Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành nhà đề xướng tuyệt vời đối với “Sự hiệp nhất Giáo hội” dưới sự kiểm soát của chính họ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn rằng “Của Caesar trả lại cho Caesar, và điều gì thuộc về Thiên Chúa trả lại cho Caesar”. Phần thứ ba và cuối cùng của bài tiểu luận “Sự hiệp nhất của Giáo hội tại Trung Quốc sau Thỏa thuận Trung-Vatican”. Giám đốc AsiaNews, Cha Bernardo Cervellera, trong thời gian ở Trung Quốc đã đặt câu hỏi với một quan chức, nỗi sợ lớn nhất của họ đối với Giáo hội Công giáo là gì? Vị quan chức trả lời rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của chính phủ đó chính là sự hiệp nhất của Giáo hội.
Bắc Kinh (AsiaNews) – Sau Thỏa thuận Trung-Vatican, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành người thúc đẩy tuyệt vời đối với “sự hiệp nhất của Giáo hội”. Nhưng dự án này khác với sự hiệp nhất của Giáo hội theo Tin Mừng. Trong thực tế, chính phủ đang xây dựng một Giáo hội chỉ mang tính Công giáo về vẻ bề ngoài, bởi vì nó không đảm bảo tự do thực sự cho Đức Giáo Hoàng và các Giám mục. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn rằng “Của Caesar trả lại cho Caesar, và điều gì thuộc về Thiên Chúa cũng thuộc về Caesar”. Đây là một số suy tư của một giáo dân Trung Quốc tên Duo Mu, trong một phân tích về nghiên cứu của ông về “Sự hiệp nhất của Giáo hội tại Trung Quốc sau thỏa thuận Trung-Vatican”. Ở đây chúng tôi xuất bản phần thứ ba và phần cuối cùng tỏng loạt bài này. Bấm vào đây để phần I và phần II.
- Liệu Thỏa thuận Trung-Vatican có thể “hiệp nhất” Giáo hội tại Trung Quốc không?
“Để tất cả mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 21).
“Tôi cảm nhận được nhu cầu cấp thiết, như một nghĩa vụ sâu sắc và cấp bách của tôi và như là một biểu hiện của tình yêu của một người cha, đối với việc củng cố đức tin của các tín hữu Công giáo Trung Quốc và đồng thời ủng hộ sự hiệp nhất của họ với các phương tiện phù hợp với Giáo hội” (Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI, 2008, Thư gửi các Tín hữu Công giáo Trung Quốc).
Trong cuộc hành trình đầy can trường hướng tới sự hiệp nhất này, sự minh bạch và thận trọng của đức tin đòi buộc chúng ta cần phải tránh cả chủ trương hoà giải giả tạo (irenicism) và sự thờ ơ với các Nghi lễ của Giáo hội. Trong số tất cả các Giáo hội và các cộng đồng Giáo hội, Giáo hội Công giáo có ý thức rằng Giáo hội đã bảo vệ sứ vụ của Đấng kế vị Tông đồ Phêrô, Giám mục Thành Rôma, người mà Thiên Chúa đã thiết lập như là “nguyên tắc vĩnh cửu và hữu hình và là nền tảng của sự hiệp nhất” của mình, và người mà Chúa Thánh Thần củng cố để Ngài có thể cho phép tất cả những người khác chia sẻ lợi ích thiết yếu này. (Tông Thư ‘Ut unum sint’ số 79, 88) của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).
Sự hiệp nhất sâu sắc vốn đặc trưng cho tất cả mọi cộng đồng Công giáo ở tất cả mọi nơi trên toàn thế giới phải được thiết lập dựa trên sự thật, tỏa sáng trong Tin Mừng và trong đức ái, vốn được sinh ra từ trái tim của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất không phải là kết quả của các chính sách của con người hoặc các mục tiêu ẩn giấu và bí ẩn. Thay vào đó, nó nảy sinh từ một sự hoán cải tâm hồn và việc chân thành đón nhận các nguyên tắc bất biến được thiết lập bởi Chúa Kitô đối với Giáo hội của Người. Đặc biệt quan trọng trong số các nguyên tắc này đó chính là sự hiệp thông hiệu quả của tất cả các chi thể trong Giáo hội với nền tảng hữu hình của nó: Phêrô, Đá tảng của Giáo hội. Do đó, một người Công giáo muốn duy trì như vậy và được công nhận như vậy không thể từ chối nguyên tắc hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô. (Xem Thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi quốc gia Trung Quốc, Manila năm 1995).
Với việc ký kết Thỏa thuận Trung-Vatican, bảy giám mục bị vạ tuyệt thông đã được chấp nhận để được tiếp tục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Điều này dẫn đến một số tuyên bố gây nhầm lẫn, chẳng hạn như: “chính phủ đã công nhận tính ưu việt của Đức Giáo Hoàng”, “Đức Giáo Hoàng đã công nhận Hiệp hội Yêu nước”, “Giáo hội độc lập không còn mâu thuẫn với các nguyên tắc của Giáo hội”, v.v.
Sau Thỏa thuận Trung-Vatican, các văn phòng Mặt trận Thống nhất và các Vấn đề Tôn giáo khác nhau, nhân danh “Đức Giáo Hoàng” và nhân danh “sự hiệp nhất”, đã bắt đầu thúc đẩy “sự hiệp nhất của Giáo hội”. Giám đốc AsiaNews, Cha Bernardo Cervellera, trong thời gian ở Trung Quốc đã đặt câu hỏi với một quan chức, nỗi sợ lớn nhất của họ đối với Giáo hội Công giáo là gì. Vị quan chức trả lời rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của chính phủ đó chính là sự hiệp nhất của Giáo hội. Và giờ đây chính phủ đang thúc đẩy “sự hiệp nhất của Giáo hội”, trước sự kinh ngạc của tất cả những bên liên quan. Tuy nhiên, khi xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, ý định thực sự của chính phủ đã được tiết lộ. Bằng cách thúc đẩy cái gọi là “sự hiệp nhất”, chính phủ thay vào đó truyền bá một sự hợp nhất sai lầm thông qua nhiều chiến lược, trước hết là thông qua các giám mục và các linh mục dưới sự kiểm soát của “Giáo hội độc lập”, và đồng thời phá hủy Giáo hội hầm trú bằng các biện pháp hành chính hà khắc, yêu cầu Giáo hội hầm trú phải đăng ký kết nạp vào Giáo hội chính thức và dưới sự lãnh đạo của các giám mục và linh mục vốn tuân phục chính quyền và “đáng tin cậy về mặt chính trị”.
Nhằm khiến “Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc” tự tổ chức ngày càng trở nên Công giáo hơn và biến đổi nó một cách dứt khoát, các học giả Công giáo cũng đã đề xuất các chiến lược “Hán hóa” để làm xáo trộn sự hội nhập văn hóa của Giáo hội, và do đó cố gắng sửa đổi Giáo hội bắt đầu từ nhiều khía cạnh khác nhau chẳng hạn như Kinh Thánh và thần học, và về mặt lý thuyết phá vỡ Giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Do đó, “việc Hán hóa Công giáo” bao gồm việc chuyển đổi Giáo hội Công giáo trở thành một cái gì đó có vẻ giống với Công giáo, nhưng thực tế nó là một “Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc” do chính phủ kiểm soát. . Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn rằng “Của Caesar trả lại cho Caesar, và điều gì thuộc về Thiên Chúa cũng thuộc về Caesar”.
Một số ý kiến cho rằng sự tổn thương giữa các tín hữu, các quan điểm mâu thuẫn và thậm chí là việc tranh giành quyền lực chính là lý do khiến Giáo hội Trung Quốc tự nhận thấy sự hiệp nhất Giáo hội là vô cùng khó khăn, nhưng tuyên bố này đã đánh giá thấp người Công giáo Trung Quốc. Đức tin Công giáo dạy chúng ta rằng sự cứu rỗi linh hồn và việc đạt được Thiên đàng chính là mục tiêu tối thượng của mỗi tín hữu; người Công giáo sẽ không bao giờ thỏa hiệp với sự thật về đức tin, bởi vì lương tâm cá nhân (do Thiên Chúa ban cho) không thay đổi theo sự thay đổi của thời đại và bối cảnh, thậm chí ngay cả khi nhân loại thường không nhất quán. Sự hiệp nhất của Giáo hội phải nằm trong tay Giáo hội, người Công giáo Trung Quốc muốn “sự hiệp nhất” không bị nhầm lẫn, bị mờ nhạt, bị bóp méo và đi ngược lại chân lý. Nó cũng không nên làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng trong Giáo hội và tính ưu việt của Ngai Tòa Phêrô. Đó chính là sự bảo đảm đối với chân lý mà chúng ta tin rằng, chúng được kết nối trực tiếp với sự cứu rỗi của linh hồn chúng ta. Điều này không nên bị nhầm lẫn và do đó là bất khả xâm phạm.
Ngay lúc này, không chỉ Giáo hội Trung Quốc thúc đẩy sự hiệp nhất, mà chính phủ cũng vậy. Nhưng sự hiệp nhất mà Đức Giáo Hoàng và Giáo hội mong muốn “dựa trên sự hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô”, đó chính là sự hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô; một mong muốn của chính phủ và Giáo hội chính thức bao gồm việc thay vì kết hợp Giáo hội vào cấu trúc của “Giáo hội độc lập”, để rồi cuối cùng có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với Giáo hội. Chúng ta phải nhận ra “sự hiệp nhất thực sự” là gì, mà không để mình bị lừa dối bởi vẻ bề ngoài, chẳng hạn như: “chính phủ cho phép chúng ta cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng trong Thánh lễ”, “chính phủ công nhận Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Công giáo”, “Giáo Hoàng có quyền bổ nhiệm các Giám mục”, v.v.
Chừng nào Trung Quốc không bảo đảm tự do tín ngưỡng thực sự, Đức Giáo Hoàng sẽ không thể tự do quản lý Giáo hội tại Trung Quốc, và trên hết là tự do bổ nhiệm các giám mục, và tất cả những gì đẹp đẽ, do chính phủ Trung Quốc tạo ra, đều là sai lầm, đều là một sự lừa dối. Nếu như chính phủ Trung Quốc và Hiệp hội Yêu nước không từ bỏ các chính sách về “Giáo hội độc lập”, Giáo hội Trung Quốc sẽ không bao giờ biết được sự hiệp nhất thực sự.
Nếu trong Giáo hội tại Trung Quốc, mọi người đều tránh nói về “sự hiệp nhất về mặt tâm linh” trong khi tập trung “vào việc hợp nhất hệ thống”, do đó cố gắng khắc phục vấn đề của “Giáo hội độc lập” và Hiệp hội Yêu nước, thì đó thực sự là một lý do ảo tưởng, kết quả của nó là có thể dự đoán một cách rõ ràng. Tất cả mọi tín hữu Công giáo đều phải cảnh giác.
- Kết Luận
Giáo hội tại Trung Quốc phải khuyến khích và yêu cầu các đại biểu của Vatican được gửi đi tham dự các cuộc đàm phán phải trở thành những tôi tớ trung thành của Chúa Kitô, không ngại tuyên bố sự thật và không chùn bước trước các nguyên tắc của Giáo hội trong các cuộc đàm phán với chính phủ Trung Quốc.
Giáo hội tại Trung Quốc phải tránh rơi vào cái bẫy của “chủ nghĩa thực dụng ảm đạm buồn tẻ”, nhưng tiếp tục làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô với tinh thần can trường, “để trở nên lương tâm xã hội, gieo rắc hạt giống Tin Mừng trên trái đất này, trở thành nhà tiên tri của thời đại này trở nên muối và ánh sáng trong xã hội Trung Quốc”( theo lời của Cha Wei Heping). Can đảm bảo vệ sự hiệp thông thực sự với Đấng kế vị Thánh Phêrô, đấu tranh cho thẩm quyền và sự tự do của Giáo hội, bảo vệ người đại diện cho Chúa Giêsu trên trần gian – tính ưu việt của Đức Giáo Hoàng, nói “không” với tất cả những thỏa hiệp vốn phản bội Giáo hội.
Đối mặt với tình hình phức tạp hiện nay, chúng ta phải noi gương vị Giám mục tử đạo, Đức Cha Giuse Phan Tuệ Dân (Joseph Fan Xueyan): “Hãy đối mặt với tất cả mọi thách đố với thái độ cương quyết”, “thời gian thuộc về Ngài”, đừng sợ phải chờ đợi “300 năm” nữa, chúng ta phải tin rằng ngày đó sẽ đến khi” Chúa Kitô sẽ chiến thắng và hiển trị vinh quang”.
Tôi kết thúc bài tiểu luận của mình với lời khuyến cáo mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra trong cuộc họp vào năm 1986 với Đức Cha Gioan Thang Hán (John Tong Han) và với tất cả các linh mục của Giáo hội tại Trung Quốc: “Đừng tự lừa dối mình về chủ nghĩa cộng sản!”.
Minh Tuệ (theo Asia News)
Có thể bạn quan tâm:
Sự hiệp nhất của Giáo hội tại Trung Quốc sau thỏa thuận Trung Quốc – Vatican (I)
Một Giáo hội ‘độc lập’ theo sau thỏa thuận Trung Quốc-Vatican (II)