Sau những động thái của Liên Hợp Quốc, các Giám Mục kêu gọi một thế giới không có vũ khí hạt nhân

Romanova_Natali

Một nghị quyết chống lại việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc tiếp tục thu hút sự khen ngợi từ các Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ – vốn đã nhiều lần lặp đi lặp lại sự tán thành ‘Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện’ theo sau hành động thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ “hoan nghênh những động thái của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vì đã cổ võ bước tiến quan trọng này nhằm hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, Đức Cha Oscar Cantu – Giám mục Địa phận Las Cruces, N.M. cho biết hôm 23/9.

Đức Cha Oscar Cantu – Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình quốc tế – cho biết các Giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng tán thành việc phê chuẩn ‘Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện’.

Hôm thứ Sáu 23/9 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia hãy chấm dứt việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Hiệp ước nêu rõ việc tránh thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính là một tiêu chuẩn quốc tế.

Nghị quyết, do Hoa Kỳ đề xuất, đã được thông qua với 14 phiếu thuận và một phiếu trắng của Ai Cập. Nhật báo ‘The Wall Street Journal’ cho biết nghị quyết trên chỉ mang tính biểu tượng.

Ngày 24/9 đánh dấu kỷ niệm 20 năm ra đời của ‘Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện’.

Tại 166 quốc gia hiện nay, trong đó có Tòa Thánh Vatican, đã ký kết và chấp thuận Hiệp ước này.

Tổng cộng có tất cả 183 quốc gia đã ký Hiệp ước này nhưng vẫn chưa phê chuẩn, trong đó có Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã thất bại trong việc phê chuẩn Hiệp ước này trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện vào năm 1999, mặc dù nước này đã tuân thủ một lệnh cấm quốc gia đối với việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân từ năm 1992.

‘Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện’ sẽ không có hiệu lực cho đến khi Hoa Kỳ và bảy quốc gia đối thủ khác bao gồm: Bắc Triều Tiên, Ai Cập, Iran, Israel, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, phê chuẩn.

Bắc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ năm hôm 9/9 vừa qua. Người ta nói rằng nó phát nổ một đầu đạn hạt nhân có thể được gắn trên các tên lửa đạn đạo, CNN đưa tin. Vụ nổ được ước tính vào khoảng 10 kiloton, tương đương khoảng hai phần ba sức mạnh của quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết