Trong một bài phát biểu mạnh mẽ tại hội nghị quốc tế về hòa bình ở Cairo vào ngày 28 tháng 4, Đức Giáo hoàng đã tác động mạnh mẽ khi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo Kitô giáo và Hồi giáo ở Ai Cập và khắp vùng Trung Đông tham gia xây dựng “một nền văn minh hòa bình mới” bằng cách cùng nhau tuyên bố ” ‘không’ một cách ‘chắc chắn và rõ ràng’ đối với mọi hình thức bạo lực, trả thù và hận thù được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo và nhân danh Thiên Chúa” và “khẳng định tính xung khắc của bạo lực và đức tin, của niềm tin và hận thù”.
Những lời của Ngài đã thu hút sự hoan nghênh.Họ hoan nghênh một lần nữa khi Ngài nói với họ rằng “Điều cần thiết là những người tạo ra hòa bình, chứ không phải là những người gây xung đột; Nhân viên cứu hỏa không phải là người gây ra hỏa hoạn; Các nhà giảng đạo về hòa giải chứ không phải là những kẻ xúi giục sự hủy diệt.”
Phát biểu tại hội trường Al Azhar, trung tâm học tập có uy tín nhất trong thế giới Hồi giáo Sunni, theo lời mời của đại diện Sheikh Ahmed al-Tayeb, khoảng 300 khán giả là các lãnh đạo tôn giáo, các giáo sư và học giả từ Ai Cập và một số quốc gia khác trong khu vực, ĐTC Phanxicô nhắc nhở họ rằng “tôn giáo không chỉ để xua đuổi cái ác, mà ngày nay có lẽ hơn bao giờ hết, còn có một ơn gọi nội tại để cổ vũ hòa bình”.
Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo lúc 2 giờ chiều, ĐTC Phanxicô được đưa thẳng đến dinh tổng thống để chào đón chính thức và sau đó tới trung tâm hội nghị Al Azhar ở thành phố 10 triệu người này trong một chiếc xe thông thường, với các biện pháp an ninh đặc biệt cho sự an toàn của Ngài.
ĐTC được chào đón tại Al Azhar bởi vị lãnh tụ Hồi giáo, người mà Ngài đã gặp ở Vatican vào tháng 11 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo đã trò chuyện riêng với nhau trong 20 phút trước khi trình bày tại hội nghị.
Sau khi hoan nghênh Đức Giáo hoàng, Vị lãnh tụ này đã lên tiếng trước và yêu cầu tất cả mọi người dành một phút thinh lặng cho các Kitô hữu và người Hồi giáo đã thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố. Ông cũng tưởng nhớ những tín đồ Thiên chúa giáo và Hồi giáo đã bị giết ở những nơi thờ phượng. Ông kêu gọi liên minh tất cả các tổ chức hoạt động vì hòa bình. Ông khẳng định rằng “không tôn giáo” có thể được xếp là “khủng bố” – không phải là Kitô giáo, Do thái hay Hồi giáo. Ông nói rằng Hồi giáo không thể bị coi là “khủng bố” bởi vì “một thiểu số nhỏ diễn giải sai một số phát biểu của Hồi giáo và giết người và khủng bố người vô tội”. Ông cáo buộc “một số đảng phái”, mà ông không nêu tên, “tài trợ cho những người này và các nhóm” và tố cáo buôn bán vũ khí như là “nguyên nhân chính của các vấn đề của chúng ta ngày hôm nay.
“Khi ông nói xong, ĐTC Phanxicô đã ôm lấy ông, hoan nghênh.
Họ hoan nghênh Đức Giáo hoàng Phanxicô một lần nữa khi Ngài phát biểu trực tiếp trên mạng lưới truyền hình quốc gia Ai Cập, Ngài cảm ơn “anh trai tôi”, vị đại thần của nước này vì lời mời nói chuyện.
Bài diễn văn của ĐTC Phanxicô chủ yếu tập trung vào những người ở Ai Cập và rộng hơn [là] Trung Đông, nhưng có một lúc Ngài vượt ra ngoài khu vực này để bao gồm Châu Âu, Hoa Kỳ và những nơi khác (không nêu tên nơi nào), khi nhận xét rằng “Thật khó khăn để lưu ý rằng, khi những thực tế cụ thể của cuộc sống con người bị bỏ qua để ủng hộ các mưu đồ tối tăm, [thì] những hình thức mù quáng của chủ nghĩa dân túy đang gia tăng.
“Những hình thức dân tuý này, ĐTC nói, “chắc chắn không giúp củng cố và ổn định hòa bình. Không kích động bạo lực sẽ đảm bảo hòa bình, và mọi hành động đơn phương mà không thúc đẩy tiến trình xây dựng và chia sẻ, trên thực tế, là một món quà cho những người ủng hộ chủ nghĩa cực đoan và bạo lực”. Lời của ĐTC lại được hoan nghênh từ các cử tọa bao gồm Đức Thượng phụ Tawadros II Và Thượng phụ Bartholomew I cũng như cựu Tổng thống lâm thời của Ai Cập Adly Mansour (2013-2014), Bộ trưởng ngoại giao hiện thời.
Họ cũng cho thấy sự đồng ý của họ, khi ĐTC khẳng định rằng các tuyên bố là không đủ “để ngăn ngừa xung đột và xây dựng hòa bình. Điều cốt yếu là chúng ta không để ý đến việc xóa đói nghèo và bóc lột, nơi chủ nghĩa cực đoan dễ dàng bắt rễ hơn, ngăn chặn dòng tiền và vũ khí dành cho những kẻ gây ra bạo lực”. ĐTC nói, “Cần thiết ngăn chặn sự gia tăng vũ khí, nếu chúng được sản xuất và buôn bán, sớm hay muộn sẽ được sử dụng.
“Mặc dù nhằm vào đối tượng trong khu vực, nhưng lời nói của ĐTC cũng có liên quan ở Ai Cập, nơi 27 phần trăm dân số sống dưới chuẩn nghèo, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ cao và các nhóm người theo chủ nghĩa cực đoan nhận được tiền của các chương trình xã hội từ Ả-rập Xê-út, một chế độ khuyến khích học thuyết Wahabi mà nhiều người tin có nhiều trách nhiệm trong việc thúc đẩy Hồi giáo cực đoan.
ĐTC Phanxicô đã được hoan nghênh khi miêu tả bạo lực như là “sự chối bỏ mọi tôn giáo chân chính” và tuyên bố rằng “các nhà lãnh đạo tôn giáo được kêu gọi để lột trần bạo lực đang khoác lấy sự thánh thiêng lên mình, dựa trên việc tuyệt đối hóa bản ngã thay vì sự cởi mở thực sự với Chân lý.”
ĐTC nhắc lại rằng trên đỉnh núi Sinai ở Ai Cập, Thiên Chúa đã ban Mười Điều Răn, trung tâm là điều răn “bạn không được giết người.” Ngài nói rằng ngày nay, các tôn giáo được kêu gọi “thực hiện mệnh lệnh này” và “loại trừ mọi sự tuyệt đối hóa để biện minh cho các hình thức bạo lực.
“Tôn giáo “không phải là một phần của vấn đề, nhưng nó là một phần của giải pháp”, ĐTC nói, “là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi để tố cáo các vi phạm nhân phẩm và chống lại nhân quyền, để đưa ra ánh sáng những nỗ lực biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo và lên án chúng là một sự giả dối giả mạo Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa của hòa bình.”
ĐTC Phanxicô nói bằng tiếng Ý, nhưng lời của Ngài đã được dịch đồng thời sang tiếng Ả Rập. Nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại, như Toà Thánh và Al Azhar cùng nhau tiến hành, Ngài tuyên bố rằng “trong lĩnh vực đối thoại, đặc biệt là đối thoại liên tôn, chúng ta được mời gọi đi cùng nhau, trong niềm tin rằng tương lai của tất cả mọi người phụ thuộc nhau cũng như sự giao thoa giữa các tôn giáo và văn hoá.”
Ngài nói với hội nghị rằng trong đối thoại, rất cần việc “giáo dục để tôn trọng sự cởi mở và đối thoại chân thành với người khác, thừa nhận các quyền cơ bản và tự do, đặc biệt là tôn giáo, là cách tốt nhất để xây dựng tương lai với nhau, để trở thành những người kiến trúc một nền văn minh.”
Vào thời điểm quan trọng này trong lịch sử, ĐTC Phanxicô nói, “giải pháp thay thế duy nhất cho nền văn minh gặp gỡ là thái độ khiếm nhã của sự đối đầu” và ” để thực sự phản đối sự tàn bạo của kẻ hiếu chiến và kích động bạo lực, người ta phải đi cùng nhau và mang đến các thế hệ trưởng thành [biết] đáp ứng lại với lập luận kích động của sự dữ bằng sự kiên nhẫn ngày càng tốt hơn.”
ĐTC nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục giới trẻ “bởi vì sẽ không có hòa bình nếu không có giáo dục thích hợp cho các thế hệ tương lai.”
ĐTC nhớ lại trong quá khứ “các đức tin và nền văn hoá khác nhau đã gặp gỡ và hòa trộn với nhau” và đã nhận ra “tầm quan trọng của việc kết hợp với nhau là vì ích lợi chung” và tuyên bố rằng “những liên minh này rất cần thiết hơn bao giờ hết”.
Ngài kết luận bằng cách nói rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị cũng như “những người chịu trách nhiệm về giáo dục” được kêu gọi là “bởi Thiên Chúa, bởi lịch sử và bởi tương lai để bắt đầu các tiến trình hòa bình, mỗi người trong lĩnh vực riêng của họ.”
Cử tọa đã hoan nghênh khi ĐTC kết luận, và sau đó đứng lên và vỗ tay hơn nữa khi Ngài ôm lấy vị lãnh tụ Hồi giáo.
Một trong những người có mặt tại hội nghị này là Giám mục Basilio Yaldo thuộc Nhà thờ Chaldei ở Baghdad, người đã đến cùng với Vị sáng lập, Louis Raphael I Sako vì hội nghị. ĐGM nói với trang America rằng ông hy vọng rằng qua chuyến viếng thăm của mình, “Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ giúp mang lại hy vọng và hòa bình cho Ai Cập, Irac và toàn bộ Trung Đông”.
Một vị lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập, Mustafa Wafi, từ Cairo và Al Azhar, người đang ở trong hội trường khi Đức giáo hoàng nói, nói với trang America rằng ông thích bài phát biểu của Giáo hoàng “rất, rất nhiều.” Về phần mình, Hồng y Nigeria, John Onaiyekan nói với trang America rằng ông coi bài diễn văn của Đức giáo hoàng “rất tốt, rất thích hợp và dễ hiểu”. Ông tin rằng nó cũng sẽ giúp mối quan hệ Kitô giáo và Hồi giáo ở Nigeria.
Thiện Đạt chuyển ngữ