"Sự hiệp nhất trong Chúa Kitô" cuộc đối thoại tại hội nghị lịch sử tại Bossey

Trong cuộc hành trình nhằm vượt qua sự chia rẽ nội bộ vốn đang tách rời các Kitô hữu, lãnh đạo hàng đầu của Hội đồng các Giáo hội thế giới (WCC), Hiệp hội Ngũ Tuần Thế giới (PWF), Hiệp Hội Truyền Giáo Thế giới (WEA), và các quan chức của Vatican trong việc thúc đẩy sự hiệp nhất giữa các Kitô Hữu đã gặp nhau lần đầu tiên, trong một hội nghị lịch sử diễn ra trong hai ngày nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu (GCF). Hội nghị được tổ chức nhờ sự hợp tác của bởi Hội đồng các Giáo hội thế giới và Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu.

Greater Oneness in ChristKhoảng 25 tham dự viên đã lưu tâm đến các vấn đề như sau: Chúng ta đang ở đâu trên con đường hiệp nhất các Kitô hữu trong Giáo hội thế giới hiện nay, hai thập kỷ sau khi Hội đồng các Giáo hội thế giới kêu gọi một diễn đàn mới cho cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các Giáo hội? Đâu là câu trả lời cho những vấn đề gợi ý về các bước tiếp theo trong cuộc hành trình của các Giáo hội hướng tới sự hiệp nhất hơn trong Chúa Kitô cũng như vai trò bổ khuyết của mỗi Giáo hội cũng như các tổ chức tham gia? Hội nghị được sắp xếp nhằm tạo điều kiện phản ánh chung và đồng thời đưa ra câu trả lời đối với những vấn đề này trong bản đánh giá năm 2016 về mối quan hệ giữa Hội đồng các Giáo hội thế giới và Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu.

“Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu cung cấp một nền tảng có liên hệ hiệu quả để lắng nghe và học hỏi từ câu chuyện lịch sử và hiện tại về đức tin. Khoảng thời gian của chúng ta tại Bossey đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời để có thể hiểu thêm về nhau cũng như về vai trò quan trọng của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu khi chúng ta cùng nhau hướng tới tương lai”, tiến sĩ David Wells, từng giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngũ Tuần Thế giới, cho biết.

“Hội nghị tại Viện Ðại Kết Bossey của Hội đồng các Giáo hội thế giới, đã được nhiều người hy vọng trong nhiều năm. Sức mạnh và sự tín nhiệm của các nhân chứng của Giáo hội hoàn vũ cũng như sự phục vụ đối với thế giới ngày càng được củng cố bằng cách chữa lành những chia rẽ hết sức bi đát của chúng ta. Trong nhiều thập kỷ với công tác đại kết, sự kiện chúng ta cùng nhau quy tụ nhân dịp này chính là một điểm nổi bật”, Wes Granberg-Michaelson, nguyên Tổng thư ký của Giáo hội Cải cách tại Hoa Kỳ, và hiện đang phục vụ trong nhóm lãnh đạo của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu, cho biết.

“Diễn đàn Kitô giáo Toàn cầu quy tụ chúng ta đến với nhau trong tinh thần đức tin, để gặp gỡ cũng như xây dựng lẫn nhau”, Đức Giám Mục Efrahim Tendero, Tổng thư ký Hiệp Hội Truyền Giáo Thế giới, cho biết.

Đức Giám mục Brian Farrell, Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo, đã nói về một “cuộc gặp gỡ vĩ đại”, khuyến khích các tham dự viên “tiếp tục con đường hiểu biết và hợp tác này. Nguyện xin Chúa Thánh Thần nơi chúng ta những điều mà Ngài đã khởi sự (x. Philipphê 1, 6)”.

Tổng thư ký Hội đồng các Giáo hội thế giới, Tiến sĩ Olav Fykse Tveit, cho biết “Một hội nghị hết sức tốt đẹp với nhiều sự hiểu biết chung về việc Diễn đàn Kitô giáo Toàn cầu đã có những kết quả tích cực như thế nào. Chúng ta đã suy ngẫm về sự phát triển của Kitô giáo trên thế giới, và trong bối cảnh này, vấn đề được đặt ra đó chính là làm thế nào để các công cụ khác nhau trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô giáo có thể bổ sung cho nhau. Chúng ta cũng nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu như là một công cụ chung để có được sự hiệp nhất nếu như Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu trung thành với căn tính của họ như một diễn đàn”.

Lời mời gọi để tạo ra một diễn đàn phát sinh đầu tiên từ Hội đồng các Giáo hội thế giới tại một hội nghị được tổ chức cách đây gần 19 năm, cũng đã diễn ra tại Bossey. Thư ký của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu, Tiến sĩ Larry Miller, đã chỉ ra khoảng cách có liên hệ giữa hai hội nghị đã được tổ chức tại cùng một địa điểm. “Đó chính là Giáo hội Công giáo, Hiệp hội Ngũ Tuần Thế giới, Hội đồng các Giáo hội thế giới, và Hiệp Hội Truyền Giáo Thế giới, những người đã cũng nhau đại diện theo một nghĩa nào đó cho gần như toàn thể các Kitô hữu trên toàn thế giới, hiện đã sẵn sàng để cùng nhau tay trong tay làm việc trong một diễn đàn chung như là một lý do cho thái độ biết ơn sâu xa đối với quá khứ cũng như hy vọng hướng về tương lai”.

Hội nghị nên được xem như là một cơ quan tham vấn nhằm chuẩn bị cho hội nghị tiếp theo của Ủy ban quốc tế của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu tại Taizé, Pháp, diễn ra từ ngày 8/2 đến 13/2 năm 2018 và Hội nghị toàn cầu tiếp theo của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu được tổ chức tại Bogota, Colombia, từ ngày 20/4 đến 23/4 năm 2018. Cuộc thảo luận chính đã tập trung vào vai trò cũng như cấu trúc của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu với một căn tính cốt lõi rõ ràng như là một diễn đàn, làm thế nào để theo dõi các sự kiện của Diễn đàn, các phương pháp luậnđối với những suy tư thần học, nâng cao các chiến lược truyền thông và làm thế nào để tính đến cả các Giáo hội lớn cũng như các Giáo hội nhập cư trong công việc của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu. Một hội nghị đặc biệt giữa người đứng đầu truyền thông của Diễn đàn Kitô giáo toàn cầu, Hiệp Hội Truyền Giáo Thế giới, Hiệp hội Ngũ Tuần Thế giới, Vatican và Hội đồng các Giáo hội thế giới sẽ diễn ra để thảo luận các chiến lược truyền thông hợp tác thay mặt cho Diễn đàn.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết