Sự hiệp nhất của Giáo hội tại Trung Quốc sau thỏa thuận Trung Quốc - Vatican (I)

Cuộc đối thoại giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc, vốn dẫn đến việc ký kết thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám mục, dường như không tạo ra được sự hiệp nhất hơn nữa trong Giáo hội. Chính phủ và Mặt trận Thống nhất tiếp tục thúc đẩy một “Giáo hội độc lập”, hoàn toàn quy phục Đảng Cộng sản. Chính sách của Đảng Cộng sản đối với các tín hữu Công giáo chỉ được cập nhật, chứ không thay đổi.

Cina-Hebei-Church_and_flag

Cuộc đối thoại được hy vọng nhiều và thỏa thuận Trung Quốc – Vatican đã không tạo ra sự hiệp nhất lớn hơn trong Giáo hội. Trái lại, chính phủ và Mặt trận Thống nhất tiếp tục thúc đẩy một “Giáo hội độc lập”, hoàn toàn quy phục Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trên đây là quan điểm được thể hiện bởi Duo Mu (Thomas), một giáo dân Công giáo đến từ Hà Bắc. Đối với Duo Mu, chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Giáo hội Công giáo đã chỉ được cập nhật, chứ không thay đổi.

Sau khi Trung Quốc mở cửa vào những năm 1980, Giáo hội đã trải qua các Triều Đại Giáo Hoàng của Thánh Gioan Phaolô II, Đức Benedict XVI và Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, ĐTC Phanxicô, mỗi một vị Giáo Hoàng đều bày tỏ một cách chân thành mong muốn kéo chính quyền Trung Quốc vào cuộc đối thoại. Thông qua sự khiêm nhường và kiên nhẫn, Trung Quốc và Vatican cuối cùng cũng đã gặp nhau tại Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 9 năm 2018 để ký Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục.

Tôi tin rằng toàn thể Giáo hội Trung Quốc, một cộng đồng được công nhận và một cộng đồng không được chính quyền công nhận, đều ủng hộ cuộc đối thoại giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, các vấn đề không thể được giải quyết nếu không có đối thoại, và sự tin tưởng lẫn nhau phải được phép lớn lên giữa Vatican và chính quyền Trung Quốc. Đây chính là một thời khắc lịch sử, và nó cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc và Vatican đang trên con đường đối thoại.

  1. Những giới hạn và thời hạn của Thỏa thuận Trung Quốc – Vatican

Tên đầy đủ của Thỏa thuận Trung Quốc – Vatican là ‘Thỏa thuận tạm thời Trung Quốc – Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục’. Các giới hạn của Thỏa thuận chỉ quan tâm đến nội dung  liên quan đến việc “bổ nhiệm giám mục”, tức là phần mục vụ, trong khi thời hạn tạm thời của Thỏa thuận là hai năm.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo, ĐTC Phanxicô cho biết rằng Thỏa thuận không chỉ là một sự thúc đẩy, mà là “một hành trình thực sự”, và “quá trình đàm phán đã diễn ra như sau: hai bước tiến, một bước lùi, hai tiến, một lùi”. Phát ngôn viên của Tòa Thánh, ông Greg Burke cho biết rằng Thỏa thuận không thể hiện sự kết thúc của một quá trình mà là sự khởi đầu của quá trình đó.

Theo Văn phòng Báo chí Vatican, “Thỏa thuận tạm thời nêu trên, vốn là kết quả của việc tái lập mối quan hệ hữu nghị tiệm tiến và hỗ tương, đã được thống nhất sau một quá trình đàm phán cẩn trọng và đồng thời nhận thấy trước khả năng của những đánh giá định kỳ về việc thi hành thỏa thuận này. Nó liên quan đến việc đề cử các Giám mục, một vấn đề có tầm quan trọng to lớn đối với đời sống của Giáo hội, và đồng thời tạo điều kiện cho sự hợp tác lớn hơn ở cấp độ song phương ” (Thông cáo báo chí, Văn phòng Báo chí Vatican, ngày 22 tháng 9 năm 2018).

Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hiệp định Trung Quốc – Vatican không phải là một thành quả chín muồi. Điều mà cả hai bên đã thực hiện sau một quá trình đàm phán dài  là “đánh giá tình hình từng bước”. Thỏa thuận nói trên quy định về việc sửa đổi và điều chỉnh liên tục trong quá trình thực hiện; trong trường hợp xảy ra những bất đồng và tranh chấp, Thỏa thuận cho phép việc giảm bớt, sửa đổi và thậm chí hủy bỏ. Việc ca ngợi một thỏa thuận mà nội dung, tiến trình và kết quả của nó không được biết đến thì cũng giống như những gì nhà văn Lỗ Tấn mô tả trong truyện một ngắn, cụ thể là thái độ của ‘AQ’, người phớt lờ sự thật và cố gắng thoát khỏi thực tại bằng cách tự lừa dối chính mình.

  1. Các chính sách của chính quyền Trung Quốc chống lại Công giáo có thay đổi không?

Như chúng ta đã biết, với tuyên bố của quốc gia Cộng hòa vào năm 1949, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các chính sách hà khắc để đàn áp tôn giáo, từ Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa cho đến Cách mạng Văn hóa. Đồng thời, thông qua các chiến lược của Mặt trận Thống nhất, chính quyền đã tìm cách thiết lập một hình thức Công giáo Trung Quốc, độc lập với Đức Giáo Hoàng, công khai phủ nhận tính ưu việt của Đức Thánh Cha.

Trong nghi thức tấn phong Giám mục và linh mục, cần phải tuyên thệ rằng phải tách biệt với Đức Giáo Hoàng và tuân theo các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong các tập sách như Các giờ Kinh Phụng vụ, Sách lễ và Kinh Thánh, tất cả các câu văn và Giáo lý do Đức Giáo Hoàng ban hành đều đã bị hủy bỏ. Việc cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, ví dụ, đã không được phép. Chỉ đến cuối những năm 1980, tình hình mới có sự cải thiện. Chính sách đàn áp tôn giáo bằng bạo lực đã trải qua những thay đổi, nhằm mục đích để cho tôn giáo biến mất một cách tự nhiên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Năm 1982, một bài báo có tiêu đề ‘Quan điểm cơ bản về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa của đất nước ta’ (còn được gọi là ‘Tài liệu 19’) đã được ban hành. “Bài viết thứ ba” đã được công bố vào năm 1989, liên quan đến việc làm thế nào để tăng cường công tác đối với Công giáo trong bối cảnh mới. “Bài viết thứ sáu” được công bố sau đó vào năm 1991, đưa ra một cái nhìn xa hơn về các vấn đề tôn giáo. Gần đây, chúng ta có tài liệu ‘Quy định về các vấn đề tôn giáo’, v.v.

Về mặt này, quan điểm chính trị đối với tôn giáo đã trải qua những thay đổi, nhưng sự thật là thái độ mà chính phủ có đối với tôn giáo, và vì vậy các chính sách được thông qua, gần như vẫn được giữ nguyên. Sau Thỏa thuận Trung Quốc – Vatican, chính quyền địa phương đã bắt đầu áp dụng các thay đổi đối với các linh mục thuộc cộng đồng hầm trú và chính phủ đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng “Thỏa thuận Trung Quốc – Vatican đã được ký, nhưng chính sách tôn giáo không thay đổi, mọi thứ vẫn như trước”. Do đó, “những thay đổi về chính sách đối với tôn giáo” thực sự là chỉ những thay đổi trong các chiến lược của Mặt trận Thống nhất.

Vấn đề Giáo hội Công giáo bận tâm, tức là chính sách cơ bản và trọng tâm là “tạo ra một Giáo hội độc lập và việc bổ nhiệm các giám mục một cách tự do và độc lập”, đã chưa bao giờ thay đổi, và chính phủ đã không thay đổi ý định tạo ra một “Giáo hội độc lập”.

Tuy nhiên, tại sao chính quyền Trung Quốc lại giảm bớt nỗ lực đàn áp và kiểm soát Công giáo, và điều gì thúc đẩy chính phủ liên tục thay đổi và đổi mới các chiến lược của Mặt trận Thống nhất? Chính niềm tin vào chân lý và lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc đã biến tất cả những điều này thành có thể, và mặc dù có những thăng trầm thay đổi, Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc không bao giờ quên ý định ban đầu, và tiếp tục trung thành với lương tâm cá nhân của mình, bất chấp những cuộc bắt bớ.

Do đó, “Giáo hội độc lập” tách biệt khỏi Đức Giáo Hoàng không phải là Giáo hội Công giáo; các giám mục không có sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng thậm chí không phải là những vị Mục tử của Giáo hội; những điều sai quấy không thể được ngụy trang thành sự thật, thậm chí ngay cả khi nó đã tồn tại được 60 năm nhờ sự trợ giúp của chính phủ, trông ngày càng giống Công giáo nhưng không thể che giấu bộ mặt thực sự của nó.

(còn tiếp)

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết