Talitha Kum: Các Nữ tu trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ hiện đại

Hiệp hội Quốc tế các vị Bề trên Tổng Quyền (UISG) đã tổ chức một cuộc hội thảo vào hôm thứ Hai 3/12 về những nỗ lực mà các Nữ tu đang thực hiện chống lại các hình thức nô lệ hiện đại cũng như nạn buôn người ở Tiểu vùng Sahara châu Phi.

Talitha Kum tại châu Phi: ‘Các Nữ tu lãnh đạo chống chế độ nô lệ hiện đại’ chính là chủ đề của một cuộc hội thảo được tổ chức bởi Hiệp hội Quốc tế các vị Bề trên Tổng Quyền (UISG) vào sáng thứ Hai 3/12 vừa qua tại Rome. Sơ Gabriella Bottani, Điều phối viên quốc tế của Talitha Kum, đã tham gia sự kiện cùng với Tiến sĩ Flaminia Vola, thuộc Ủy ban Di dân và Tị nạn trực thuộc Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, và các vị Đại sứ Ireland và Anh tại Tòa Thánh.cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (1)

Talitha Kum

Vì hàng triệu người bị mắc kẹt trong nạn buôn người và các hình thức nô lệ hiện đại, chúng ta được nhắc nhở về một hình thức hiện đại của việc chờ đợi khi mùa của Mùa Vọng bắt đầu. Vì vậy, cuộc hội thảo đã được giới thiệu bởi Sơ Sally Hodgdon, CSJ, Phó Chủ tịch UISG. Talitha Kum, một mạng lưới gồm 22 mạng lưới bao gồm các nữ tu hoạt động tại 76 quốc gia đang tạo nên một sự khác biệt, Sơ Sally nói. Các Nữ tu này mang lại tinh thần hy vọng của Mùa Vọng – hy vọng giải thoát đối với các nạn nhân của nạn buôn người và chế độ nô lệ. Trung Đông và châu Phi là hai khu vực trên thế giới mà trong đó Talitha Kum tập trung phần lớn các nỗ lực của mình.

Tòa Thánh

Đại diện cho Tòa Thánh, Tiến sĩ Flaminia Vola đã đưa ra một phác thảo về những hướng dẫn mục vụ hiện đang được triển khai trong Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện. Tiến sĩ Flaminia Vola đã nhấn mạnh cam kết của ĐTC Phanxicô đối với nạn buôn bán người, đặc biệt là sự kết nối của nó với tội phạm có tổ chức. Đó không chỉ là một tội ác, Tiến sĩ Flaminia Vola nói, đó cũng là một trọng, một tội vốn bóc lột con người và tước đoạt căn tính của họ. Để xóa bỏ nạn buôn người, xã hội cần phải thay đổi bởi vì tội ác này tồn tại do một thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tiến sĩ Vola tiếp tục cho biết rằng có một sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận hiện tượng này. Điều này đi đôi với sự thiếu hiểu biết chung về bản chất của nó cũng như về mức độ rộng lớn của nó. Cuối cùng, Tiến sĩ Vola lưu ý rằng sự hợp tác giữa các tổ chức quốc gia và quốc tế là vô cùng cần thiết nhằm chấm dứt nạn buôn người.

Nạn buôn người ở tiểu vùng Sahara châu Phi

Sơ Gabriella Bottani, là Điều phối viên quốc tế của Talitha Kum trong 4 năm qua. Sơ Bottani đã dành tháng 11 để thăm các mạng lưới Talitha Kum ở Cameroon và Burkino Faso. Ở đó, nữ tu Bottani đã học hỏi trực tiếp từ các chị em nữ tu khác về những nỗ lực của họ trong việc giúp đỡ các nạn nhân của nhiều hình thức buôn người khác nhau: lao động cưỡng bức (thủ công và trong nước), bóc lột tình dục, hôn nhân cưỡng bức, lính trẻ em, ăn xin cưỡng bức và mổ cắp nội tạng. Sơ Bottani cho biết rằng các Nữ tu đang nỗ lực làm việc trực tiếp với những nạn nhân muốn trở về nhà một khi họ đã được trả tự do từ những kẻ buôn người ở Libya. Nhiều người trong số họ, Sơ Bottani nói, vẫn còn mang những vết thương từ sự tra tấn mà họ phải chịu đựng. Những lợi ích mà Talitha Kum mang lại đó chính là nó hoạt động như một mạng lưới với các chị em nữ tu quen thuộc với cách thức hoạt động ở cấp địa phương. Những vấn đề ưu tiên của Talitha Kum tập trung vào các lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo nghề (bao gồm học bổng cho những nạn nhân sống sót của nạn buôn người), tái hòa nhập xã hội (bao gồm cả việc cung cấp nơi trú ẩn cho họ) và kết nối với các tổ chức chính phủ, các tổ chức công cộng và các tổ chức tôn giáo khác.

Talitha Kum nhận được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế

Đại sứ Ireland tại Toà Thánh, ông Derek Hannon, cho biết rằng công việc  của Talitha Kum là hết sức “tuyệt vời” và “phần lớn là không được thừa nhận”. Ông Hannon cho biết rằng cần phải “thu hút sự chú ý của công chúng đối với công việc quan trọng và đôi khi hết sức nguy hiểm này”, một công việc mà ông cho biết chính phủ Ireland đã hỗ trợ cả về mặt đạo đức lẫn tài chính (38,000 Euro kể từ năm 2016). Ông Hannon cũng nhấn mạnh rằng “chỉ thông qua sự cộng tác ở cấp quốc tế, khu vực, hai bên và quốc gia, tiến trình sẽ được tiến hành trong cuộc chiến chống buôn người, điều mà Talitha Kum đã nhận thức được từ lâu”.

Bà Sally Axworthy, Đại sứ Vương quốc Anh tại Tòa Thánh, rất biết ơn ĐTC Phanxicô, người mà bà cho biết là luôn đặt vấn đề về nạn buôn bán người “như một sự ưu tiên hàng đầu”. Bà Axworthy cũng đã ca ngợi công việc của các chị em nữ tu, đặc biệt là trong công việc chăm sóc và tái hòa nhập cho các nạn nhân. “Chúng tôi biết rằng họ làm điều đó theo một cách thức rất khác biệt, theo cách thức mà các chính phủ chúng ta không thể làm được. Và chúng tôi vinh danh điều đó. Đó quả là công việc hết sức khó khăn và chúng tôi biết rằng tất cả các nữ tu đã làm điều đó rất tốt”. Đại sứ Vương quốc Anh tại Tòa Thánh đã kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách nói rằng bởi vì vấn đề mang tính vấn đề toàn cầu, Giáo hội Công giáo có một sự hiện diện toàn cầu đặc biệt thích hợp để “tiếp cận mọi người theo cách thức mà các chính phủ thực sự không thể”. Chính phủ Anh đã đóng góp 53.000 Euro cho UISG vào năm 2018 cho các chương trình đào tạo lãnh đạo ở châu Phi cũng như việc nghiên cứu các tuyến đường buôn người.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết