Sau Đại hội Đảng, sẽ là giai đoạn cực kì khó khăn đối với các tôn giáo tại Trung Quốc

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 12-10-2017 | 07:09:53

Thật khó để nhận thấy mọi thứ có vẻ như trở nên tồi tệ hơn xét về mặt tự do tôn giáo tại Tây Tạng và Tân Cương, theo nhà nghiên cứu nhân quyền.

Đối với các nhóm tôn giáo thiểu số ở Trung Quốc, việc nói rằng đây quả là một năm khó khăn sẽ là một hình thức nói giảm nói tránh. Chính phủ đang nhanh chóng biến đổi Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Xinjiang Uyghur) thành một nhà nước cảnh sát hay một chế độ dùi cui, trong khi các luật mới hầu như hạn chế khu vực Tây Tạng không được tiếp cận với thế giới bên ngoài Trung Quốc.

1507565912

Nhưng sau Đại hội Đảng lần thứ 19, bắt đầu từ tháng này – nơi mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ cải tổ bộ máy nhân sự chính phủ của mình, lựa chọn lãnh đạo chính trong Bộ Chính trị – các nhà quan sát nhân quyền lo ngại rằng với lịch trình hiện tại của chính phủ Trung Quốc, tình hình của các nhóm tôn giáo thiểu số của đất nước có thể trở nên sôi nổi hơn.

“Cho đến nay, động lực của chính phủ Trung Quốc nhằm thắt chặt kiểm soát đối với toàn bộ Bộ Chính trị – bao gồm cả tôn giáo – cho thấy một viễn ảnh tồi tệ đối với vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc trong nhiều năm tới”, bà Maya Wang, một chuyên gia cao cấp thuộc tổ chức Human Rights Watch, phát biểu với ucanews.com.

“Trên khuôn khổ cơ bản của việc kiểm soát các tôn giáo, vốn là việc chính phủ hạn chế các hoạt động tôn giáo đối với chỉ năm tôn giáo được công nhận chính thức và chỉ trong các cơ sở tôn giáo được chính thức chấp nhận, tôi đoán rằng chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy nhiều hơn việc ‘Hán hóa’ đối với các tôn giáo”, bà Wang nói.

“Điều đó có nghĩa là chính phủ sẽ tiếp tục chiến dịch nhằm hạn chế những ảnh hưởng, những mối liên hệ cũng như việc tài trợ nước ngoài đối với các tôn giáo ở Trung Quốc”. Bà Wang lưu ý rằng điều này đã trở nên xu hướng rõ ràng ở cả Tân Cương và Tây Tạng.

Việc Hán hóa Tôn giáo như vậy bao gồm việc thực hành đức tin Công giáo dưới sự giám sát của Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc (CPA), vốn là một cơ quan được thành lập bởi Cơ quan Quản lý Tôn giáo chính phủ (SARA). Hành động từ chối công nhận Vatican của CPA khiến nhiều người Công giáo phải thực hành tôn giáo trái phép và bí mật.

Khi ucannews.com tiến hành điều tra các nhà thờ lớn được CPA tài trợ ở thành phố Bắc Kinh vào năm ngoái, thì các nhà thờ này hầu như không có bóng người.

Vào tháng 7, ngay sau Đại hội Đảng, giám đốc SARA, ông Wang Zuoan, đã khẳng định với tất cả các thành viên của Đảng Cộng Sản về việc phải từ bỏ tôn giáo. Ông Wang nói rằng các thành viên cũng bị nghiêm cấm không được hỗ trợ tôn giáo vì các mục đích văn hoá hay phát triển kinh tế.

Động thái của ông Wang Zuoan nhằm hạn chế những biểu hiện của tự do, đặc biệt là trước thềm Đại hội Đảng, không phải là bất ngờ. Vào tháng Tư năm ngoái, chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt ra một kế hoạch chi tiết được đánh giá cao về việc chính phủ sẽ đối xử tôn giáo như thế nào – và dự báo đã trở nên tồi tệ khi chủ tịch Trung Quốc đặt hầu hết trọng tâm vào việc hạn chế tự do tôn giáo trong khi tăng cường quyền lực của Đảng Cộng sản.

“Kế hoạch này đã nhấn mạnh các chủ đề tôn giáo như là một đường dẫn cho sự quản lý của Đảng Cộng sản, quyền của chính phủ trong việc quản lý chặt chẽ tôn giáo, ‘việc Hán hóa’ đối với các giáo huấn tôn giáo, và đồng thời ngăn chặn cái gọi là ‘sự thâm nhập’ của nước ngoài đối với tôn giáo, đảm bảo các cán bộ Đảng Cộng sản chắc chắn phải là những kẻ vô thần”, William Nee, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Tổ chức Ân xá quốc tế, phát biểu với ucanews.com.

“Có thể phải mất vài năm để thực hiện kế hoạch chi tiết này, vì vậy tôi có thể tiên đoán những hạn chế lớn hơn đối với tôn giáo khi các chính sách chi tiết và các công chức đã được sắp xếp”, ông Nee cho biết.

Những hạn chế này đã bắt đầu hiển hiện, nhiều hạn chế đã có những hậu quả sâu rộng đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.

Ở Tân Cương, đã có những chiến dịch đến từng nhà để kiểm tra xem người dân có tàng trữ các tài liệu tôn giáo hay có đang cầu nguyện hay không. Các cơ quan chức năng đã dừng người dân lại một cách ngẫu nhiên để xem họ đang xem gì trên điện thoại của họ, và các cơ sở giam giữ ngoài pháp lý đối với những người thực hành tôn giáo bị cáo buộc đã gia tăng trong khu vực đối với cái gọi là cải tạo chính trị.

Trong khi đó, người Tây Tạng phải đối mặt với sự phủ nhận đối với các quyền tự do cơ bản như: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do hoạt động, và tu viện Phật giáo lớn nhất Tây Tạng, Larung Gar, liên tục bị phá hủy.

“Thật khó để nhận thấy mọi chuyện có vẻ như tồi tệ hơn xét về tự do tôn giáo ở Tây Tạng và Tân Cương, nhưng điều này có thể hình dung được”, ông Nee nói. “Ở một chừng mực nào đó, những khu vực này phục vụ như những đĩa petri để thử nghiệm các phương thức kiểm soát xã hội cực đoan mới … và nếu chính phủ nhận thức được các chính sách này là hoạt động tốt, thì họ cũng có thể sử dụng chúng với các nhóm đối tượng bị nhắm mục tiêu khác”.

Phần lớn những hạn chế này là sản phẩm trí tuệ của Bí thư Chen Quanguo, người đã được chuyển từ vị trí của ông ở Tây Tạng, nơi mà chính phủ nhìn nhận ông là người thành công nhất trong việc ngăn chặn tình trạng bất ổn, đến Tân Cương vào hồi năm ngoái. Ông được nhiều người biết đến như là một bộ phận của Bộ Chính trị và việc triệt hạ nhanh chóng trong các vụ đàn áp thẳng tay ở Tân Cương và Tây Tạng có thể được diễn giải như tham vọng chính trị của ông để được thăng tiến trong chính phủ.

Lối nói khoa trương mạnh mẽ trong việc dẫn đầu Đại hội Đảng có thể là điển hình, vì sự kiện này chỉ xảy ra cứ mỗi năm năm một lần và được bao quanh bởi vẻ rực rỡ. Đương nhiên, có một số suy đoán về việc liệu những lập trường dứt khoát đối với vấn đề tự do tôn giáo chỉ là cuộc nói chuyện khó khăn.

“Có một hình thức hy vọng giữa các nhà hoạt động tại Trung Quốc rằng chiến dịch nghiêm khắc của chính phủ nhằm kiểm soát xã hội dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình bề nào cũng sẽ nhẹ bớt hơn sau Đại hội Đảng lần thứ 19, bởi vì ông sẽ hoàn thành kế hoạch củng cố quyền lực trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình”, bà Wang cho biết.

“Tôi không nhất thiết phải chia sẻ sự lạc quan đó vì chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện những tham vọng to lớn khi tự khẳng định mình là một ‘nhà lãnh đạo cốt cán’ quyền lực”, bà Wang cho biết.

“Nói cách khác, nỗ lực của ông ta để đạt được nhiều quyền lực hơn có thể sẽ còn đi xa hơn nữa”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết