Tại sao Đất Thánh là 'Tin Mừng thứ năm' của Kitô giáo?

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 09-11-2018 | 07:00:45

Cuộc hành hương đến Đất Thánh là một hành trình có một tác động hết sức mạnh mẽ vốn có thể kích thích đức tin Kitô giáo thông qua việc chiêm ngắm những nơi mà Chúa Giêsu đã đi qua, đã thực hiện những phép lạ, chịu khổ nạn và sống lại từ cõi chết.

Các Tu sĩ Dòng Phanxicô phục vụ trong khu vực khuyến khích mọi người nên hành hương đến Đất Thánh.

“Khi bạn đến đây, bạn sẽ bị đánh động bởi kinh nghiệm. Nó đặt Tin Mừng vào viễn cảnh nơi đây”, linh mục Athanasius Macora, O.F.M., phát biểu với CNA từ Giêrusalem. “Đó quả là một công cụ hết sức mạnh mẽ cho việc truyền giáo hay tái truyền giáo cho người Công giáo”.

Linh mục Macora, người Mỹ, là một tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô, vốn chịu trách nhiệm coi sóc Thánh địa, giúp hỗ trợ sự hiện diện của các Kitô hữu tại Đất Thánh, và chào đón những người hành hương Kitô giáo đến từ khắp nơi trên thế giới.

Một Tu sĩ Phanxicô khác, linh mục Benjamin Owusu người Ghana, đã chia sẻ rằng kinh nghiệm Kitô giáo về Chúa Giê su Kitô có trước ki Kinh Thánh được viết.

“Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta phải đi và rao giảng Tin Mừng. Và Tin Mừng đã được loan báo. Mọi người đã tin. Nếu Ngôi Lời đã trở nên người phàm, Ngôi Lời đó đã nên người phàm ở một địa điểm nào đó. Nơi đó nằm ở đâu? Thưa đó chính là Đất Thánh”, linh mục Owusu phát biểu với CAN. “Đất Thánh cũng minh chứng cho việc Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và điều đó làm cho nó trở nên thực tế hơn đối với chúng ta”.

“Bằng cách hành hương đến Đất Thánh, Đất Thánh đã trở nên hiện thực trong đời sống của các Kitô hữu vì những gì nó đại diện”, linh mục Owusu tiếp tục. “Đó chính là, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đặt cho nó, ‘Tin Mừng thứ năm’ không được viết bằng mực, nhưng được khắc trên đá”.

Linh mục Owusu làm việc trong văn phòng hành hương của Tu viện Đất Thánh tại Hoa Kỳ, tiền đồn của Dòng Phanxicô tại Washington, D.C. Tu viện tự tổ chức các bản mô phỏng các Thánh tích và tổ chức các sự kiện khác nhau để giúp kết nối du khách với vùng đất nơi mà Chúa Giêsu Kitô rảo bước.

Đất Thánh bao gồm Israel, lãnh thổ Palestine, và một số khu vực của Lebanon, Jordan và Syria.

Sự đa dạng của các địa điểm Kitô giáo từ các nhà thờ và một số nơi khác vốn đánh dấu các sự kiện như Truyền Tin ở Nazareth, Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem, Sứ vụ của Chúa Giêsu dọc theo Biển hồ Ga-li-lê, và dĩ nhiên là Giê-ru-sa-lem, nơi mà Chúa Giêsu trải qua cuộc khổ nạn, được chôn cất và phục sinh, giờ đây được đánh dấu bởi Nhà Thờ Mộ Thánh.

Thêm vào những địa điểm này là di sản sống động của người Do Thái. Bức tường than khóc, nằm ở chân khu đền thờ Vua David, quy tụ hàng ngàn người Do Thái cầu nguyện và cử hành lễ vào đầu mỗi ngày Sa-bát.

Người Hồi giáo cũng xem Giêrusalem như là một thánh địa, và đỉnh cao là Núi Đền (Temple Mount), vốn từng là nơi tọa lạc của Đền thờ Giêrusalem, hiện là nơi chứa cả Đền thờ Hồi giáo al-Aqsa và Đền thờ Đá tảng (Dome of the Rock) với mái vòm mạ vàng lấp lánh.

Linh mục Macora cho biết rằng trong thời gian ở Đất Thánh, ngài đã chứng kiến “khá nhiều câu chuyện” về việc trau dồi đời sống tâm linh hay sự biến đổi tâm hồn trong số các Kitô hữu đi hành hương. Nhiều người quyết định đi xưng tội lần đầu tiên sau nhiều thập niên sau khi kính viếng Nhà Thờ Mộ Thánh.

“Một lần nọ, tôi được một người bạn đề nghị hướng dẫn một người phụ nữ ở Nhà Thờ Mộ Thánh. Tôi không nghĩ chị ấy đang thực hành đức tin của mình, nhưng sau khi rời khỏi ngôi mộ, chị ấy đã khóc. Vì vậy, chị đã bị đánh động bởi cảm nghiệm của mình”, linh mục Macora tiếp tục.

Linh mục Owusu cho biết  Đất Thánh đã đóng một vai trò to lớn trong quan niệm Kitô giáo “từ thời xa xưa”.

“Các tín hữu luôn muốn quay trở lại với cội nguồn của họ, để cùng chiêm ngắm những địa điểm nơi mà lịch sử ơn cứu độ của chúng ta đã diễn ra. Chẳng hạn như, Thánh Phanxicô Assisi đã vô cùng háo hức muốn được chiêm ngắm nơi Chúa Giêsu được sinh ra, nơi Ngài bị đóng đinh, và nơi Ngài phục sinh”.

Một cuộc hành hương Thánh Địa “thực sự giúp đỡ các Kitô hữu trong đức tin của họ, nó nung nấu đức tin của họ và giúp chúng ta hiểu biết Kinh Thánh theo một cách khác”.

Linh mục Macora đã chứng kiến việc những người hành hương khóc lóc tại bàn thờ bên trong Đền thờ Thống Khổ (Church of Agony)tĩnh mịch, gần Vườn Ghết-sê-ma-ni, nơi mà Chúa Giêsu cầu nguyện trước khi Giuđa trao nộp Ngài cho quân dữ.

Vị Linh mục Dòng Phanxicô, một người Mỹ lớn lên trong một gia đình quân đội, đã phục vụ tại Đất Thánh trong hơn 20 năm. Trong số các vai trò hiện tại của ngài đó quản thủ Tu viện Chúa Giêsu chịu đánh đòn (Monastery of the Flagellation)tại Giêrusalem .

Việc gặp gỡ người dân địa phương là một phần quan trọng trong kinh nghiệm của mình, linh mục Macora nhận xét, vì họ “chắc chắn là một phần trong sự đam mê lâu dài đối với Đất Thánh”. Một số người, chẳng hạn như những vị mục tử trong khu vực, vẫn duy trì những thực hành văn hóa tương tự như vào thời Kinh Thánh. Các hướng dẫn viên đi cùng du khách và khách hành hương là vô cùngquan trọng, họ phục vụ với tư cách là “một sứ giả cho dân tộc của mình”.

Ngài cũng cảnh báo rằng những vấn đề lâu dài và lịch sử gần đây của Đất Thánh, kể cả cuộc xung đột Israel-Palestine, là điều mà những người hành hương lần đầu có thể hiểu lầm.

“Tôi nghĩ rằng họ phải hiểu được tính phức tạp của Đất Thánh”, linh mục Macora nói. “Tôi nghĩ rằng họ cần phải nghe cả hai mặt của câu chuyện. Có một cuộc xung đột đang xảy ra và cũng có nhiều cuộc ganh đua khốc liệt, thậm chí ngay cả giữa chính các Kitô hữu với nhau”.

Holy_Land_Credit_Alexandra_Lande_Shutterstock_CNAIsrael có khoảng 75% là người Do Thái. Dân số Palestine, phần lớn sinh sống ở Bờ Tây và dải Gaza, khoảng 18% là người Hồi giáo và 2% là các Kitô hữu, với việc cả các Kitô hữu và những người Hồi giáo đều có xu hướng tự xác định mình là người Ả Rập Palestine. Dân số Kitô giáo đã phần lớn bị từ chối do di cư. Chỉ có khoảng 16.000 trong tổng số 870.000 cư dân của Jerusalem là Kitô hữu, một sự sụt giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây, CNEWA báo cáo.

Linh mục Owusu cho biết có nhiều địa điểm hơn so với nhiều du khách mong đợi. Trong khi mọi người nghe về Đất Thánh qua phương tiện truyền thông, vốn thường kể những câu chuyện về bạo lực và xung đột, Linh mục Owusu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “những câu chuyện mà chúng ta không được nghe: những trải nghiệm hàng ngày ở đó trong số những người này, nơi mà các Kitô hữu và người Hồi giáo cùng nhau chung sống ở cùng một địa điểm, nơi mà người Do Thái và người Hồi giáo cùng nhau chung sống ở một địa điểm cụ thể”.

“Những sự việc đó không bao giờ xuất hiện trên các tin tức”, Linh mục Owusu nói. “Đây chính là những điều thực sự biến nơi này trở thành hiện thực. Không phải lúc nào cũng là các cuộc khủng hoảng, nhưng là cuộc sống hàng ngày thực sự diễn ra. Đó là những điều mà mọi người thực sự muốn biết”.

“Đó chính là một nơi mà cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra”, Linh mục Owusu nói. “Mọi người không nên bị giới hạn đối với những tin không hay, nhưng họ nên nhìn xa hơn và hy vọng”.

Tuy nhiên, linh mục Macora cho biết rất khó để có thể tiếp xúc sâu với người dân địa phương.

“Phải mất thời gian để hiểu được những sự việc nhất định và điều này quả là không dễ dàng đạt được”, ngài nói. “Đối với một người đến với Đất Thánh lần đầu tiên, có rất nhiều thông tin, hầu như quá nhiều, để có thể xử lý trong cuộc hành hương đầu tiên”.

Đối với linh mục Owusu, Đất Thánh không bao giờ nên được xem như là “một bảo tàng nơi mà bạn đến và chỉ để ngó xem một số địa điểm”.

“Những người này được hình thành trong Mẹ Giáo Hội, đặc biệt là các Kitô hữu tại Đất Thánh”, linh mục Owusu nói. “Những người này phản ánh thực tế và lịch sử của những gì chúng ta biết về nơi này, đặc biệt là trong việc kết nối nó với Kinh Thánh”.

Trong khi người Mỹ có thể hoài nghi khi đến thăm khu vực này, linh mục Owusu nói, người dân địa phương tiếp đón người Mỹ “với đôi cánh tay rộng mở, như họ tiếp đón những người Ba Lan hoặc người Ý”.

“Nó quy tụ họ lại với nhau”, vị linh mục nói. “Việc hành hương trong vùng đất này cũng chính là một dấu hiệu của hy vọng. Người dân chủ yếu phụ thuộc vào các cuộc hành hương và họ cũng nhận thấy rằng, bất kể tình hình của người Mỹ xuất phát từ đâu, có một người anh em khác ở phía bên kia thế giới có thể mang lại hy vọng cho họ”.

“Điều bạn có thể mang về từ Đất Thánh đó chính là đức tin…. Bạn đem đức tin của bạn đến đó và bạn mang nó trở về”, linh mục Owusu nói.

Các nhóm hành hương đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 1 năm 2018, với 770 nhóm đưa 26.000 khách hành hương đến đây, vị Quản thủ Đất Thánh thuộc Trung tâm thông tin Kitô giáo do Đất Thánh tài trợ cho biết vào hồi tháng Hai. Vào tháng 1 năm 2017, chỉ có 529 nhóm hành hương Đất Thánh và một năm trước đó chỉ có 390 nhóm đến đây.

Số liệu thống kê của chính phủ Israel cho thấy hơn một nửa số khách du lịch năm 2017 là Kitô hữu và một phần tư đã đi hành hương, với hơn 40 phần trăm trước đây đã từng viếng thăm Israel. Số lượng khách hành hương Trung Quốc, Nga và Đông Âu đang trên đà gia tăng, tờ Jerusalem Post đưa tin vào tháng Hai.

Bộ trưởng du lịch Israel, ông Yariv Levin, đã ghi nhận sự gia tăng trong lĩnh vực du lịch đối với những thay đổi của văn phòng của ông, bao gồm cả việc quy trình thị thực được cải thiện.

Trong khi chi phí đi lại có thể trở thành rào cản cho cuộc hành hương đến Đất Thánh, linh mục Owusu cho biết rằng điều này là hoàn toàn có thể với một số sự chuẩn bị về mặt tài chính.

“Đó chính là một trải nghiệm cuộc sống”, linh mục Owusu nói. Những ai có ước muốn hành hương Đất Thánh có thể chi trả chi phí bằng cách tiết kiệm khoảng một nghìn đô la một năm trong một vài năm, linh mục Owusu ước tính.

Những ai muốn hành hương Đất Thánh nên liên lạc với các Tu sĩ Dòng Phanxicô hiện đang làm việc ở đó, linh mục Owusu đề nghị.

“Chúng tôi đã đảm nhiệm công việc này từ thời xa xưa”, linh mục Owusu nói.

Tu viện Đất Thánh của Dòng Phanxicô ở Mỹ đã đăng tải tất cả mọi thông tin về các cuộc hành hương trên trang web của mình: holylandpilgrimages.org

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết