Theo báo cáo hàng năm mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew về những sách nhiễu tôn giáo toàn cầu, những sách nhiễu của các chính phủ đối với tôn giáo cũng như các hành động thù địch xã hội liên quan đến tôn giáo đã gia tăng vào năm 2015, lần đầu tiên trong vòng ba năm.
Tỷ lệ các quốc gia với mức độ “cao” hoặc “rất cao” đối với các hạn chế của chính phủ – chẳng hạn như: các luật lệ, các chính sách cũng như các hành động vốn hạn chế niềm tin tôn giáo và việc thực hành tôn giáo – đã tăng từ 24% vào năm 2014 lên 25% vào năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ các quốc gia có mức độ thù địch xã hội cao hoặc rất cao – chẳng hạn như, các hành vi thù địch tôn giáo của các cá nhân, các tổ chức hoặc các nhóm trong xã hội – đã tăng lên vào năm 2015, từ 23% lên 27%. Cả hai mức tăng này đều theo sau hai năm suy giảm trong tỷ lệ phần trăm đối với các quốc gia có mức độ hạn chế cao về tôn giáo bởi các biện pháp này.
Khi xem xét mức độ hạn chế tổng thể vào năm 2015 – dù là kết quả từ các chính sách và hành động của chính phủ và các hành động hoặc từ các hành vi thù địch gây ra bởi các cá nhân, các tổ chức hoặc các nhóm xã hội – nghiên cứu mới cho thấy rằng 40% các quốc gia có mức hạn chế cao hoặc rất cao, tăng từ 34% vào năm 2014.
Ngoài sự gia tăng tỷ lệ các quốc gia có mức độ hạn chế của chính phủ cao hoặc rất cao và các hành động thù địch xã hội liên quan đến tôn giáo, các hạn chế về tôn giáo cũng tăng lên vào năm 2015 bởi các biện pháp khác. Chẳng hạn như, nhiều quốc gia đã nhận thấy các chỉ số của họ trên Chỉ số Hạn chế của Chính phủ (dựa trên 20 chỉ số đối với các hạn chế của chính phủ về tôn giáo) gia tăng hơn là suy giảm. Và chỉ số trung bình toàn cầu trên Chỉ số về các Hành vi thù địch Xã hội, dựa trên 13 chỉ số về các hành động thù địch xã hội liên quan đến tôn giáo, đã gia tăng vào năm 2015.
Sự gia tăng toàn cầu đối với các hoạt động thù địch xã hội đã phản ánh một số yếu tố, bao gồm việc gia tăng các vụ bạo lực liên quan đến tôn giáo, các cá nhân bị tấn công hoặc bị buộc phải di dời do niềm tin tôn giáo của họ, và các sự việc trong đó bạo lực đã được sử dụng để thực thi các chuẩn mực tôn giáo. Chẳng hạn như, tại châu Âu, tại 17 quốc gia đã xảy ra những vụ việc bạo lực đám đông liên quan đến tôn giáo được báo cáo vào năm 2015, tăng từ con số 9 quốc gia so với năm ngoái. Và vùng Châu Phi hạ Sahara đã chứng kiến sự lan rộng của vấn đề bạo lực được sử dụng để thực thi các chuẩn mực tôn giáo, chẳng hạn như việc nhắm mục tiêu vào những người bị mắc chức bạch tạng đối với những nghi lễ được thực hiện bởi các pháp sư. Kiểu thù địch này đã được báo cáo ở 25 quốc gia thuộc vùng Châu Phi hạ Sahara vào năm 2015, tăng từ con số 9 quốc gia vào năm 2014.
Sự gia tăng các hạn chế của chính phủ có liên quan đến sự gia tăng đối với các hành động sách nhiễu và sử dụng vũ lực chống lại các nhóm tôn giáo, hai trong số các chỉ số cụ thể đã được sử dụng để đánh giá những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo trong phân tích. Bốn trong năm khu vực địa lý đã được phân tích trong báo cáo này – Trung Đông và Bắc Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, Châu Phi hạ Sahara Châu Phi và Châu Âu – đã chứng kiến sự gia tăng trong hai lĩnh vực này.
Trong số 198 quốc gia trong nghiên cứu, 105 quốc gia (chiếm 53%) đã trải qua việc sách nhiễu của chính lan rộng đối với các nhóm tôn giáo, tăng từ con số 85 quốc gia (chiếm 43%) vào năm 2014 và 96 quốc gia (chiếm 48%) vào năm 2013. Việc sách nhiễu giới hạn – các trường hợp vốn bị cô lập hoặc ảnh hưởng đến một số nhóm nhỏ – cũng đã tăng lên, diễn ra tại 52 quốc gia (chiếm 26%) vào năm 2015 (tăng từ con số 44 quốc gia, hoặc 22% của các quốc gia, vào năm 2014).
Việc chính phủ sử dụng vũ lực chống lại các nhóm tôn giáo cũng đã gia tăng, với 23 quốc gia (chiếm 12%) đã trải qua hơn 200 trường hợp đối với việc chính phủ sử dụng vũ lực vào năm 2015, tăng từ con số 21 quốc gia (chiếm 11%) vào năm 2014. Có một sự gia tăng thậm chí lớn hơn đối với con số các quốc gia với ít nhất một, nhưng không quá 200 vụ việc đối với việc chính phủ sử dụng bạo lực đối với các nhóm tôn giáo: 83 quốc gia (chiếm 42%) rơi vào nhóm này vào năm 2015, tăng từ con số 60 quốc gia (chiếm 30%) vào năm 2014.
Minh Tuệ (theo Pew Research Center)