“Trở thành một dấu chỉ hy vọng cho người nghèo”: đây là ơn gọi của chúng ta, những tu sĩ DCCT.
Tính ngôn sứ, tên gọi khác của hy vọng
Đổi mới hy vọng, một điều rất quan trọng trong chủ đề lục niên và trong Thông Điệp Cuối Cùng của Tổng Công Hội, không phải là vấn đề nội bộ của Dòng. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói khi còn những ngày đầu triều đại giáo hoàng của ngài, sứ vụ truyền giáo trở thành nỗi chán nản và nội tâm khô cằn nếu nó không được sống với Đức Kitô vì dân chúng, nếu nó không dẫn đưa ta tới “xức dầu hy vọng” cho những con người “hoàn toàn không có gì”.
Do đó, đổi mới hy vọng trở thành trách nhiệm lớn lao, và thách thức chúng ta xem xét lại cách thức chúng ta sống và làm việc trong thế giới này. Trong Thông Điệp Cuối Cùng, Tổng Công Hội chỉ rõ tính ngôn sứ như là một cách thức diễn tả nguyên lý căn bản sự hoán cải của chúng ta (số 8). Đặt sang một bên việc sử dụng hoặc việc lạm dụng từ ngữ tính ngôn sứ, thời đại chúng ta ra lệnh cách khẩn cấp cho ta phải nói lời ngôn sứ. Nếu chúng ta có khả năng đọc dấu chỉ thời đại (x.Mt 16, 3), chúng ta sẽ nhận ra rằng tính ngôn sứ thì cấp thiết hơn lương thực cho thế giới này.
Toàn bộ lịch sử đằng sau chúng ta đã có ơn cứu độ như động lực không mệt mỏi của nó. Chiến tranh, xâm lược, câu hỏi về thần học và nghiên cứu triết học, phát minh, cuộc cách mạng, di cư của con người và nghệ thuật trong hàng nghìn cách diễn tả của nó: trong rất nhiều cách thức, bao gồm cả những người lầm đường lạc lối nhất, nhân loại đã bước đi trong chân trời cứu độ. Giấc mơ hạ bệ những người quyền thế từ ngai vàng của họ và nâng cao những người hèn mọn đã nuôi dưỡng hy vọng cho nhiều thiên niên kỷ. Ngày nay sự cam chịu chiếm ưu thế. Lúc này Tin Mừng cho người nghèo (Lc 4,18) dường như chỉ là một mẩu tin nhỏ bé giữa rất nhiều tin khác. Chỉ một tiếng hót líu ríu, nhưng chẳng có ý nghĩa gì.
Quyền lực mà chúng ta đang chiến đấu chống lại, thì quá mạnh không có khả năng tự vệ, xúc tua của nó thì vô số: từ sự tập trung giàu có đến sự nhiễu nhương của quảng cáo, tới sự xa lánh được đưa tới bởi vật trung gian, tất cả mạnh đến nỗi làm chúng ta mất hết cam đảm, đặc biệt ở góc độ các phương thức tầm thường của chúng ta.
Đôi khi dường như không có sự chọn lựa để sống và nghĩ theo cách này, mà bản ngã thích bị hư danh và bị quyến rũ, và thường thờ ơ. Chúng ta biết rằng một chọn lựa tồn tại, và chọn lựa đó thuộc về những ai sống bởi đức tin, những người nhìn thực tại không như nó bị bóp méo bởi con người, nhưng nhìn giống như Thiên Chúa đã có ý định về nó. Chính tình cảnh đúng đắn này kêu gọi tính mãnh liệt to lớn cho một lời đáp trả, sự đáp trả của các ngôn sứ.
Chính Đấng Cứu Thế bảo ta rằng đó là tội làm theo, và nó thích hợp để giận dữ trong sự hiện diện của một lời nói dối mà nó đòi hỏi phải có quyền thành công cùng với phương châm này. Cái “không” của chúng ta phải can đảm và mạnh mẽ khi đối mặt với quyền lực của thế gian này và của vương quốc mỏng manh này.
Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi
Tin Mừng Ga 4,34-38: Ở đây chúng ta sẽ tự giới hạn mình để nêu ra hai chủ đề làm cho đoạn Tin Mừng này thành một hình tượng cho sự đổi mới hy vọng.
- Cái nhìn của Chúa Giêsu có hai điểm trọng tâm: ở cấp độ đầu tiên những cánh đồng lúa đang trĩu hạt; trong bối cảnh những người Samari đang đến, sau cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ bên bờ giếng Xy-kha. Những người bên ngoài, “những người bị rút phép thông công”, là những hoa trái đầu tiên của vụ gặt. Người phụ nữ Samari cũng như thế, chính cô là ‘một người bên ngoài luật’, trở thành một nhà thừa sai giữa những đồng bào của cô. Hy vọng được sinh ra ở nơi mà, nói theo cách con người, chúng ta không nhìn thấy bất cứ một nền tảng hy vọng nào.
- Chúa Giêsu trích dẫn lời sách Châm Ngôn cũng là một nguồn hy vọng: “người này gieo, kẻ khác gặt”. Gieo và gặt là hai mặt của cùng một đồng tiền. Chúa Giêsu là hạt giống trổ sinh hoa trái (x.Ga 12, 24). Lời Ngài là hạt giống mà các môn đệ sẽ loan báo cho toàn thế giới. Cùng một lời chúng ta nghe ngày hôm nay. Mùa gặt đang đến giữa chúng ta. Nhưng mùa gặt sau cùng vẫn còn xa trong tương lai. Song chúng ta vui mừng ngay từ ngày hôm nay trong sức sống của hạt giống này.
Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế
Chúng ta, những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, có thể chọn một nơi như là biểu tượng cho hy vọng của chúng ta: Đó là một căn phòng nhỏ ở Ciorani nơi mà, vào tối ngày 21 tháng 07 năm 1740, thánh Anphongsô cùng với các cha Mazzini, Sportelli, Rossi và các thầy Rendina, Tartaglione, Gaudiello và Curzio đã làm lời khấn bền đỗ của mình.
Khi Dòng chưa được châu phê bởi Đức Giáo Hoàng, thì vua nước Napôli đã làm cho đời sống của các bạn đồng hành hầu như không thể hoạt động được. Để giữ những người bạn đồng hành này lại cùng nhau, không có bất cứ nguyên tắc nào, nhưng chỉ có một ‘ý định’ mà Anphongsô, mặc dù vẫn ở dưới quyền giám hộ của đức cha Falcoia, đang cố gắng tập trung. Không một ai có thể đưa ra bất cứ một sự đảm bảo nào về sự sống còn cho nhóm người này. Mỗi người trong nhóm được tự do chọn lựa hoặc ở lại hoặc ra đi. Và lúc ấy chính các ngài cam kết hiến dâng đời sống các ngài cho ơn cứu chuộc chứa chan. Vì đối với các ngài, thật đủ để biết rằng công việc rao giảng của các ngài về Chúa Giêsu Kitô cho người nghèo ở vùng miền quê sẽ không có kết quả.
Đó không phải là một sự tình cờ mà tiểu sử gần đây của đấng sáng lập của chúng ta được đặt cho tên “một vị thánh của những người không có hy vọng”. Đó là một sự phát hiện về ‘những người hoàn toàn không có gì’ đã làm đảo lộn kế hoạch của Anphongsô và làm cho Anphongsô phải nói rằng: dâng hiến đời sống cho những người thôn quê này thì “mình có thể phải ở lại một mình”. Tuy nhiên, con cái của Anphongsô đã phải vượt qua Mũi Hảo Vọng.
Chọn lựa của những người này thì mang tính ngôn sứ, cho dù là họ không làm bất cứ một điều lớn lao nào. Cách thức của họ là công bố, đối diện với chính phủ của Vương quốc và của Giáo Hội, phẩm giá của con người, phẩm giá của toàn bộ con người bị “lãng quên”, bị bỏ mặc. Để đến bên cạnh những người bị bỏ rơi, và để hiến dâng toàn thân như một sự giúp đỡ cho sự tăng trưởng về mặt thiêng liêng và nhân bản, thì giống như “một tiếng kêu gào lớn” trước các chính sách mà nó đã khước từ lẽ sống, cụ thể đó là sự phục vụ.
Chính trong cách thức của sự tiên đoán khiêm nhường và can đảm này mà các thánh và chân phúc của chúng ta đã hành động. Một vài người trong số họ phải “cương quyết”, như bản văn Hy Lạp của Tin Mừng Lc 9,51 đặt vào, nói về Chúa Giêsu đã quyết định lên Giêrusalem. Đây là điều các vị tử đạo Tây Ban Nha và những vị ở Đông Âu đã làm, một số người trong số các vị tử đạo thậm chí đã phải chịu sự đau đớn tàn ác hơn.
“Không một ngôn sứ nào của quá khứ hay của hiện tại lại chết một cách tự nhiên”, Leonardo Boff nói. Điều này có thể làm cho chúng ta hoảng sợ.
Hiến Pháp ngày nay
“Trở thành một dấu chỉ hy vọng cho người nghèo”: đây là ơn gọi của chúng ta. Nhưng nó sẽ là có thể chỉ khi chúng ta có một lối sống thực sự nghèo, trong mối tương quan với những người mà chúng ta phải truyền bá Tin Mừng cho họ (HP. 65). Điều này cũng có nghĩa là mang tính ngôn sứ.
Một lần nữa, chính Đức Kitô chúng ta phải nhìn vào. Không giống như các kinh sư, Chúa Giêsu dựa vào thẩm quyền về mẫu gương đời sống của Ngài (Mt 7,29), và không nghiêm khắc theo các lý thuyết hoặc sức mạnh của các lời có sức quyến rũ. Chúa Giêsu gần gũi với mọi người, Ngài đã chia sẻ sự đau đớn của họ và vì lý do đó, Ngài đã giận giữ. Chúa Giêsu gây ấn tượng sâu sắc trong việc giảng dạy của Ngài bởi vì Ngài hiện thân của những điều Ngài giảng.
Phần chúng ta, chúng ta phải thừa nhận rằng, qua nhiều thế kỷ Giáo Hội đã được quan tâm nhiều hơn với việc mang lại những hiệu quả hơn là gương mẫu.
Chúa Giêsu đã nói gì với mỗi người chúng ta lúc này? Có lẽ Ngài sẽ không yêu cầu chúng ta chỉ giành một vị trí cho thế giới này trong trái tim đóng băng của chúng ta; nhưng Ngài sẽ cầu khẩn chúng ta đi vào nỗi đớn đau của thế giới này, để hướng tới tất cả những người bên lề xã hội, thuộc địa lý cũng như thuộc sự sống còn, ít nhất là lắng nghe tiếng khóc than cho ơn cứu độ đang trỗi dậy trong lòng họ.
Ngài cũng sẽ hỏi chúng ta làm mọi thứ có thể để lối sống cá nhân của chúng ta và cách thức chúng ta dự kiến như một cộng đoàn có thể diễn tả một điều gì đó khác từ sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều khả năng cho thế giới, mà những thế lực mạnh mẽ của thế giới này muốn chúng ta “phục tùng” và thậm chí là phải ngoan ngoãn. “Cuộc khủng hoảng thực sự không được biểu hiện bằng những con số, nhưng nó mang tính tiêu cực”, như Communicanda 3 đã nói như thế vào năm 1904, khi Communicanda 3 mời gọi chúng ta đọc dấu chỉ thời đại của mình.
Chúa Giêsu sẽ yêu cầu chúng ta công bố, với sự cam đảm lớn hơn và với những lựa chọn mang tính mục vụ, Tin Mừng của Chúa cho các bạn trẻ. Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người này: “đừng để cho họ cướp lấy hy vọng của các bạn”, đó là bởi vì ngài biết các bạn trẻ bị đặt vào tình thế nguy hiểm nhiều như thế nào đối với việc ảo tưởng về những giải pháp dối trá và dễ dàng đạt được. Và về phần chúng ta, chúng ta biết các bạn trẻ cần chúng ta nhiều như thế nào, về phương diện từ bỏ chính mình, nhưng trên tất cả là về tính xác thực.
Kết luận
Thật tốt để bày tỏ ý định của chúng ta cách tự do khi cầu nguyện. Cụ thể, chúng ta cần nhớ:
- những nạn nhân của bất công.
- người nghèo và người bị bỏ rơi sống gần cộng đoàn chúng ta.
- các bạn trẻ và những khát khao của họ về một đời sống thực sự.
- các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã tự ràng buộc mình với những lựa chọn dũng cảm và mang tính ngôn sứ.
- những giáo dân cộng tác với chúng ta trong việc công bố ơn cứu chuộc chứa chan.
- những ngôn sứ của thời đại chúng ta.
Học viện Thánh Anphongsô (theo cssr.news)