PUERTO MALDONADO, Peru – Ở giữa khu vực rừng Amazon của Peru, ĐTC Phanxicô hôm thứ Sáu 19/1 vừa qua đã phát biểu điểu mà có thể được coi như là một bài phát biểu ‘liền mạch’ – nhấn mạnh về vấn đề sinh thái và đồng thời đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với việc bảo vệ khu vực Amazon, mà Ngài cho biết rằng nó không phải là một “nguồn tài nguyên vô hạn”, đồng thời nhấn mạnh rằng sự sống con người có giá trị ngang bằng, nếu không phải nói là tuyệt vời hơn.
ĐTC Phanxicô cho biết Ngài muốn khẳng định “một sự lựa chọn toàn tâm toàn ý đối với việc bảo vệ sự sống, bảo vệ trái đất và bảo vệ đối với các nền văn hoá”.
Thuật ngữ “sự liền mạch” có liên quan đến Đức cố Hồng y Joseph Bernardin Địa phận Chicago, nhằm ám chỉ đến một cách tiếp cận đối với tính thánh thiêng của sự sống con người nhấn mạnh việc chống lại việc phá thai và đồng thời cố gắng để xác định lại gia đình cùng với những vấn đề về công lý xã hội khác, chẳng hạn như việc bảo vệ người nghèo và môi trường.
“Việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống”, ĐTC Phanxicô cho biết trong bài diễn văn đầu tiên tại Peru sau khi Ngài đặt chân đến đây vào tối hôm thứ Năm.
“Tất cả chúng ta đều biết về những đau khổ đã gây ra cho nhiều người trong số anh chị em bằng việc phát thải khí hydrocacbon, vốn đe doạ nghiêm trọng đến cuộc sống của các gia đình và đồng thời làm ô nhiễm môi trường tự nhiên của anh chị em”, ĐTC Phanxicô nói.
Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô cảnh báo, cũng có một sự “bóp méo” đáng lo ngại đối với các chính sách nhất định, vốn nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên mà không cần quan tâm đến những anh chị em trong khu vực.
Có nhiều phong trào, ĐTC Phanxicô phát biểu với khoảng 4.000 người đến từ khu vực Amazon tại một sân vận động, việc cố gắng bảo vệ rừng, vốn cũng “trân trọng gìn giữ diện tích rừng rộng lớn và đàm phán với họ, dẫn tới các tình huống của việc áp bức đối các dân tộc bản địa”.
Nhân sự kiện ‘March for Life’ được tổ chức hàng năm tại Washington, D.C., ĐTC Phanxicô cũng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ sự sống.
Phát biểu về gia đình và cách thức nó góp phần vào việc giữ gìn các nền văn hoá được tồn tại, ĐTC Phanxicô cho biết rằng ngày nay có nhiều “hình thức liên quan đến ý thức hệ của chủ nghĩa thực dân, được ngụy trang như một sự tiến bộ, vốn làm tiêu tan dần dần nhưng chắc chắn các đặc tính văn hoá và đồng thời thiết lập một lối suy nghĩ thống nhất, đơn lẻ … và nhu nhược”.
“Việc thực dân hóa ý thức hệ” là một sự ghi chép tốc ký của Đức Giáo Hoàng đối với những nỗ lực của các chính phủ Tây phương và các tổ chức phi chính phủ nhằm buộc các nước nghèo phải chấp nhận các biện pháp như ngừa thai, phá thai và hôn nhân đồng tính như là một điều kiện để được hỗ trợ phát triển.
Phát biểu về những điều mà ban đầu là một chú thích trong văn bản được chuẩn bị sẵn của Ngài, ĐTC Phanxicô cũng nói về sự cần thiết phải “mạnh mẽ lên tiếng” chống lại áp lực ủng hộ việc triệt sản đối với phụ nữ, mà theo Ngài, đôi khi đã xảy ra mà họ không hề hay biết.
Đó là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Peru, khi cựu Tổng thống Alberto Fujimori đưa ra một chương trình kế hoạch hóa gia đình vào năm 1996 liên quan đến việc triệt sản đối với hàng nghìn phụ nữ. Được giải thích vào thời điểm đó bởi một mong muốn nhằm xóa đói giảm nghèo, chương trình đã gây tranh cãi khi mà nhiều phụ nữ, chủ yếu là thành viên của các nhóm người bản địa ở Amazon, báo cáo rằng họ đã bị triệt sản mà không có sự đồng ý của họ.
Nhìn chung, Đức Thánh Cha đã trình bày một trường hợp toàn diện đối với việc bảo vệ sự sống, cả tự nhiên lẫn con người, ở Amazon.
“Chúc tụng Chúa, vì những kỳ công tuyệt diệu mà Ngài đã tạo tác nơi các dân tộc Amazon cũng như đối với tất cả sự đa dạng sinh học mà những vùng đất này có được!”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm thứ Sáu.
Đức Thánh Cha đã diễn giải một lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô Assisi, “Khúc ca anh mặt trời, chị mặt trăng”, mang tiêu đề cho Thông điệp đầu tiên của ĐTC Phanxicô về môi trường, Laudato Si’.
Vị Giáo Hoàng người Argentinatừ lâu đã kêu gọi việc bảo vệ môi trường, đồng thời nhấn mạnh rằng việc thay đổi khí hậu ít nhất một phần là do con người tạo ra.
“Bài hát ca ngợi này đã bị cắt ngắn khi chúng ta tìm hiểu, và nhận thấy những vết thương sâu hoắm mà Amazon cũng như các cộng đồng của nó phải chịu đựng”, ĐTC Phanxicô nói.
Trước bài phát biểu của ĐTC Phanxicô, Ngài đã nghe thấy từ những người dân bản xứ về việc thúc giục việc bảo vệ các dân tộc cũng như nền văn hóa của Amazon.
María Luzmila Bermeo đã nhắn nhủ với ĐTC Phanxicô rằng các khu rừng đã bị tấn công, các đàn cá đã bị giết hại, các khu rừng bị chặt hạ, động vật bị săn bắn, và các con sông bị ô nhiễm bởi việc khai thác mỏ, khai thác vàng và dầu.
“Hiện nay chúng ta không còn nhiều tài nguyên thiên nhiên nữa”, chị Bermeo nói, đồng thời cho biết thêm rằng có vẻ như “chúng ta không hề bận tâm tới việc này. Chúng ta đã không tôn trọng thiên nhiên. Thay vào đó, chúng ta đã làm ô nhiễm toàn bộ môi trường thiên nhiên”.
Sự ô nhiễm, Bermeo nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Amazon, nơi mà ngày nay đã chịu đựng những ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu.
“Chúng ta có thể làm gì? Chính quyền có thể giúp bảo tồn các khu rừng, giữ cho môi trường của chúng ta trong lành và làm cho bầu không khí trong lành, giống như khi tôi còn nhỏ”, Bermeo nói.
Có thể nói, các cư dân tại Amazon chưa bao giờ bị đe doạ như thế tại vùng đất của họ, điều này đang gây ra sự áp lực trên nhiều mặt trận, bao gồm điều mà Ngài gọi là “chủ nghĩa mới và sự áp lực đang được thực hiện bởi những lợi ích kinh doanh to lớn muốn đặt vào tay họ dầu mỏ, khí đốt, gỗ xẻ, vàng và các hình thức canh tác nông nghiệp độc canh”.
Trong những năm gần đây, khu vực Amazon tại Peru đã bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác trái phép vốn làm tổn hại đến hệ sinh thái mỏng manh. Tuy nhiên, thực tiễn này, ĐTC Phanxicô nói, cũng dẫn đến một “cuộc tấn công tàn phá khủng khiếp đối với sự sống”: nạn buôn người, lao động nô lệ và lạm dụng tình dục.
“Bạo lực đối với thanh thiếu niên và phụ nữ kêu gào thấu trời xanh”, ĐTC Phanxicô nói.
“Các anh chị em của chúng ta đang bị nô lệ ở đâu? Chúng ta đừng nhìn theo cách khác. Có nhiều người đồng lõa hơn chúng ta nghĩ. Vấn đề này liên quan đến tất cả mọi người!”, ĐTC Phanxicô tiếp tục, trích dẫn Thông điệp Evangelii Gaudium của mình.
ĐTC Phanxicô cũng đề cập tới “những người dễ bị thương tổn nhất trong những người dễ bị tổn thương”, những người đã sống tách biệt trong những khu rừng không thể tiếp cận được để “sống trong tự do”.
Puerto Maldonado là một thành phố rừng mưa nhiệt đới ẩm thấp thường được sử dụng như là cửa ngõ vào những khu rừng sâu vùng sâu và xa xôi hơn của rừng Amazon và là một điểm xuất phát cho những khách du lịch sinh thái, những người muốn khám phá sự phong phú tự nhiên của vườn quốc gia Tambopata.
Có hơn 50 nhóm sắc tộc sống trong khu vực rừng Amazon ở Pêru, và các đại diện đến từ nhiều nhóm trong số họ đã đến để tham dự buổi gặp gỡ với ĐTC Phanxicô. Các vị Giám mục đến từ tám trong số chín quốc gia tạo thành khu vực Pan-Amazonian cũng đã có mặt. Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi một Thượng hội đồng Giám mục vào năm 2019 tập trung đặc biệt vào khu vực này, và một số người đã cho rằng hội nghị này chính là một sự mở đầu cho cuộc gặp gỡ sắp tới.
Một trong những người tổ chức sự kiện này đã phát biểu với Crux hôm thứ Năm vừa qua rằng nhiều người đã phải “di chuyển bằng thuyền, kế đến họ phải di chuyển vào những khu vực đầm lầy, sau đó qua một chiếc thuyền khác” để tới Puerto Maldonado, tại khu vực Madre de Dios.
Việc tôn trọng và công nhận các dân tộc bản địa, việc thừa nhận các nền văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, quyền lợi và tâm linh của họ chính là chìa khóa và chỉ có thể được thực hiện với các dân tộc bản địa khi trở thành “đối tác chính của đối thoại, đặc biệt là khi các dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của anh chị em được đề xuất”.
Người dân Amazon, ĐTC Phanxicô nói, không phải là một trở ngại, mà là một tiếng kêu chống lại một phong cách sống vốn bỏ qua cái giá thực sự của nó. Thay vào đó, các dân tộc bản địa chính là một “ký ức sống động” đối với sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó cho nhân loại: “Bảo vệ nhà ngôi nhà chung của chúng ta”.
Về một chủ đề khác, ĐTC Phanxicô cho biết rằng giáo dục, vốn giúp tạo ra một nền văn hoá gặp gỡ, phải là một ưu tiên của nhà nước, nhưng phải tôn trọng sự khôn ngoan và và song ngữ của tổ tiên họ.
ĐTC Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách ca ngợi các nhà truyền giáo, những người đã dành trọn cuộc đời mình cho tất cả các cư dân khu vực Amazon cũng như việc bảo vệ khu vực này.
“Đừng nản lòng với những nỗ lực nhằm tận diệt đức tin Công Giáo khỏi các dân tộc của anh chị em”, ĐTC Phanxicô kêu gọi. “Giáo hội không hề xa lạ với những vấn đề và cuộc sống của anh chị em, Giáo hội cũng không muốn trở nên tách biệt với cuộc sống và tổ chức của anh chị em. Chúng ta cần những người dân bản địa giúp định hình văn hóa của các Giáo hội địa phương tại Amazonia”.
ĐTC Phanxicô đã trải qua một ngày hết sức bận rộn. Sau cuộc gặp gỡ với các dân tộc bản địa, ĐTC Phanxicô đã lên kế hoạch để gặp gỡ các cư dân địa phương tại một trung tâm giáo dục, và sau đó đến thăm Hogar Principito, một mái ấm nuôi dưỡng khoảng 35 trẻ em mồ côi.
Sau đó ĐTC Phanxicô đã dùng bữa trưa với đại diện của các dân tộc tại Amazon, và sau đó quay trở lại Lima, nơi mà Ngài sẽ phát biểu với các nhà chức trách dân sự địa phương và có cuộc gặp gỡ riêng với Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski.
PUERTO MALDONADO, Peru – Ở giữa khu vực rừng Amazon của Peru, ĐTC Phanxicô hôm thứ Sáu 19/1 vừa qua đã phát biểu điểu mà có thể được coi như là một bài phát biểu ‘liền mạch’ – nhấn mạnh về vấn đề sinh thái và đồng thời đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với việc bảo vệ khu vực Amazon, mà Ngài cho biết rằng nó không phải là một “nguồn tài nguyên vô hạn”, đồng thời nhấn mạnh rằng sự sống con người có giá trị ngang bằng, nếu không phải nói là tuyệt vời hơn.
ĐTC Phanxicô cho biết Ngài muốn khẳng định “một sự lựa chọn toàn tâm toàn ý đối với việc bảo vệ sự sống, bảo vệ trái đất và bảo vệ đối với các nền văn hoá”.
Thuật ngữ “sự liền mạch” có liên quan đến Đức cố Hồng y Joseph Bernardin Địa phận Chicago, nhằm ám chỉ đến một cách tiếp cận đối với tính thánh thiêng của sự sống con người nhấn mạnh việc chống lại việc phá thai và đồng thời cố gắng để xác định lại gia đình cùng với những vấn đề về công lý xã hội khác, chẳng hạn như việc bảo vệ người nghèo và môi trường.
“Việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống”, ĐTC Phanxicô cho biết trong bài diễn văn đầu tiên tại Peru sau khi Ngài đặt chân đến đây vào tối hôm thứ Năm.
“Tất cả chúng ta đều biết về những đau khổ đã gây ra cho nhiều người trong số anh chị em bằng việc phát thải khí hydrocacbon, vốn đe doạ nghiêm trọng đến cuộc sống của các gia đình và đồng thời làm ô nhiễm môi trường tự nhiên của anh chị em”, ĐTC Phanxicô nói.
Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô cảnh báo, cũng có một sự “bóp méo” đáng lo ngại đối với các chính sách nhất định, vốn nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên mà không cần quan tâm đến những anh chị em trong khu vực.
Có nhiều phong trào, ĐTC Phanxicô phát biểu với khoảng 4.000 người đến từ khu vực Amazon tại một sân vận động, việc cố gắng bảo vệ rừng, vốn cũng “trân trọng gìn giữ diện tích rừng rộng lớn và đàm phán với họ, dẫn tới các tình huống của việc áp bức đối các dân tộc bản địa”.
Nhân sự kiện ‘March for Life’ được tổ chức hàng năm tại Washington, D.C., ĐTC Phanxicô cũng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ sự sống.
Phát biểu về gia đình và cách thức nó góp phần vào việc giữ gìn các nền văn hoá được tồn tại, ĐTC Phanxicô cho biết rằng ngày nay có nhiều “hình thức liên quan đến ý thức hệ của chủ nghĩa thực dân, được ngụy trang như một sự tiến bộ, vốn làm tiêu tan dần dần nhưng chắc chắn các đặc tính văn hoá và đồng thời thiết lập một lối suy nghĩ thống nhất, đơn lẻ … và nhu nhược”.
“Việc thực dân hóa ý thức hệ” là một sự ghi chép tốc ký của Đức Giáo Hoàng đối với những nỗ lực của các chính phủ Tây phương và các tổ chức phi chính phủ nhằm buộc các nước nghèo phải chấp nhận các biện pháp như ngừa thai, phá thai và hôn nhân đồng tính như là một điều kiện để được hỗ trợ phát triển.
Phát biểu về những điều mà ban đầu là một chú thích trong văn bản được chuẩn bị sẵn của Ngài, ĐTC Phanxicô cũng nói về sự cần thiết phải “mạnh mẽ lên tiếng” chống lại áp lực ủng hộ việc triệt sản đối với phụ nữ, mà theo Ngài, đôi khi đã xảy ra mà họ không hề hay biết.
Đó là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Peru, khi cựu Tổng thống Alberto Fujimori đưa ra một chương trình kế hoạch hóa gia đình vào năm 1996 liên quan đến việc triệt sản đối với hàng nghìn phụ nữ. Được giải thích vào thời điểm đó bởi một mong muốn nhằm xóa đói giảm nghèo, chương trình đã gây tranh cãi khi mà nhiều phụ nữ, chủ yếu là thành viên của các nhóm người bản địa ở Amazon, báo cáo rằng họ đã bị triệt sản mà không có sự đồng ý của họ.
Nhìn chung, Đức Thánh Cha đã trình bày một trường hợp toàn diện đối với việc bảo vệ sự sống, cả tự nhiên lẫn con người, ở Amazon.
“Chúc tụng Chúa, vì những kỳ công tuyệt diệu mà Ngài đã tạo tác nơi các dân tộc Amazon cũng như đối với tất cả sự đa dạng sinh học mà những vùng đất này có được!”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm thứ Sáu.
Đức Thánh Cha đã diễn giải một lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô Assisi, “Khúc ca anh mặt trời, chị mặt trăng”, mang tiêu đề cho Thông điệp đầu tiên của ĐTC Phanxicô về môi trường, Laudato Si’.
Vị Giáo Hoàng người Argentinatừ lâu đã kêu gọi việc bảo vệ môi trường, đồng thời nhấn mạnh rằng việc thay đổi khí hậu ít nhất một phần là do con người tạo ra.
“Bài hát ca ngợi này đã bị cắt ngắn khi chúng ta tìm hiểu, và nhận thấy những vết thương sâu hoắm mà Amazon cũng như các cộng đồng của nó phải chịu đựng”, ĐTC Phanxicô nói.
Trước bài phát biểu của ĐTC Phanxicô, Ngài đã nghe thấy từ những người dân bản xứ về việc thúc giục việc bảo vệ các dân tộc cũng như nền văn hóa của Amazon.
María Luzmila Bermeo đã nhắn nhủ với ĐTC Phanxicô rằng các khu rừng đã bị tấn công, các đàn cá đã bị giết hại, các khu rừng bị chặt hạ, động vật bị săn bắn, và các con sông bị ô nhiễm bởi việc khai thác mỏ, khai thác vàng và dầu.
“Hiện nay chúng ta không còn nhiều tài nguyên thiên nhiên nữa”, chị Bermeo nói, đồng thời cho biết thêm rằng có vẻ như “chúng ta không hề bận tâm tới việc này. Chúng ta đã không tôn trọng thiên nhiên. Thay vào đó, chúng ta đã làm ô nhiễm toàn bộ môi trường thiên nhiên”.
Sự ô nhiễm, Bermeo nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Amazon, nơi mà ngày nay đã chịu đựng những ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu.
“Chúng ta có thể làm gì? Chính quyền có thể giúp bảo tồn các khu rừng, giữ cho môi trường của chúng ta trong lành và làm cho bầu không khí trong lành, giống như khi tôi còn nhỏ”, Bermeo nói.
Có thể nói, các cư dân tại Amazon chưa bao giờ bị đe doạ như thế tại vùng đất của họ, điều này đang gây ra sự áp lực trên nhiều mặt trận, bao gồm điều mà Ngài gọi là “chủ nghĩa mới và sự áp lực đang được thực hiện bởi những lợi ích kinh doanh to lớn muốn đặt vào tay họ dầu mỏ, khí đốt, gỗ xẻ, vàng và các hình thức canh tác nông nghiệp độc canh”.
Trong những năm gần đây, khu vực Amazon tại Peru đã bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác trái phép vốn làm tổn hại đến hệ sinh thái mỏng manh. Tuy nhiên, thực tiễn này, ĐTC Phanxicô nói, cũng dẫn đến một “cuộc tấn công tàn phá khủng khiếp đối với sự sống”: nạn buôn người, lao động nô lệ và lạm dụng tình dục.
“Bạo lực đối với thanh thiếu niên và phụ nữ kêu gào thấu trời xanh”, ĐTC Phanxicô nói.
“Các anh chị em của chúng ta đang bị nô lệ ở đâu? Chúng ta đừng nhìn theo cách khác. Có nhiều người đồng lõa hơn chúng ta nghĩ. Vấn đề này liên quan đến tất cả mọi người!”, ĐTC Phanxicô tiếp tục, trích dẫn Thông điệp Evangelii Gaudium của mình.
ĐTC Phanxicô cũng đề cập tới “những người dễ bị thương tổn nhất trong những người dễ bị tổn thương”, những người đã sống tách biệt trong những khu rừng không thể tiếp cận được để “sống trong tự do”.
Puerto Maldonado là một thành phố rừng mưa nhiệt đới ẩm thấp thường được sử dụng như là cửa ngõ vào những khu rừng sâu vùng sâu và xa xôi hơn của rừng Amazon và là một điểm xuất phát cho những khách du lịch sinh thái, những người muốn khám phá sự phong phú tự nhiên của vườn quốc gia Tambopata.
Có hơn 50 nhóm sắc tộc sống trong khu vực rừng Amazon ở Pêru, và các đại diện đến từ nhiều nhóm trong số họ đã đến để tham dự buổi gặp gỡ với ĐTC Phanxicô. Các vị Giám mục đến từ tám trong số chín quốc gia tạo thành khu vực Pan-Amazonian cũng đã có mặt. Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi một Thượng hội đồng Giám mục vào năm 2019 tập trung đặc biệt vào khu vực này, và một số người đã cho rằng hội nghị này chính là một sự mở đầu cho cuộc gặp gỡ sắp tới.
Một trong những người tổ chức sự kiện này đã phát biểu với Crux hôm thứ Năm vừa qua rằng nhiều người đã phải “di chuyển bằng thuyền, kế đến họ phải di chuyển vào những khu vực đầm lầy, sau đó qua một chiếc thuyền khác” để tới Puerto Maldonado, tại khu vực Madre de Dios.
Việc tôn trọng và công nhận các dân tộc bản địa, việc thừa nhận các nền văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, quyền lợi và tâm linh của họ chính là chìa khóa và chỉ có thể được thực hiện với các dân tộc bản địa khi trở thành “đối tác chính của đối thoại, đặc biệt là khi các dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của anh chị em được đề xuất”.
Người dân Amazon, ĐTC Phanxicô nói, không phải là một trở ngại, mà là một tiếng kêu chống lại một phong cách sống vốn bỏ qua cái giá thực sự của nó. Thay vào đó, các dân tộc bản địa chính là một “ký ức sống động” đối với sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó cho nhân loại: “Bảo vệ nhà ngôi nhà chung của chúng ta”.
Về một chủ đề khác, ĐTC Phanxicô cho biết rằng giáo dục, vốn giúp tạo ra một nền văn hoá gặp gỡ, phải là một ưu tiên của nhà nước, nhưng phải tôn trọng sự khôn ngoan và và song ngữ của tổ tiên họ.
ĐTC Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách ca ngợi các nhà truyền giáo, những người đã dành trọn cuộc đời mình cho tất cả các cư dân khu vực Amazon cũng như việc bảo vệ khu vực này.
“Đừng nản lòng với những nỗ lực nhằm tận diệt đức tin Công Giáo khỏi các dân tộc của anh chị em”, ĐTC Phanxicô kêu gọi. “Giáo hội không hề xa lạ với những vấn đề và cuộc sống của anh chị em, Giáo hội cũng không muốn trở nên tách biệt với cuộc sống và tổ chức của anh chị em. Chúng ta cần những người dân bản địa giúp định hình văn hóa của các Giáo hội địa phương tại Amazonia”.
ĐTC Phanxicô đã trải qua một ngày hết sức bận rộn. Sau cuộc gặp gỡ với các dân tộc bản địa, ĐTC Phanxicô đã lên kế hoạch để gặp gỡ các cư dân địa phương tại một trung tâm giáo dục, và sau đó đến thăm Hogar Principito, một mái ấm nuôi dưỡng khoảng 35 trẻ em mồ côi.
Sau đó ĐTC Phanxicô đã dùng bữa trưa với đại diện của các dân tộc tại Amazon, và sau đó quay trở lại Lima, nơi mà Ngài sẽ phát biểu với các nhà chức trách dân sự địa phương và có cuộc gặp gỡ riêng với Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski.
Minh Tuệ chuyển ngữ