Sự đau khổ trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu

Trong nhiều thể kỷ, các vở kịch và những câu chuyện hay có một sức mạnh thu hút trí tưởng tượng của chúng ta và lay động đến thẳm sâu tâm trí chúng ta. Thậm chí ngày nay, một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn hay một bộ phim bom tấn có thể đọng lại trong chúng ta một quãng thời gian dài, và có một điều rất tốt là nó có sự tác động rất mạnh khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ và hành động.

cd7e07d0279b0a658d532cd6dfed8c1c

Tất cả những câu chuyện tuyệt vời đã được viết ra, những vở kịch xuất sắc được diễn trên các sân khấu hay được chiếu trên các màn ảnh, đều không thể có sức mạnh lớn hơn câu chuyện của Chúa Giêsu, đặc biệt là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Không gì có thể so sánh với câu chuyện này về khả năng làm vơi đi nỗi buồn trong chúng ta khi chúng ta nhìn thấy Chúa Giêsu bị đối xử quá khắc nghiệt, hay một niềm phấn khởi và hy vọng khi chúng ta thấy Ngài sống lại, cái chết của tội lỗi và sự chết, và lời hứa về cuộc sống mới dành cho tất cả chúng ta.

Được bao nhiều lần sau khi suy ngẫm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, bạn cảm thấy ứa nghẹn trong cổ họng, hay thậm chí rơi nước mắt? Được bao nhiêu lần các bộ phim về Chúa Giêsu tác động đến bạn cách sâu sắc và cho bạn được cảm nhận tràn đầy về Thiên Chúa tình yêu?

Tại sao bạn không phản ứng theo cách này? Bởi vì Chúa Thánh Thần yêu thích đem Phúc Âm đến trong cuộc sống vì chúng ta, và Ngài đã dùng những câu chuyện, những bộ phim, những vở kịch để làm điều đó. Chúng ta cũng nên phản ứng lại theo cách này bởi vì trong sâu thẳm chúng ta nhận biết rằng cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu là giá trị cốt lõi của cuộc sống và đức tin của chúng ta. Trong sâu thẳm, nơi mà Chúa Thánh Thần kết nối mật thiết nhất, chúng ta thấy được Thiên Chúa đã lựa chọn bảo vệ chúng ta và đem chúng ta quay trở lại với Người bằng việc ban tặng Người Con duy nhất của Người cho chúng ta. Thật hợp lý khi Thiên Chúa có thể lựa chọn nhiều con đường khác để cứu chuộc chúng ta, nhưng Người đã chọn cây thập tự bởi một phần là sự việc thu hút này sẽ cụ thể hóa Người yêu thương chúng ta biết dường nào.

Trong mùa chay thánh này, chúng tôi muốn khuyến khích bạn đọc về cuộc thương khó Chúa và cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí bạn khi bạn suy ngẫm về câu chuyện này. Hãy kêu cầu Chúa Thánh Thần ban cho bạn cái nhìn sâu sắc và sự mạc khải của Thần Khí đến đụng chạm trái tim bạn nhiều như việc chỉ dạy tâm trí bạn. Nói với Ngài rằng, bạn muốn có một kinh nghiệm mới mẻ về chiều sâu của Tình Yêu Thiên Chúa như khi bạn suy ngẫm một lần nữa câu chuyện đằng sau câu chữ nổi tiếng của thánh Gioan: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)

Một mầu nhiệm của sự hận thù và nỗi sợ hãi

Có rất nhiều cách khác nhau mà chúng ta có thể đọc về câu chuyện của cuộc khổ nạn trong Kinh Thánh, nhưng chúng tôi muốn nhìn vào những câu chuyện này từ hai chiều. Chúng tôi muốn tập trung vào yếu tố tự nhiên, yếu tố tâm lý khi ở trong cuộc khổ nạn này. Nhưng chúng tôi cũng muốn chỉ ra một vài khía cạnh tâm linh và thần học mà có thể thấy ngay bên dưới bề mặt của câu chuyện Kinh Thánh này.

Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy rằng Chúa Giêsu đã bị xử tử vì thông điệp của Ngài quá cực đoan về hàng lãnh đạo tôn giáo và chính trị của Israel. Dường như Chúa Giêsu đã nhiều lần cố xa lánh họ bằng lời nói và hành động của Ngài. Ngài đã giao tiếp với người Samaria, Ngài đã dùng bữa cùng người thu thuế, Ngài đã tìm đến những cô gái mại dâm. Trong khi những người lãnh đạo này lại xem thường những con người này và ruồng bỏ họ, nhưng Chúa Giêsu nhìn họ như những người con yêu dấu đang bị tổn thương của Thiên Chúa – những con người cần được ôm lấy, chữa lành và được trao ban một cuộc sống mới.

Chúa Giêsu không chỉ gây tai tiếng cho những vị lãnh đạo này trong các cuộc hội họp Ngài có mặt, mà Ngài còn đi xa hơn đó là công khai đối đầu với lối sống đạo đức giả của họ nữa. Ngài buộc tội họ đã tỏ ra sạch sẽ bên ngoài trong khi để tính tự cao tự đại ngự trị bên trong (Mt 23,25). Ngài thách thức họ dừng lại việc xây dựng hình tượng bản thân mà hãy thực hành những gì họ đã giảng dạy (Mt 23, 3-7). Ngài thậm chí còn hỏi họ: “Các ngươi chốn đâu cho khỏi hình phạt hỏa ngục” (Mt 23,33). Và như các bạn có thể mong đợi, Chúa Giêsu càng thách thức họ tới đâu thì họ càng căm ghét Ngài tới đó.

Chúa Giêsu còn thách thức hàng lãnh đạo Do Thái này nhiều hơn nữa trên phương diện cá nhân. Ngài thách thức con đường họ đã giải nghĩa và giảng dạy luật của Môsê. Ngài đã bảo vệ các tông đồ khi bị buộc tội đã phá ngày Sabát (Mt 12, 1-8). Ngài thậm chí tự “phá” ngày Sabát khi chữa lành người đau bệnh ngay giữa cuộc tụ họp của người Do Thái (Mt 12, 9-14) (Lc 13, 10 -17). Ngài còn công khai tha lỗi cho một người phụ nữ mắc tội ngoại tình, mà theo cách lý giải khắt khe của luật là đáng bị xử tử (Ga 8, 2-11). Ngài thậm chí có vẻ phạm thượng khi nói với người đàn ông bại liệt rằng tội của ông đã được tha. (Mc 2, 1-12)

Cuối cùng, khi Chúa Giê su cho ông Lazarô sống lại từ cõi chết thì các nhà lãnh đạo Do Thái đã bị đẩy đến giới hạn của họ. Họ cảm thấy rằng không còn lựa chọn nào khác là loại bỏ tên giáo sĩ Do Thái phiền phức này. Họ đã cho rằng: “Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá hủy cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta” (Ga 11, 48). Và vị vậy ông Caipha, thượng tế năm ấy, đã có quyết định vừa mang tính tiên tri và vừa mang tính mỉa mai, rằng điều tốt hơn là “một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. (Ga 11, 50). Phần còn lại như lịch sử chúng đều đã biết!

Một mầu nhiệm Cứu Độ

Tuy nhiên, trong khi điều này đang diễn ra giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo Ítraen, thì một cuộc xung đột khác cũng đang bùng nổ – một cuộc đấu đã lan rộng vượt qua giới hạn của nhóm người này người kia mà đụng đến ngai vàng của Thiên Chúa. Những ai đã từng đọc về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu có thể nhận ra sự bất công và tàn ác mà Chúa Giêsu đã phải trải qua. Chúng ta tự hỏi rằng tại sao mỗi ngày có rất nhiều người Do Thái tới tìm Ngài và vì sao Philatô lại bị khuất phục trước những yêu cầu của Tòa Công Luận. Chúng ta tự hỏi làm cách nào có một ai đó bào chữa cho việc giết chết một người đã dành cuộc đời của mình để rao giảng về hòa bình, tình yêu và lòng thương xót.

Trong khi hầu như tất cả mọi đều có thể lên án một sự bất công như thế, thì cần một cặp mắt khác để cảm nhận sự cứu rỗi đang tuôn tràn từ nơi đó. Chỉ qua con mắt của đức tin có thể chúng ta mới thấy được Thập Giá là kế hoạch hoàn hảo của Thiên Chúa về ơn cứu độ. Chỉ khi chúng ta cầu cùng Chúa Thánh Thần mở rộng trái tim chúng ta thì chúng ta mới nhìn thấy cuộc khổ nạn là cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối, và sự chiến thắng mà Chúa Giêsu đã dành cho mỗi chúng ta.

Khi chúng ta suy ngẫm cuộc thương khó này, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết bao nhiêu điều vì lợi ích của chúng ta cả về thể lý và tâm hồn. Thoạt đầu, có vẻ như vài người đàn ông đã nghĩ ra một kế hoạch tội lỗi để đẩy Chúa Giêsu đến cái chết. Ở mức độ nào đó, thì điều này là đúng. Thế nhưng ở một khía cạnh sâu hơn của đức tin, chúng ta có thể thấy cách Satan đã xâm nhập vào Giuđa và thuyết phục anh ta phản bội Chúa Giêsu vì các nhà cầm quyền. Và nếu chúng ta nhìn theo khía cạnh khác của cuộc thương khó, như sự chối Chúa của Phêrô và sự căm thù mãnh liệt của kẻ thù, chúng ta cũng có thể thấy sự ảnh hưởng của ma quỷ đằng sau những hành động và quyết định của con người như thế nào. Trong toàn bộ chiến lược này, mục tiêu của Satan là cô lập Chúa Giêsu và làm Ngài suy yếu cho đến mức Ngài phải từ bỏ kế hoạch của Thiên Chúa và tự mình ngã quỵ. Satan biết rằng nếu chúng có thể làm Chúa Giêsu chối bỏ Chúa Cha một lần, thì công cuộc cứu rỗi con người sẽ bị đe dọa, và sự nắm giữ chúng ta của Thiên Chúa sẽ không còn nữa.

Cầu nguyện với cuộc khổ nạn

Khi chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm của cuộc khổ nạn trong mùa Chay này, hãy để chúng ta tự hình dung mình đang ở với Chúa Giêsu trong những giây phút cuối đời của Ngài. Càng đến gần với thực tế những sự kiện này, chúng ta càng thêm cảm kích những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta.

Làm cách nào chúng ta có được tối đa của việc suy ngẫm cuộc khổ nạn này? Hãy cầu cùng Thần Khí Thiên Chúa giúp bạn nhìn thấy cuộc chiến tâm hồn đang diễn ra còn gay gắt hơn cả cuộc chiến chính trị và các cá nhân ở đó. Hãy kêu cầu Thần Khí giúp bạn biết sự xảo quyệt của Satan, quyền lực của tội lỗi và bóng tối trong trái tim con người, đã từng là một phần của sự khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Quan trọng hơn hết, hãy cầu khẩn Người cho bạn thấy sự hoàn hảo của kế hoạch Thiên Chúa khi gìn giữ và cứu độ chúng ta khỏi mọi mọi tác động. Cuối cùng, hãy cầu xin Thần Khí cho bạn thấy cách bạn có thể đón nhận thông điệp của cuộc khổ nạn trong cuộc sống bạn.

Kinh Thánh cho chúng ta biết về một người phụ nữ – một thời gian ngắn trước lễ Vượt Qua cuối cùng của Chúa Giêsu – đã xức cho Ngài bằng một loại dầu thơm quý và mắc tiền (Mc 14, 1-9). Hãy lấy hành động của lòng yêu thương và sự tận tâm của cô ấy như hình mẫu mà chúng ta có thể đáp lại với Chúa Giêsu trong mùa Chay này. Như trách nhiệm của một người quản gia, chúng ta có thể luôn hỏi làm cách nào chúng ta có thể sử dụng tốt nhất “dầu xức mắc tiền” này trong cuộc sống cho những điều tốt đẹp: phục vụ người nghèo, giúp đỡ hướng dẫn người khác, hoặc chăm sóc những người thân yêu trong gia đình. Đó luôn là những câu hỏi tốt cần trả lời. Nhưng tình yêu thì không có sự tính toán. Nó sẽ không bao giờ chỉ dựa vào những lý do chính đáng. Mong muốn của nó là trao ban nhiều nhất có thể vì người yêu thương và sau đó hỏi: “Làm cách nào để tôi cho đi nhiều hơn?”. Người phụ nữ đó đã yêu mến Chúa Giêsu nhiều như cách cô ta đã đổ ra – thậm chí là “lãng phí” – điều giá trị nhất mà cô có cho Ngài.

Logic nói với chúng ta phải thận trọng và tiết kiệm. Tình yêu nói với chúng ta “lãng phí” chính mình vì những người mình yêu. Tất nhiên chúng ta nên khoa học và sử dụng món quà lý trí mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Nhưng khi nói đến mối tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu, lý trí cần lùi lại sau tình yêu.

Khi bạn đi trong hành trình của mùa Chay, hãy cầu Chúa Thánh Thần kéo bạn đến ở sâu hơn trong trái tim Thiên Chúa, như: mỗi lần bạn lãnh nhận bí tích Thánh Thể, mỗi khi bạn cầu nguyện và mỗi khi bạn đọc về cuộc thương khó. Hãy để cho mầu nhiệm của cái chết Chúa Giêsu ngự sâu trong trái tim bạn. Khi vẻ đẹp và sức mạnh của câu chuyện tuyệt với này, hãy tặng Chúa Giêsu món quá tốt nhất của bạn: dành trọn cuộc đời bạn cho Chúa bằng tình yêu, lòng tôn kính và vâng phục.

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: wau.org (Passionate about the Passion)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết