"Bất Bạo Động: Một phong cách chính trị vị hòa bình"

SS. Papa Francesco - Viaggio Apostolico Armenia Preghiera per la Pace 25-06-2016 @Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano

Ngày 1/1/2017, sẽ được đánh dấu bằng chủ đề “Bất Bạo Đông: Một phong cách chính trị vị hòa bình”

“Bất Bạo Đông: Một phong cách chính trị vị hòa bình” chính là chủ đề của Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50, năm thứ tư Triều Đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bạo lực và Hòa Bình chính là nguồn gốc của hai phương thức đối lập trong việc xây dựng xã hội.

Sự gia tăng các hang ổ bạo lực sản đã tạo ra những hậu quả tiêu cực xã hội nghiêm trọng nhất. Đức Thánh Cha đã đúc kết tình trạng này bằng một lời phát biểu: “Đây thực sự là ột cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng phần”. Ngược lại, Hòa bình sẽ thúc đẩy những hiệu quả tích cực xã hội và cho phép đạt được những tiến bộ thực sự. Do đó, chúng ta nên hành động trong phạm vi những điều có thể thực hiện được cũng như đàm phán để tìm ra những giải pháp hòa bình, thậm chí ngay cả khi việc này dường như vô cùng khó khăn và thiếu thực tế. Vì vậy, bất bạo động có thể có được một ý nghĩa đầy đủ hơn và mới mẻ hơn. Đây sẽ không chỉ là mong ước của việc từ khước mang tính luân lý trước những cảnh bạo lực, những rào cản, những động lực mang tính chất phá hoại, mà còn là một phương pháp chính trị thực tế làm nảy sinh niềm hy vọng.

Một phương pháp chính trị như thế chính là dựa trên tính ưu việt của pháp luật. Nếu như các quyền cũng như sự bình đẳng của mọi người được bảo vệ mà không có bất kỳ sự phân biệt và khoảng cách nào, thì lúc ấy, tình trạng bất bạo động sẽ được hiểu như là một giải pháp chính trị có thể tạo thành một cách thức thực tế nhằm khắc phục những cuộc xung đột vũ trang. Với quan điểm này, bất bạo động sẽ trở nên vô cùng quan trọng để gia tăng sự thừa nhận không chì về quyề lực mà còn về sức mạnh của các quyền.

Với Sứ điệp này, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn cho thấy một bước tiếp xa hơn, một con đường hy vọng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử hiện nay. Bằng cách này, việc giải quyết các tranh chấp có thể đạt được thông qua việc đàm phán mà không dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang. Với cách tiếp cận như vậy, bản sắc văn hóa và căn tính của các dân tộc được tôn trọng. Từ đó, quan điểm cho rằng dân tộc này trổi vượt hơn dân tộc kia về mặt luân lý sẽ được khắc phục cách hiệu quả.

Đồng thời, điều đó không có nghĩa là một quốc gia nào đó có thể vẫn còn thờ ơ trước những bi kịch của quốc gia khác. Thay vào đó, điều đó đồng nghĩa với việc công nhận tính ưu việt của các chính sách ngoại giao giữa tiếng ồn ào của bom đạn chiến tranh. Việc buôn bán vũ khí đã trở nên rất phổ biến và nó thường bị đánh giá thấp. Việc buôn bán vũ khí trái pháp luật cổ võ không chỉ một vài mâu thuẫn giữa thế giới ngày nay. Bất bạo động là một phong cách chính trị có thể và phải được thi hành cách triệt để nhằm ngăn chặn đại họa này.

***

Ngày Hòa bình Thế giới được khởi xướng bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI được tổ chức mỗi năm vào ngày đầu tiên của tháng Giêng. Sứ điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được gửi đến tất cả các Bộ Ngoại giaotrên toàn thế giới cho thấy mối bận tâm về vấn đề ngoại giao của Tòa Thánh trong những năm tới.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết