Hoàn toàn tương phản với cách tiếp cận hững hờ của đa số các Giám mục Công giáo tại Hoa Kỳ, Vatican thôi thúc sự quan tâm mạnh mẽ về biến đổi khí hậu. Đồng Hồng Y Turkson cho biết thêm rằng “việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta… chính là và luôn luôn là một đòi buộc về luân lý”.
Thiếu sự theo dõi ở cấp độ địa phương
Đức Hồng Y Peter Turkson đã dừng chân tại New York vào hồi tuần trước để phát biểu tại một hội nghị về môi trường tại Liên Hiệp Quốc, nơi mà một lần nữa Ngài đã đưa ra những ý tưởng trong Thông điệp Laudato Si của ĐTC Phanxicô. Khoảng một tuần trước, khi phát biểu tại một hội nghị tại Đại học Georgetown ở Washington, ĐHY Turkson đã được hỏi ngài sẽ nói gì nếu như ngài có 15 phút với Tổng thống Donald Trump. Câu trả lời đó chính là: vấn đề phát thải khí nhà kính.
Sự thôi thúc mạnh mẽ của Vatican về biến đổi khí hậu – ĐHY Turkson, Nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Cape Coast, Ghana, hiện là Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ Phát triển Con người Toàn diện – hoàn toàn tương phản với cách tiếp cận hững hờ của đa số các Giám mục Công giáo tại Hoa Kỳ.
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã ban hành các tuyên bố cần thiết trước và sau khi Trump quyết định kéo Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Paris. Điều đó đã được thực hiện qua các bức thư của Đức Cha Oscar Cantú Giáo phận Las Cruces, New Mexico, trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hoà bình Quốc tế của các Giám mục. Thế nhưng, lại có ít sự theo dõi của cá nhân các Giám mục ở cấp độ địa phương.
Trong khi đó, ĐHY Pietro Parolin – Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã kêu gọi Trump trong chuyến viếng thăm tới Rome không được rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định Paris. Đồng thời, Đức Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo – Giám đốc Giáo Hoàng Học viện về Khoa học, phát biểu với các phóng viên rằng nếu Trump rút khỏi thỏa thuận về khí hậu, “đó sẽ là một cái tát vào mặt chúng tôi” và đồng thời là “một thảm hoạ đối với tất cả mọi người”. Đức Hồng Y Parolin có lẽ đã mặt đối mặt gửi một số thông điệp đó đến Trump.
‘Ngay từ đầu, đã có những câu hỏi về việc liệu các Giám mục Hoa Kỳ mạnh mẽ áp dụng những Giáo huấn của ĐTC Phanxicô về vấn đề khí hậu thế nào’
Ngay từ đầu, đã có những câu hỏi về việc liệu các Giám mục Công giáo tại Hoa Kỳ mạnh mẽ áp dụng những Giáo huấn của ĐTC Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si thế nào. Nhà văn Laurie Goodstein của tờ New York Times đã ghi nhận như vậy thậm chí ngay cả trước khi công bố Thông điệp vốn đã được chờ đợi đầy háo hức. Sau cuộc họp của các Giám mục hai năm trước đây, bà đã để ý đến thái độ miễn cưỡng có thể thấy rõ của họ khi đưa ra một đề tài về chính trị. Một nhà quan sát nổi tiếng cũng đã làm như vậy:
Đức Hồng Y Theodore McCarrick – Nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Washington, cho biết rằng tại cuộc họp hôm thứ Năm vừa qua, khi các Giám mục thảo luận về những ưu tiên hàng đầu của họ trong những năm tới, “không ai đề cập đến vấn đề môi trường”. “Họ đã không hiểu rõ vấn đề này. Họ không hiểu được những sự phức tạp của nó”, Đức Hồng Y McCarrick phát biểu về các Giám mục. ĐHY McCarrick cho biết thêm: “Khi Thông điệp được công bố, tất cả họ sẽ đồng tình ủng hộ, nhưng họ đang chờ đợi để xem có gì trong đó”. Sự cảnh giác của các Giám mục là một trong nhiều dấu hiệu của những thách đố mà ĐTC Phanxicô phải đối diện với các nhà lãnh đạo Công giáo Hoa Kỳ, những người luôn thận trọng và bảo thủ về mặt chính trị hơn Ngài dường như đã trở thành những vấn đề nhất định.
Một số người nói rằng các Giám mục Hoa Kỳ đã thể hiện sự ủng hộ bền bỉ đối với ĐTC Phanxicô trong các lập trường của Ngài về vấn đề biến đổi khí hậu và công lý về môi trường. Ngoài những lời tuyên bố phức tạp của các uỷ viên của ủy ban có liên quan của HĐGM Hoa Kỳ, các Giám mục đã giúp tài trợ Công ước Khí hậu Công giáo và tài trợ cho các tài liệu hướng dẫn thảo luận về Laudato Si để sử dụng trong các giáo xứ, trong số những bước khác được thực hiện.
Tuy nhiên, những tuyên bố được đưa ra tại Washington – hoặc, tại Rome, cần phải được lặp lại ở cấp địa phương nếu như chúng có thể mang lại những hiệu quả. Không chỉ những tuyên bố mà các Giám mục Hoa Kỳ đưa ra khá yếu ớt (như Anthony Annett đã viết gần đây trên tờ Commonweal), nhưng rõ ràng là có một sự thiếu theo dõi đối với vấn đề này.
Có một số điểm tương đồng với cách xử lý của các Giám mục đối với một quyết định mang tính định mệnh khác của tổng thống, cuộc chiến tranh của Tổng thống George W. Bush tại Iraq. Đức Gioan Phaolô II đã thúc đẩy việc chống lại cuộc chiến đó vào năm 2004, khi gửi một đặc phái viên đáng tin cậy để lên tiếng cảnh báo Tổng thống Bush rằng đó chính là một thảm hoạ tiềm tàng. Đức Giám mục Wilton Gregory đã tuyên bố thay mặt hội đồng quản trị bao gồm sáu mươi thành viên của Hội đồng Giám mục thúc giục Bush “bước ra khỏi bờ vực chiến tranh” và đồng thời đưa ra một phân tích dựa trên lý thuyết về cuộc chiến chính nghĩa.
Thế nhưng có ít sự theo dõi từ các Giám mục tại các Giáo phận của họ, bất chấp những nỗ lực của các nhóm cổ võ hòa bình Công giáo, chẳng hạn như các tổ chức địa phương của ‘Pax Christi’, để khuyến khích các Giám mục lên tiếng. Một số Giám mục về cơ bản ủng hộ chiến tranh, cũng như một số tờ báo của Giáo phận. Phe phản đối của Giáo hội đã nhận được tương đối ít sự quan tâm trên các phương tiện truyền thông, điều này đã làm cho các chính trị gia Công giáo dễ dàng hơn để bỏ qua vấn đề này.
Việc phát biểu mạnh mẽ về việc bắt đầu cuộc chiến Iraq hoặc, hiện nay là việc rút khỏi Hiệp định Paris, sẽ đẩy một Giám mục vào một vòng xoáy tranh cãi phe phái, đặc biệt là với sự điên loạn về truyền thông xã hội vốn hiện đang chiếm ưu thế. Nhưng các Giám mục đã sẵn sàng chấp nhận những lập trường gây tranh cãi về những điều được coi là những ưu tiên cao hơn, chẳng hạn như vấn đề tự do tôn giáo và sắc lệnh về việc ngừa thai, hoặc phá thai. Như Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đã nhấn mạnh vào năm 2010: “Nếu chúng ta muốn xây dựng một nền hòa bình đích thực, làm sao chúng ta có thể gây ra sự chia rẽ, hoặc thậm chí đặt ra những mâu thuẫn, thì việc bảo vệ môi trường và bảo vệ sự sống con người, kể cả sự sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra?”.
Với một số trường hợp ngoại lệ, các Giám mục Hoa Kỳ đã thể hiện sự không quan tâm nhiều đến việc thống nhất những mối quan ngại này. Và, như Michael Sean Winters đã ghi nhận gần đây trên tờ National Catholic Reporter, có một hạ tầng cơ sở tri thức bảo thủ đáng kể và có ảnh hưởng đang nỗ gây ra sự chia rẽ giữa các Giám mục.
Khi được hỏi về cách tiếp cận “Hoa Kỳ phải là trên hết” của Trump trong chuyến thăm trường Đại học Georgetown hồi tháng trước, ĐHY Turkson phát biểu với tờ Catholic News Service, “Đó là một ngôn ngữ mà tôi nghĩ là không hữu ích để nói ra vì nó khiến những người khác sẽ hỏi:” Vậy chúng ta là ai?”. Ông cho biết rằng vai trò của các Giám mục Hoa Kỳ đó chính là phải phản ứng lại, và có lẽ đã có một cú thúc. Theo như CNS đưa tin: “Vatican – ông cho biết – đã ngăn cản các Hội đồng Giám mục địa phương – trong trường hợp này là Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ – để phản ứng lại nếu như vậy. Tuy nhiên, ông cho biết các nhà lãnh đạo ở các nước khác có thể đặt câu hỏi tại sao Hoa Kỳ lại đặt mình lên hàng đầu với các quốc gia khác”.
Như ĐHY Turkson đã phát biểu hồi tuần trước tại LHQ trong việc giải quyết vấn đề bảo tồn đại dương, “Đa phần sự suy giảm sức khoẻ của các đại dương chính là kết quả của việc nhấn mạnh các quyền và sự tự trị để rồi làm mất đi trách nhiệm cá nhân và quốc gia”. ĐHY Turkson cũng cho biết thêm rằng “việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta… chính là và luôn luôn là một đòi buộc về luân lý”.
Minh Tuệ (theo Commonweal)