Với việc lựa chọn ông Joachim von Braun trong vai trò là tân Giám đốc Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học, ĐTC Phanxicô đã chỉ ra rằng, Ngài muốn cơ quan này giữ một vai trò tích cực hơn trong việc tìm ra những giải pháp cho các vấn đề trên toàn cầu chẳng hạn như chấm dứt đói nghèo và cứu vãn môi trường.
Tân Giám đốc Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học là sự lựa chọn tất nhiên của ĐTC Phanxicô.
Ngài đã để lại dấu ấn trên một cơ quan khác của Vatican, với việc bổ nhiệm tân Giám đốc Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học: Một người nổi tiếng vì công việc liên quan đến lĩnh vực phát triển bền vững và an ninh lương thực hơn trong phòng thí nghiệm.
Giáo sư Joachim von Braun, người Đức, từng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển (ZEF, dựa trên từ viết tắt tiếng Đức) và đồng thời cũng là giáo sư về kinh tế và đổi mới công nghệ tại Đại học Bonn.
Trước khi đảm nhận vị trí hiện tại, ông giữ chức vụ giám đốc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) có trụ sở tại Washington.
Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học được coi là một trong những tổ chức có uy tín nhất trên thế giới về khoa học, và nhiều người đã từng đoạt giải Nobel – trong đó có những tên tuổi như Max Planck, Otto Hahn, Niels Bohr và Erwin Schrödinger – đã từng là thành viên. Tư cách thành viên luôn luôn được mở rộng đối với những người không Công giáo và thậm chí là những người không có niềm tin tôn giáo.
Hàn Lâm Viện này được chính thức thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm 1936, mặc dù nó chính là sự kế thừa từ một tổ chức lâu đời hơn – ‘Accademia dei Lincei’ – được thành lập vào năm 1603 và trong số các thành viên là khoa học gia Galileo.
Mặc dù Hàn Lâm Viện này thường thảo luận các chủ đề nóng bỏng chẳng hạn như đạo đức và chính trị của khoa học, nhận thức luận và đạo đức sinh học, nhưng các cuộc thảo luận thường không nằm trong các trang báo và thậm chí là cả trên các trang báo chí Công giáo.
Việc được gia nhập Hàn Lâm Viện Khoa học là một điều gì đó về uy tín của việc được trở thành một thành viên, chứ không phải là các bài báo học thuật và những kết luận được đưa ra trong các cuộc họp của họ.
Kể từ cuộc bầu cử của ĐTC Phanxicô, người đã luôn luôn phản đối một Giáo hội “tự xem mình là điểm tham chiếu”, điều này đã bắt đầu thay đổi.
Ngay sau khi ĐTC Phanxicô trở thành Giáo Hoàng, Hàn Lâm Viện Khoa học đã bắt đầu đồng tài trợ cho các hội nghị khác nhau cùng với Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội về các chủ đề như biến đổi khí hậu và nạn buôn người.
Hai cơ quan này cùng có chung một vị Chưởng ấn, Đức Giám mục Argentina Marcelo Sanchez Sorondo, và Ngài được coi là người tiên phong trong việc đưa Hàn Lâm viện Khoa học tham gia vào nhhững chủ đề mà trước đây có thể được coi là quá gây tranh cãi, hoặc thậm chí là vượt quá thẩm quyền của nó.
Giáo sư Von Braun chính là một sự lựa chọn lý tưởng để tiếp tục theo đuổi cùng một con đường, một vai trò mà ông có vẻ hứng thú.
“Đây chính là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học để giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân loại ngày nay, và đồng thời cố gắng giải quyết chúng một cách thích hợp”, giáo sư Von Braun phát biểu với Vatican Radio.
Giáo sư Von Braun cho biết những vấn đề có liên quan đó chính là đói nghèo, bất bình đẳng, và bất công; và đặc biệt là sự tàn phá đối với môi trường và tự nhiên.
“Hàn Lâm Viện đã rất tích cực đối với những chủ đề này và chắc chắn sẽ tích cực hơn nữa trong tương lai”, ông Von Braun cho biết.
“Chủ đề về đói nghèo và môi trường bền vững chính là nơi tôi muốn tập trung với tư cách là Giám đốc Hàn Lâm Viện, trong việc hợp tác với các đồng nghiệp của tôi tại Hàn Lâm Viện”, ông Von Braun cũng cho biết thêm rằng “các hội viên Hàn Lâm Viện đến từ nhiều lĩnh vực kinh nghiệm về khoa học khác nhau có thể nhìn những vấn đề này theo những cách thức mới và đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục”.
Việc dẫn đầu những nỗ lực liên ngành như vậy không phải là một nhiệm vụ mới đối với Giáo sư Von Braun: Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) có nhiệm vụ chấm dứt tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng trên toàn thế giới và sử dụng các nguyên tắc khác nhau – chẳng hạn như: kinh tế, khoa học nông nghiệp, y học, và các vấn đề khác – nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau vốn có thể ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.
Trung tâm nghiên cứu phát triển (ZEF), hiện tại do Giáo sư Von Braun đứng đầu – và trước đây từng là giám đốc sáng lập – đã thu hút cả các nhà khoa học tự nhiên lẫn các nhà khoa học xã hội để tìm kiếm các giải pháp dựa trên khoa học cho những vấn đề dựa trên sự phát triển.
Giáo sư Von Braun đã trải qua sự nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho nạn đói kém, tình trạng kém phát triển và đói nghèo ở nông thôn, trong khi các vị Giám đốc trước đây của Hàn Lâm Viện này thường đến từ các nghành khoa học “cứng nhắc” về truyền thống, chẳng hạn như: sinh học, vật lý và hóa học. Giám đốc sắp mãn nhiệm, ông Werner Arber, là một nhà vi sinh vật học đã từng đoạt giải Nobel Y học.
Trên thực tế, lĩnh vực của Giáo sư Von Braun – kinh tế nông nghiệp – nằm ở giao lộ của các nghành khoa học cứng nhắc và các nghành khoa học xã hội, có nghĩa là ông sẽ phải hòa hợp với việc hợp tác cùng với Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, vốn đã trở thành công việc thường lệ dưới Triều đại Giáo Hoàng này.
Giáo sư Von Braun cũng cảm thấy thoải mái khi ở bên các nhà vận động và những người làm rung chuyển trong thế giới chính trị, đang phục vụ với tư cách là chủ tịch hội đồng kinh tế sinh học của chính phủ Đức, cũng như đang phục vụ các nhóm tư vấn quốc tế khác nhau và tham gia thường xuyên tại các hội nghị khác do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.
Ông thậm chí còn là diễn giả tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức tại Davos, một hiệp hội chủ yếu dành cho những người giàu có và quyền lực.
Cũng giống như người tiền nhiệm Arber của mình, Giáo sư Von Braun cũng là một người theo đạo Tin Lành, vị tân Giám đốc này đã chứng minh “cách tiếp cận độc lập và hiện đại” của Vatican trong việc lựa chọn người đứng đầu của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học.
Nó cũng phù hợp với sự nhấn mạnh của ĐTC Phanxicô về sự cam kết và đối thoại giữa Giáo hội và thế giới, và vai trò mà Ngài nhận thấy các Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng đang nắm giữ trong cuộc đối thoại này đang bắt đầu hình thành.
Các Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng – một nhóm gồm 10 tổ chức bao gồm nhiều chủ đề từ Thánh Mẫu Học cho đến việc nghiên cứu tiếng Latinh – từ lâu đã được biết đến trong danh sách của ĐTC Phanxicô đối với các văn phòng của Vatican cần được cải cách.
Họ từ lâu đã trở thành những các thể bất thường, với một số – chẳng hạn như Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học và Khoa học Xã hội – có uy tín quốc tế vượt khỏi những giới hạn của Giáo hội và các tổ chức khác – chẳng hạn như Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Mỹ thuật và ‘Cultorum Martyrum’ – hiện đang tồn tại trong thế giới riêng của những tổ chức này, rất ít ai tại Rôma biết họ đang làm gì.
ĐTC Phanxicô đã dành rất nhiều sự chú ý và hỗ trợ đối với Hàn Lâm Viện về Khoa học Xã hội, đặc biệt là trong việc chống lại nạn buôn người; và với việc bổ nhiệm ông Von Braun, ĐTC Phanxicô đã đặt ứng cử viên của mình trở thành người đứng đầu Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học.
Chỉ trong tuần trước, ĐTC Phanxicô đã hoàn tất cuộc cải tổ hoàn toàn đối với Học viện Giáo Hoàng về Sự Sống của Vatican, bổ nhiệm những thành viên không phải Công giáo và thậm chí những thành viên không tuân theo Giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề liên quan đến sự sống, trong một nỗ lực nhằm “xây dựng sự đồng thuận” với những người khác.
ĐTC Phanxicô dường như muốn các Học Viện này là những nơi mà những người có thành tâm thiện chí có thể gặp gỡ nhau và tìm ra những giải pháp cho những mối bận tâm chung, đồng thời có thể đồng ý hoặc không đồng ý đối với những quan điểm của những người khác.
Các Học Viện khác có thể không may mắn để có được những sự thay đổi về diện mạo như vậy.
Nhiều Học Viện có các chức năng chồng chéo với các cơ quan khác của Vatican, thậm chí ngay cả các Học Viện Giáo Hoàng khác: Có cả Học viện Thần học, và Học viện Thánh Tooma mà không có tổ Học viện nào có uy tín như Ủy ban Thần học Quốc tế của Vatican.
Một số còn là những vết tích của Tòa Thánh (Papal States).
Chẳng hạn như, Học viện về Khảo cổ học La mã trong nhiều năm đã làm việc để bảo vệ các tòa nhà cổ tại Rôma khi các vị Giáo Hoàng là những nhà cầm quyền thế tục. Hiện tại nhà nước Ý đảm nhận chức năng đó, và có cả Uỷ ban Giáo Hoàng về Khảo cổ học và Học Viện Giáo Hoàng về Nghiên cứu Khảo cổ học Kitô giáo (một viện giáo dục có cấp bằng) giải quyết những vấn đề về khảo cổ học có liên quan đến Giáo hội trong thành phố.
Có thể lập luận rằng học viện vẫn tồn tại vì một lý do: Nó đã luôn tồn tại.
Minh Tuệ (theo CRUX)