Tầm nhìn của Giáo hội Công giáo đối với việc cải cách nhập cư

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 21-06-2018 | 05:37:46

Một người phụ nữ Honduras chia sẻ rằng các nhà chức trách di trú liên bang đã cướp đứa con gái ra khỏi vòng tay của chị khi chị đang cho đứa trẻ bú sữa. Khi chị chìa tay cố với lấy đứa con gái của mình, chị cho biết rằng chị dã bị còng tay; chị đã đứng bất lực khi đứa con gái của mình bị đưa đi.

Người phụ nữ đã bị giam giữ trong một trại giam – một nhà tù – ở Texas. Chị đang phải chờ đợi để bị truy tố vì tội nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.

Câu chuyện của chị, nếu đúng, quả thực hết sức đau lòng. Nó đang kêu gào công lý.

Người Công giáo nhìn thấy nơi tất cả những bà mẹ đang cho con bú biểu tượng của người Mẹ của mỗi người chúng ta, Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã chăm sóc Hài Nhi Giêsu với bầu sữa của mình.

Chúng ta nhìn thấy nơi mối dây liên kết giữa các bà mẹ và con cái của họ một lời nhắc nhở về tình yêu trao ban sự sống của Thiên Chúa, và phương tiện đầu tiên mà qua đó tình yêu của Thiên Chúa đem đến cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta và bảo vệ chúng ta.

“Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn” (Tv 22, 10).

Chúng ta không biết chuyện gì đã xảy ra sau khi bé gái người Honduras bị bắt ra khỏi vòng tay của mẹ nó.

Chúng ta không biết liệu đứa bé ấy có được đưa đến một trung tâm giam giữ hay không, cùng với hàng trăm đứa trẻ khác đã bị tách khỏi những người là cha mẹ nhập cư của chúng. Chúng ta không biết liệu đứa bé ấy có bị trói ngồi trên ghế xe hơi hay không, hoặc là khóc thét đòi mẹ, gần những đứa trẻ lớn, những đứa trẻ tự khóc khi ngủ trên những tấm thảm tập thể dục trải rộng trên sàn nhà, phía sau hàng rào dây xích.

Chúng ta biết rằng các chính sách vốn chia tách trẻ em khỏi cha mẹ di cư của chúng một cách bừa bãi ở biên giới quốc gia của chúng ta vi phạm chủ quyền thiêng liêng của các gia đình. Những hành động ấy cần phải được ngăn chặn.

Nhưng không đủ để lên án việc đối xử với một người mẹ bị tách khỏi đứa con của mình mà thay vào đó không chất vấn về việc điều gì sẽ xảy ra. Thật không may, đã có quá ít giải pháp được đề xuất nhằm giải quyết một vấn đề thực sự: làm thế nào danh tính của các thành viên gia đình được xác minh tại biên giới, để đảm bảo rằng trẻ em không bị buôn bán? Vấn đề đó cần bàn nhiều hơn về vấn đề luân lý. Nó cần một giải pháp thực sự.

Việc kêu gọi chấm dứt việc chia tách các gia đình tại biên giới cũng không đủ nếu không chất vấn về việc điều gì đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo này, và hình thức cải cách nào thực sự sẽ tạo nên một sự khác biệt.

Vì lý do đó, bất kể họ phản đối như thế nào, người Công giáo cần phải nỗ lực để triển khai việc cải cách nhập cư toàn diện bắt nguồn từ các nguyên tắc về công lý. Chỉ có việc cải cách nghiêm túc, vốn tạo ra một hệ thống bảo vệ an ninh và quyền di cư, sẽ chấm dứt các cuộc khủng hoảng nhân đạo tại biên giới, các vụ bắt giữ và trục xuất hàng loạt, cũng như cái chết của những người di cư băng qua sa mạc.

Trong số các nguyên tắc của Giáo huấn xã hội Công giáo đó chính là năm nguyên tắc dường như có liên quan đặc biệt đến chính sách nhập cư: các quốc gia đó có quyền đối với vấn đề an ninh; các gia đình có quyền di cư vì sự an toàn, tự do, hay cơ hội kinh tế; công lý đòi buộc các quốc gia có thể tiếp nhận những người nhập cư mà không gây tổn hại đến quyền lợi đối với các công dân họ; các quốc gia giàu có và ổn định phải hỗ trợ các nước nghèo và không ổn định; và gia đình là hết sức thiêng liêng, có chủ quyền và đứng trước nhà nước.

Hoa Kỳ có quyền đảm bảo an ninh: những khu vực biên giới có nhiều lỗ hổng, không an toàn và không kiểm soát được sẽ gây ra một sự bất công đối với những người vượt biên và đối với công dân của quốc gia chúng ta.

Hoa Kỳ cũng có quyền kêu gọi các quốc gia Trung và Nam Mỹ cải cách nền kinh tế của họ và đồng thời dập tắt bạo lực và tình trạng hỗn loạn vốn thúc đẩy việc di cư. Hoa Kỳ có các phương tiện, và nghĩa vụ, để giúp các quốc gia đó nỗ lực làm việc cho sự ổn định, và để kêu gọi họ chịu trách nhiệm khi họ không làm như vậy.

March_for_Immigrants_Credit_Krista_Kennell_Shutterstock_cnaNhưng Hoa Kỳ cũng có khả năng tiếp nhận nhiều người nhập cư một cách hợp pháp hơn chúng ta thực hiện hiện nay. Chúng ta đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động vốn sẽ không được giải quyết bởi những hạn chế và hạn ngạch mà chúng ta hiện đang đặt lên vấn đề nhập cư, hoặc bởi những quy trình phức tạp vốn làm cho thời gian chờ đợi đối với việc di cư hợp pháp dài hơn thời gian sống của một người. Và lao động nhập khẩu cũng mở rộng cơ sở thuế và cơ sở tiêu dùng nội địa của chúng ta. Những lợi ích này lớn hơn những chi phí – được đo lường trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội – kết hợp với việc gia tăng nhập cư.

Ngoài những lý do kinh tế đối với việc khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn để đến đất nước này đó là những lý do về luân lý. Chúng tôi là một quốc gia giàu có và an toàn. Những người nghèo, từ các nước nghèo, có quyền di cư vì cơ hội công việc và vấn đề an ninh. Sự giàu có và an toàn của chúng ta sẽ không bị tổn hại nghiêm trọng bởi sự xuất hiện của họ. Đây không phải là vấn đề về lòng nhân ái. Đó là một vấn đề liên quan đến công lý. “Tất cả tiền của mà bạn đã tích trữ”, Thánh Basil Cả viết vào thế kỷ thứ tư, “đều thuộc về người nghèo”.

Năm 1948, Đức Giáo hoàng Piô XII đã viết thư cho các giám mục Hoa Kỳ. Đức Piô XII cho biết rằng Ngài vô cùng “bận tâm” và theo dõi với “một sự quan tâm lo lắng …với những người bị cưỡng đoạt bởi các cuộc cách mạng ở chính đất nước của họ, hoặc do tình trạng thất nghiệp hoặc đói kém rời bỏ quê hương xứ sở của mình và sinh sống ở nước ngoài”.

“Bản thân luật tự nhiên, ít nhất cũng là sự cống hiến cho nhân loại, thúc giục rằng những hành lang di cư phải được mở ra cho những người này”, Đức Piô XII viết. “Vì Đấng Tạo Hóa của vũ trụ đã tạo dựng nên tất cả những điều tốt đẹp chủ yếu là vì lợi ích của tất cả mọi người. Bởi vì đất đai ở khắp mọi nơi cung cấp khả năng hỗ trợ một số lượng lớn người dân, chủ quyền của quốc gia, mặc dù nó phải được tôn trọng, không thể được phóng đại đến mức việc tiếp cận với vùng đất này, vì những lý do không đầy đủ hoặc không thể biện minh, lại bị từ chối đối với những người thiếu thốn đến từ các quốc gia khác, tất nhiên, sự giàu có của công chúng, được xem xét một cách rất cẩn thận, không cấm điều này”.

Bảy mươi năm sau, những lời của Đức Giáo Hoàng Piô XII hiện vẫn còn chính xác, và cực kì quan trọng. Hoa Kỳ cần một chương trình cải cách nhập cư vốn công nhận nghĩa vụ luân lý của chúng ta nhằm cho phép sự tham gia rộng lớn hơn vào nền kinh tế của chúng ta. Người Công giáo phải dẫn đường tới cuộc cải cách này.

Chúng ta không thể tích trữ sự thịnh vượng của chúng ta. Chúng ta không thể phóng đại chủ quyền quốc gia của chúng ta. Đất đai của chúng ta, công việc của chúng ta, sự thịnh vượng của chúng ta tồn tại chủ yếu vì lợi ích của tất cả mọi người. Thiên Chúa đã không tạo dựng nên vùng đất nơi mà chúng ta đang sinh sống, hoặc chúc phúc cho đất nước mà chúng ta gọi là quê hương, để chúng ta có thể sống trong một sự an ninh thoải mái trong khi có rất nhiều người đang bên ngoài cửa nhà chúng ta lại phải đang chịu đựng cảnh bạo lực, hỗn loạn và đói kém.

Quy tắc của các vấn đề pháp luật – quả là không hợp lý hoặc an toàn khi mong đợi rằng việc vi phạm pháp luật ở biên giới sẽ tiếp tục không suy giảm hoặc không được chú ý. Nhưng sự công bằng của luật pháp của chúng ta cũng cosl iên quan: không ai có thể kêu gọi những người nhập cư tuân thủ luật pháp của quốc gia chúng ta mà không chắc chắn rằng những luật đó là công bằng. Luật pháp của chúng ta, được đo lường theo các tiêu chí của Giáo Hội, là không công bằng.

Việc cải cách nhập cư toàn diện sẽ cần phải tốn một khoảng thời gian dài sắp tới. Nó sẽ đòi hỏi nghệ thuật quản lý của nhà nước, một sự xem xét tỉnh táo và phân tích nghiêm túc – đây không phải là những điều chúng ta mong đợi từ các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta. Cả hai bên đều có những ghi nhận đáng trách về vấn đề này cho thấy nhiệm vụ của chúng ta khó khăn như thế nào. Nhưng chúng ta phải làm việc cho công lý.

Trong khi chờ đợi, chúng ta cần nhấn mạnh rằng chủ quyền của gia đình cần phải được tôn trọng. Có những lúc cha mẹ và con cái nên được tách biệt ra – khi cha mẹ ngược đãi hoặc bỏ bê, hoặc khi họ đặt ra mối nguy hiểm cho con cái của họ hoặc những người khác. Những người trưởng thành vào nước này cùng với trẻ em cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng – vì lợi ích của trẻ em, chúng ta nên đảm bảo rằng những người lớn đó phải thực sự là cha mẹ của chúng để trẻ em không bị buôn bán hoặc bị lạm dụng. Nhưng chúng ta cần phải làm điều này mà không cần phải tách biệt trẻ em khỏi vòng tay của các bà mẹ của chúng, hoặc chuyển những đứa trẻ mới chập chững biết đi vào  sống trong các cơ sở giam giữ.

Việc lợi dụng cách ly gia đình như là một rào cản đối với vấn đề di cư chính là một sự bất công không thể chấp nhận và đáng khinh bỉ.

“Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse”, Đức Pius XII viết, “từng phải sống lưu vong ở Ai Cập để thoát khỏi cơn thịnh nộ của một vị vua gian ác, chính là hình mẫu và Đấng bảo vệ của tất cả những người di cư, những kẻ ngoại kiều và những người tị nạn dưới mọi hình thức, những người đã bị ép buộc bởi sự sợ hãi để rồi bị buộc phải rời khỏi quê hương xứ sở, rời bỏ cha mẹ và những người thân yêu, cũng như những bạn bè thân thiết của mình, và tìm đến những mảnh đất nơi xứ người”.

Người Công giáo được mời gọi để làm việc cho công lý cho người phụ nữ Honduras và đứa con gái của chị, đã bị tách biệt khỏi tình mẫu tử. Chúng ta cũng được mời gọi để nỗ lực làm việc vì một hệ thống nhập cư công bằng đối với đất nước này, để trở thành những người kiến tạo xã hội và những người bảo vệ người khác. Chúng ta cũng được mời gọi, giống như Đức Maria và Thánh Giuse, trở nên những người bảo vệ những người di cư, những người ngoại kiều, và những người tị nạn, đặc biệt là những người đang khát khao tìm kiếm hòa bình.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết