Sự hòa hợp tuyệt vời giữa Nga với ĐTC Phanxicô về vấn đề Syria và Ukraine

Lời kêu gọi của ĐHY Parolin vào cuối tháng Tám là “cực kì quan trọng”, ĐTC Phanxicô được người dân Nga “vô cùng kính trọng và mến mộ”. Còn Trump? Mối quan hệ giữa Nga và Vatican không phụ thuộc vào các quốc gia khác.

Lời kêu gọi mà Đức Hồng y Pietro Parolin sẽ đưa ra đối với Moscow vào cuối tháng này, nơi mà Ngài sẽ gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin, “là một sự kiện vô cùng quan trọng, bởi vì trên thế giới ngày nay, ĐTC Phanxicô là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn” và “người dân Nga vô cùng kính trọng và mến mộ”: theo Đại sứ Nga Alexander Avdeev tại Toà Thánh, người mà trong cuộc phỏng vấn này đã nhận định về “sự hòa hợp” tuyệt vời giữa Nga và thành phố Vatican, bắt đầu với tình hình tại Ukraine và Syria, nơi mà Ngài nhấn mạnh, “rõ ràng là nguy cơ khủng bố có thể được loại trừ chỉ với việc đánh bại hoàn toàn tổ chức ISIS”. Liên quan đến chính quyền Donald Trum tại Washington, mối quan hệ giữa Nga và thành phố Vatican, khẳng định nhà ngoại giao của Moscow tại Điện Tông Tòa, có giá trị riêng và tác động tích cực lớn đến tình hình trên thế giới. Chúng không phụ thuộc vào các quốc gia khác.

Thưa ngài Đại sứ, ngài mong đợi gì từ lời kêu gọi của ĐHY Parolin đối với Nga?

“Chúng tôi tin tưởng rằng chuyến viếng thăm của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, sẽ góp phần vào sự phát triển hạnh phúc hơn nữa của mối quan hệ song phương giữa Toà Thánh và Nga. Chúng ta có những tiền đề quan trọng nhất để điều đó xảy ra: mức độ tin cậy lẫn nhau cao cùng với sự hài hòa tuyệt vời đối với nhiều vấn đề. Bầu không khí hòa hợp đối với các mối quan hệ đó cũng được củng cố thêm bởi các mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo hội Công giáo La Mã và Tòa Thượng Phụ Moscow. Thực tế này thể hiện một kết quả trực tiếp của cuộc gặp gỡ, được tổ chức tại Cuba, giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill”. 

“Không thể tránh khỏi việc đối mặt với bối cảnh của các hoạt động quốc tế, nơi mà Nga có một sự hiện diện tích cực hơn, chẳng hạn như chủ đề về Trung Đông, Syria hay Ukraine, quốc gia mà tôi đã viếng thăm hồi năm ngoái”, Đức hồng y Parolin phát biểu gần đây: Quan điểm của Moscow về Syria và Ukraine là gì và những hội tụ thực sự nào đã tồn tại với Toà Thánh?

 Clipboard-18604-kKSB-U11004032259070UEE-1024x576@LaStampa.itCác nhà cầm quyền Nga đóng vai trò quan trọng nhất đối với lời kêu gọi của Đức Hồng Y Pietro Parolin gửi tới Moscow. Đây là một sự kiện quan trọng đối với điện Kremlin, bởi vì trên thế giới ngày nay, ĐTC Phanxicô là một nhà cầm quyền có tầm ảnh hưởng rất lớn. Chắc chắn, các tình huống của Trung Đông, đặc biệt là của Syria sẽ được thảo luận, cũng như các cuộc xung đột khác trên toàn thế giới. Chúng ta có một sự hòa hợp tuyệt vời trong cách tiếp cận một số vấn đề với thành phố Vatican: trước tiên, chúng ta tin rằng tất cả các xung đột cần phải được giải quyết thông qua việc thương thảo và đàm phán. Cần phải kiên trì với những nỗ lực quốc tế để tìm ra giải pháp cho tình hình của Syria, tiếp tục các tiến trình đối với Astana và Geneva, tiếp tục giương cao ngọn cờ của cuộc chiến chống lại ISIS. Giờ đây, rõ ràng rằng nguy cơ khủng bố chỉ có thể được giải quyết chỉ với việc đánh bại hoàn toàn ISIS. Về vấn đề Ukraine, Vatican cũng giồng như Nga, nhắc lại rằng tất cả các bên có liên quan đến cuộc xung đột cần phải tôn trọng thỏa thuận Minsk. Bên cạnh đó, chúng ta luôn luôn phải nhớ đến những người đang sống trong các khu vực xung đột, những người đang có nhu cầu cực kì cấp bách về viện trợ nhân đạo và lòng nhân ái của con người”.

Những hoạt động hợp tác nào có thể được thực hiện giữa Nga và Tòa Thánh liên quan đến các Kitô hữu và các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số khác tại Trung Đông, những người hiện đang phải chịu một cuộc bách hại tàn khốc, và dựa vào những cân nhắc chung đối với hiện tại, và, gắn bó với các cân nhắc chung hơn, liên quan đến hiện tại và tương lai của Trung Đông?

“Nga và Tòa Thánh có một sự bảo vệ đối với các Kitô hữu và các dân tộc thiểu số tại Trung Đông đang sống giữa lòng Trung Đông. Chúng ta đã nghĩ đến và đã thực hiện nhiều cuộc hội thảo về chủ đề này trong bối cảnh của “Ủy ban Nhân quyền” tại Geneva. Ở Nga, có một nhận thức mạnh mẽ về thực tế rằng ở Trung Đông là đất nước của Đức Kitô, đất nước của nền văn minh Kitô giáo, và nếu như không có các Kitô hữu thì khu vực này sẽ mất đi tầm quan trọng lịch sử của nó. Tương tự với tình hình của các dân tộc thiểu số ở Trung Đông: chúng đại diện cho di sản văn hoá và nhân chủng học của khu vực này. Con số những người hiện đang phải đau khổ vì cảnh chiến tranh đang diễn ra đó là hàng trăm ngàn người. Nga và Vatican cùng chia sẻ chung những giá trị và thái độ đối với các khu định cư có thể xảy ra trong cuộc khủng hoảng”.

Đức Hồng y Parolin sẽ gặp gỡ cả Tổng thống Vladimir Putin và Đức Thượng Phụ Chính Thống Moscow và toàn nước Nga, Đức Thượng Phụ Kirill: Kremlin có ý nghĩa gì đối với cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill tại Cuba? 

“Người Nga xem cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill như là một sự kiện của nền văn minh nhân loại. Một sự kiện như vậy, theo ý kiến của chúng tôi, nên phù hợp với sự phát triển hơn nữa của sự cộng tác và đối thoại giữa hai Giáo hội và giữa các tín hữu của cả hai bên. Thực tế này sẽ góp phần củng cố thêm mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Nga”.

Từ bức thư do ĐTC Phanxicô viết cho Tổng thống Putin với tư cách là chủ tịch G20, theo sau buổi cầu nguyện đã được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô cho vấn đề hòa bình tại Syria, mối quan hệ giữa ĐTC Phanxicô và Kremlin hiện nay dường như được đặc trưng bởi sự hợp tác: Điều gì đại diện cho vị Giám Mục Rôma đến từ Mỹ Latinh với tổng thống Nga?

“Đối với chúng tôi, những công dân Nga, vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo, đến từ Mỹ Latinh, như quý vị nói, là một nhân vật xuất chúng của thế giới, được mọi công dân ở đất nước tôi kính trọng và mến mộ”.

Mối quan hệ giữa Toà Thánh và Nga có thể sẽ tiến triển như thế nào khi Tổng thống Donald Trump điều hành Washington?

 “Mối quan hệ giữa Nga và Tòa Thánh mang tính logic riêng về mặt lịch sử. Mối quan hệ này mang giá trị riêng và có một tác động tích cực lớn đến tình hình thế giới. Điều đó không phụ thuộc vào các quốc gia khác”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết