một ý tưởng tồi.
“Liệu đó không phải là cuộc di cư không thể ngăn cản – im lặng trong đau đớn – của nhiều phụ nữ đã rời bỏ Giáo hội trong vài năm qua là một từ mạnh mẽ, một tiếng kêu mà phụ nữ đã phát động bởi vì họ không muốn mọi người tiếp tục nói về họ, nhưng muốn được lắng nghe?”, bà Perroni nói.
Trong Giáo hội, bà Perroni nói, tất cả mọi người đều có một vai trò khác nhau và những món quà khác nhau, nhưng tất cả những người đã được rửa tội đều là thành viên của Giáo hội và có quyền bình đẳng để chia sẻ điều đó với cộng đồng rộng lớn hơn mà không một nhóm nào là “chủ thể” của cuộc trò chuyện và nhóm khác là “đối tượng” của nó.
Minh Tuệ (theo America)