Theo dữ liệu từ Niên giám Thống kê năm 2018, số lượng giám mục và phó tế vĩnh viễn đang gia tăng, nhưng số lượng các linh mục, chủng sinh và tu sĩ đang có chiều hướng suy giảm. Ở châu Á, số lượng các tín hữu Công giáo tăng từ 10,9 lên 11,1%.
Số lượng các tín hữu Công giáo đang gia tăng trên toàn thế giới, đạt 1 tỷ 329 triệu người , số lượng giám mục và phó tế vĩnh viễn đang gia tăng, nhưng số lượng các linh mục, chủng sinh và tu sĩ đang có chiều hướng suy giảm. Trên đây là những số liệu được đưa ra bởi Văn phòng Thống kê Trung ương của Giáo hội, vốn chịu trách nhiệm dự thảo Niên giám Giáo hoàng 2020 và Niên giám Thống kê Giáo hội năm 2018.
Từ năm 2013 đến 2018, đã có sự gia tăng khoảng 6% tín hữu Công giáo trên toàn thế giới, tăng từ gần 1 tỷ 254 triệu người lên 1 tỷ 329 triệu người, tăng 75 triệu người. Trong tổng số các tín hữu Công giáo, 48% sống ở châu Mỹ, 21,5% ở Châu Âu và 11,1% ở Châu Á, nơi có sự gia tăng đặc biệt. Tính đến năm 2018, người Công giáo chỉ chiếm dưới 18% dân số thế giới.
Số lượng các tín hữu Công giáo ở châu Á tăng nhẹ từ 10,9% lên 11,1%, nhưng ít hơn đáng kể so với những gì lục địa này có trên đơn vị dân số (khoảng 60% vào năm 2018).
Trong cùng kỳ, số lượng các giám mục đã tăng hơn 3,9%, từ 5.173 lên 5.377, với sự gia tăng rất rõ rệt ở Châu Đại Dương (+ 4,6%), tiếp theo là Châu Mỹ và Châu Á (cả hai đều với +4, 5%), Châu Âu (+ 4,1%) và Châu Phi (+1,4%). Từ đầu năm 2019, sau đó, 4 Giáo phận Công giáo mới, một Giáo phận Đông phương, 2 Giám hạt Tòng thổ, một Hạt Phủ Doãn Tông Tòa và một Hạt Giám Quản Tông Tòa đã được thiết lập.
Mặt khác, số lượng linh mục giảm 0,3%. Từ năm 2013 đến 2014, số lượng linh mục đã tăng thêm 1.400 đơn vị, nhưng con số này đã giảm giữa năm 2016 và 2018. Ngược lại, ơn gọi ở Châu Phi và Châu Á tăng trưởng lần lượt là 14,3% và 11%. Ở Châu Mỹ, số lượng linh mục đứng yên, có khoảng 123.000 vị, ở châu Âu và châu Đại Dương, sự sụt giảm tương ứng là hơn 7% và 1%.
Sự phân bố của các linh mục trên khắp các châu lục được đặc trưng vào năm 2018 bởi sự phổ biến mạnh mẽ của các linh mục châu Âu (41,3%), 40% các linh mục châu Mỹ; số lượng linh mục châu Á chiếm 16,5%, châu Phi chiếm 11,5% và châu Đại Dương chiếm 1,1%.
Trong 5 năm, đã có sự tăng trưởng về số lượng các giáo sĩ châu Á (từ 14,8% đến 16,5%) và các giáo sĩ châu Phi (từ 10,1% đến 11,5%), trong khi đối với các giáo sĩ châu Âu đã giảm đáng kể từ 44,3% xuống còn 41,3%. Tình hình tương tự đối với các giáo sĩ châu Mỹ (29,6%) trong thời gian 2 năm được xem xét.
Số lượng chủng sinh cũng đang suy giảm: từ 118.251 đơn vị năm 2013 xuống còn 115.880 trong năm 2018, với mức giảm -2%. Sự sụt giảm, ngoại trừ Châu Phi, ảnh hưởng đến tất cả các châu lục với mức giảm sâu rộng đối với Châu Âu (-15,6%) và châu Mỹ (-9,4%). Châu Phi, với sự thay đổi tích cực 15,6%, được xác nhận là khu vực địa lý có tiềm năng lớn nhất để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động mục vụ.
Mặt khác, số lượng phó tế vĩnh viễn đang tăng lên, tăng 10%. Con số này đã đi từ 43.195 đơn vị trong năm 2013 lên 47.504.
Số lượng nam tu sĩ tiếp tục giảm (-8%), con số này giảm từ hơn 55.000 người xuống còn dưới 51.000 người. Xu hướng suy giảm là phổ biến ở các châu lục khác nhau, ngoại trừ Châu Phi và Châu Á, ghi nhận 6,8% và 3,6%.
Ngay cả đối với các nữ tu cũng có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ sụt giảm đến 7,5%. Trên thực tế, tổng số nữ tu đã giảm từ gần 694.000 vào năm 2013 xuống còn dưới 642.000 trong vòng 5 năm sau đó. Sự suy giảm ảnh hưởng đến ba châu lục (Châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Mỹ), với những sự biến đổi tiêu cực đáng kể (-15% ở Châu Âu, -14,8% ở Châu Đại Dương và -12% ở châu Mỹ). Tuy nhiên, ở Châu Phi và Châu Á, sự gia tăng mạnh mẽ mang tính quyết định, vượt quá 9% đối với Châu Phi và + 2,6% đối với Châu Á. Do đó, tỷ lệ tu sĩ ở Châu Phi và Châu Á tăng từ 34,6% tổng số thế giới lên 39%, đối với sự sụt giảm của Châu Âu và Châu Mỹ, con số này giảm từ 64,3% xuống còn 59,9%.
Minh Tuệ (theo Shalom World)