Sự phân cực trong Giáo hội và cuộc khủng hoảng đối với tâm thức của người Công giáo

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 30-11-2017 | 12:06:38

“Sự chấm dứt đối với đời sống trí tuệ của người Công giáo ở thế giới phương Tây có thể đến sớm hơn chúng ta nghĩ”. 

Cách đây không lâu, câu chuyện nổi bật của Giáo hội Công giáo đó chính là cuộc chiến chống chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa cộng sản và phong trào tục hóa. Câu chuyện phụ đó là cuộc đấu tranh của Giáo hội thể chế chống lại các nhà thần học tự do. 

Nhưng hiện nay câu chuyện quan trọng hơn hẳn có vẻ như bận tâm đến cuộc chiến của Giáo hội Công giáo với chính bản thân mình. Trong một thế giới ngày càng chia rẽ, Giáo Hội dường như đại diện cho một điều gì đó rất khác biệt với một cộng đồng thống nhất và hòa hợp những sự đa dạng.

Trong vài tuần gần đây, người Công giáo – tại Hoa Kỳ, nhưng không chỉ vậy – đã theo dõi các nhà lãnh đạo thể chế của họ đối phó công khai với bức tranh đặc biệt này của Giáo hội. Chẳng hạn như, Đức Hồng y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã phát biểu về sự cần thiết phải tái khám phá lại tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội trong bài phát biểu hôm 13 tháng 11 vừa qua khai mạc đại hội đồng mùa thu hàng năm của các Giám mục.

Bài phát biểu của ĐHY DiNardo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cựu Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin của các Giám mục Hoa Kỳ đã công khai công kích nền thần học cũng như sự lãnh đạo của ĐTC Phanxicô.

1511781392

Đức Hồng y Pietro Parolin

Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng đã đưa ra ý kiến trong cuộc tranh luận. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, cũng nhằm mục đích ngoại giao, vị Hồng Y người Ý đã đưa ra một bài giảng trong Thánh Lễ khai mạc hội nghị của các Giám mục. Đánh dấu kỷ niệm 100 năm Hội nghị Giám mục, ĐHY Parolin đã kêu gọi các Giám mục Hoa Kỳ thúc đẩy một sự đồng thuận sâu sắc trong Giáo hội.

Người Công giáo đã quen với bức tranh về một Giáo hội phân cực này, nhưng chúng ta không được quên rằng đó là một hình ảnh đầy kinh ngạc xét từ quan điểm lịch sử.

Nó đã được khuếch trương bởi sự ảo hóa về Giáo hội Công giáo – đó là, việc tạo ra các đặc tính tôn giáo trong không gian ảo. Nhưng không có vấn đề gì là có sự thật đối với một Giáo hội Công giáo mới đầy rạn nứt này, ít nhất là ở bán cầu Tây Âu. Nếu có một điều mà những người Công giáo bén nhạy khác nhau dễ dàng đồng ý, đó chính là sự phân cực trong Giáo hội Công giáo. 

Ở thế giới phương Tây, và đặc biệt là ở thế giới nói tiếng Anh, hiện tượng này có nhiều hình thức khác nhau và có những lịch sử khác nhau. Sự phân cực trong Giáo hội Công giáo ở Hoa Kỳ, Úc và Vương quốc Anh, cũng như ở lục địa châu Âu, không giống như ở mọi nơi.

Nhưng có một sự nhất trí rằng nó bắt đầu khi sự phân cực về mặt chính trị trong số những người Công giáo, đặc biệt là xung quanh “những vấn đề về sự sống” đầy những trang cãi chẳng hạn như vấn đề ngừa thai, và nhất là vấn đề phá thai. 

Nó dần dần lan rộng sang những mức độ và chiều kích khác của đời sống Công giáo và dần dần làm sâu sắc thêm vết sự rạn nứt. Có một sự phân cực về mặt thần học đối với những lối diễn giải khác nhau của công đồng Vatican II. Chúng ta cũng có một sự phân cực về mặt phụng vụ đối với các thị hiếu khác nhau trong lĩnh vực phụng vụ, từ việc ủng hộ đối với phụng vụ hội nhập văn hóa cho đến Thánh Lễ trước công đồng Vatican II.

Và, cuối cùng, có sự phân cực trong Giáo hội, được chứng kiến bởi việc mua sắm cho một giáo xứ hoặc một cộng đồng dựa trên quan điểm riêng của một người nào đó trong Giáo hội Công giáo, hoặc thậm chí là hiện tượng chia tách một cộng đồng hiện tại thành hai hay nhiều cộng đồng Công giáo khác nhau.

 Sự phân cực trong Giáo hội đã gây ra một cuộc khủng hoảng đối với các tín hữu, theo nghĩa rằng một số tín hữu cảm thấy hết sức ghê tởm bởi bầu không khí bạo lực bằng lời nói đến nỗi họ đã rời bỏ Giáo hội. Và đó cũng là một cuộc khủng hoảng đối với mọi thành viên trong giáo hội, bởi đó mà nhiều người Công giáo đã quên cách làm thể nào để sống đời sống đức tin trong một Giáo hội không bị phân cực.

Ngoài ra, nó cũng là một cuộc khủng hoảng đối với một sự hiểu biết uyên thâm, theo nghĩa nó đã trở nên khó khăn cho việc suy tư về vấn đề tôn giáo, thần học và Giáo hội theo những điều khoản không phân cực. Sự phân cực này, trên thực tế, đã trở thành xu hướng mặc định đối với tất cả những vấn đề nhạy cảm.

Nhưng theo quan điểm lịch sử, đây là một hiện tượng mới. Việc thừa nhận công khai của nó đi trước sự nghiên cứu về những gì đã xảy ra và tại sao nó lại xảy ra. Có một vài khởi đầu thú vị, chẳng hạn như một cuốn sách đã được xuất bản năm ngoái có tựa đề ‘Sự phân cực trong Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ’.

Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi một sự hiểu biết về mặt tinh thần cũng như một sự chữa lành tâm linh. Bởi vì sự phân cực không phải chỉ là vấn đề về thực tiễn giáo hội cá nhân hay cộng đồng hay của cá nhân hay cộng đồng tín ngưỡng và sự hiểu biết về đức tin Công giáo. Nó đã trở thành hệ thống theo nghĩa rằng nó đã trở thành một ngành kinh doanh.

‘Sensus Ecclesiae’, hay “cảm thức thuộc về Giáo hội”, mà ngày nay nhiều người Công giáo chủ yếu được xác định bởi phức hệ báo chí-thần học-thần học, “một nền báo chí gần gũi”, nơi mối quan hệ cá nhân và hệ tư tưởng của tác giả trở nên quan trọng hơn việc nghiên cứu và phân tích đối với các sự kiện. Một ví dụ gần đây đó chính là cuộc phỏng vấn với Đức Hồng y Müller, cựu Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, vốn đã được đăng trên tờ nhật báo được tôn trọng nhất của Italy, nhật báo Il Corriere della Sera.

Các kênh tin tức công giáo đã trở thành một biểu tượng của sự phân cực Công giáo. Trong thời kỳ Xô viết, có một câu nói đùa nổi tiếng về công tác tuyên truyền của Nga: “Trên tờ Pravda [tờ báo của Nga nói về sự thật] chẳng hề có tin tức nào cả và trên tờ Izvestia [tờ báo của Nga về tin tức] thì lại chẳng hề có sự thật”.

Người ta được nhắc nhở về điều này khi đọc một số tin tức Công giáo, đặc biệt là về ĐTC Phanxicô. Nhưng thậm chí còn tồi tệ hơn khi cố gắng chữa trị những điều tồi tệ của một hệ thống thông tin Công giáo đầy phân cực bằng cách in các bài báo có tính chất duy nhất là sự cân nhắc, thường không có gì quan trọng hơn hoặc thông minh để nói khác hơn là “Tôi đang lưỡng lự”.

Óc đảng phái ý thức hệ của các phương tiện truyền thông Công giáo chỉ là một mặt của sự phân cực trong Giáo Hội. Sự tập trung của nó vào sự phân tích ngắn hạn đang tạo ra những ảnh hưởng lâu dài đối với tư duy của Giáo hội. Đây là một thảm hoạ tinh thần trong quá trình hình thành và phải gây nên mối bận tâm nghiêm trọng, đặc biệt đối với những ai coi trọng truyền thống Công giáo.

Đó là một vấn đề khi mà các sinh viên thần học ngày nay đã trưởng thành theo dõi và lắng nghe các tổ chức truyền thông Công giáo đầy quyền lực, tương đương với Fox News hay Breitbart. Không cần phải nói, những người Công giáo bảo thủ đã trở nên tích cực hơn và thành công hơn nhiều so với những người theo chủ nghĩa tôn giáo tự do trong việc tổ chức các tập đoàn truyền thông Công giáo này.

Nhưng cũng có một vấn đề ở phía bên kia của lớp học. Trong giới học viện Công giáo, sự phân cực này đã tạo ra nhiều hình thức khác nhau về ý thức hệ tư tưởng đối với các trường cao đẳng và đại học Công giáo và với một số thái cực vô lý và kỳ quái.

Xu hướng mới nhất đó là việc tạo ra, trong cùng một trường đại học, các phòng ban, các trung tâm và đơn vị nghiên cứu khác nhau vốn cạnh tranh với nhau. Xét theo cách họ làm, hoặc đúng hơn là không, hợp tác trong cùng một khuôn viên, rõ ràng là những thực thể khác nhau cung cấp không chỉ những hiểu biết khác nhau nhưng rõ ràng là không tương thích với Giáo hội Công giáo.

Một lần nữa, hiển nhiên là những sáng kiến thần học Công giáo có khuynh hướng bảo thủ thường được tài trợ tốt hơn nhiều so với những sáng kiến có khuynh hướng tự do.

Sự phân cực đã thay đổi không chỉ hoạt động chính trị của việc tài trợ các sáng kiến thần học thuộc các trường đại học Công giáo. Nó cũng đã làm méo mó cách thực hiện thần học. Với các trường học Công giáo hiện nay, có một áp lực nội tại không được nhắc đến, nhưng rất sâu sắc để tôn trọng triệt để câu chuyện thần học đã được xác định trước và quan điểm chính trị của Giáo hội đã được xác định trước.

Việc hình thành các nền văn hoá thần học Công giáo tương đồng và tách biệt này là một trong những lý do cho cuộc khủng hoảng tinh thần Công giáo và về việc bị gạt ra khỏi lĩnh vực thần học và các nghiên cứu tôn giáo trong các trường cao đẳng và đại học Công giáo. Đó là một sự chia rẽ nội bộ mà các nhà quản lý trường đại học đã nắm được để khai thác và ủy thác cho các sinh viên Công giáo trau dồi cách điều chỉnh một cách tinh tế.

Về lâu về dài, không có sự tồn tại có thể nghĩ tới của lĩnh vực thần học Công giáo mà không có vai trò sống còn và không chiếu lệ đối với nền thần học học thuật trong các trường đại học và cao đẳng Công giáo.

Chắc chắn là quá sớm để đưa ra kiểu phán xét như vậy về Công giáo, với sự khác biệt giữa Công giáo và Tin Lành. Nhưng có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy một cuộc khủng hoảng lịch sử dần ló dạng đối với đời sống tinh thần Công giáo. Đó là một cuộc khủng hoảng gây ra bởi nhiều yếu tố.

Đời sống tri thức Công giáo đang bị giết chết bởi việc công ty hóa và “việc hàng hoá hóa” đối với các trường cao đẳng và đại học Công giáo, được đặt trong một cuộc khủng hoảng tổng thể hơn đối với giáo dục đại học.

Nhưng đó cũng là một vết thương tự mình gây ra. Sự chấm đứt đối với đời sống trí tuệ Công giáo ở thế giới phương Tây có thể đến sớm hơn chúng ta nghĩ. Điều đó chỉ có thể khi các tư tưởng Công giáo dành ít nhất trọn vẹn một thế hệ, trong phàn tư cuối cùng của một thế kỷ, cung cấp những câu chuyện phân cực về một Giáo hội phân cực.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết