Revixit Spiritus Meus: Cuộc đời truyền giáo của Linh mục Quirino de Ascaniis tại Hồng Kông và Trung Quốc

Nhà truyền giáo Quirino de Ascaniis thuộc Hội Truyền giáo PIME (Hội Giáo Hoàng Truyền giáo Hải ngoại) đã sống 76 năm ở Hồng Kông và trong giáo phận dưới thời Trung Quốc, mà từ đó Ngài bị trục xuất vào năm 1951. Một lời chứng mạnh mẽ về cuộc sống hàng ngày của một nhà truyền giáo. Các ấn phẩm về cuốn nhật ký của nhà truyền giáo.

Quirino_de_ascaniis

Hồng Kông (AsiaNews) – Cách đây không lâu, tôi đã cùng với nhà truyền giáo Sergio Ticozzi thảo luận về khả năng xuất bản tài liệu lịch sử về các nhà truyền giáo ở Trung Quốc với nhà xuất bản Chorabooks của tôi và đặc biệt là ở Hồng Kông. Khi tôi nhận được nguyên bản của “cuốn nhật ký” (về mặt hệ thống, nó không đủ để được xem như một cuốn nhật ký, nhưng tại  thời điểm này chúng ta hãy gọi nó như vậy) về Linh mục Quirino De Ascaniis (1908-2009), tôi nhận ra rằng cuốn nhật kí này phải được chia sẻ, không chỉ để làm chứng về cuộc đời của Cha De Ascaniis, người mà tất cả mọi người đều nhớ đến như là “một con người thánh thiện”, nhưng trên hết là làm cho mọi người hiểu biết về Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ, tác động của sứ mạng truyền giáo của Giáo hội Công giáo giữa những người dân Trung Quốc và Hồng Kông, thái độ của cộng sản đối với các tôn giáo nói chung.

Đây chính là cách thức cuốn ‘Revixit Spiritus Meus: Những ghi chú từ một nhà truyền giáo ở Trung Quốc’ (Nhà xuất bản Chorabooks năm 2018, nguyên bản tiếng Ý, có sẵn tại tất cả các thư viện ebook, các cửa hàng của Amazon và tất cả các thư viện số trực tuyến), ra đời bởi một bản văn do Cha Sergio Ticozzi biên soạn và với phần giới thiệu của tôi.

Cha Quirino de Ascaniis, tường thuật lại sự khởi đầu của ơn gọi của mình, ngài cho biết: “Khi linh mục giải tội, đã đề cập ở trên, thảo luận về vấn đề của việc truyền giáo, đã bày tỏ đời sống truyền giáo như là một đời sống đầy anh dũng và thánh thiện. Điều này có nghĩa rằng cuộc sống của ngài chính là để rao giảng Tin Mừng, để loan báo Tin Mừng ở những vùng đất xa xôi, ngài quả thực là một vị Thánh”. Chắc chắn rằng linh mục giải tội đã nói một về sự thật lớn lao: việc truyền giáo chính là một “cử chỉ anh hùng về sự thánh thiện”. Cử chỉ anh hùng, bởi vì nhà truyền giáo bỏ lại tất cả mọi thứ và mọi người để trở nên gần gũi với những người sinh sống ở những vùng xa xôi đối với họ. Nhà truyền giáo không phải là một nhà hảo tâm, một nhà tâm lý học, một nhà xã hội học hay một nhà nhân loại học; nhà truyền giáo là một con người của Thiên Chúa, một người ra đi truyền giáo để mang Thiên Chúa đến cho người khác, và như vậy, cũng có nguồn gốc từ nền văn minh phương Tây, sau đó là nghệ thuật, khoa học và văn hóa. Nhà truyền giáo không phải là một nhân viên xã hội hay văn hóa.

Linh mục De Ascaniis là ai? Chúng tôi công bố hồ sơ tóm tắt mà Franco Cumbo đã viết cho PIME Missionaries – Các nhà Truyền giáo PIME (có thể tham khảo tại: www.atma-o-jibon.org) vào tháng 3 năm 2009, khi Cha Quirino qua đời:

 “Vào chiều Chúa Nhật ngày 11 tháng 1 năm 2009, trong Ngôi Nhà dành cho Những người Cao Tuổi, được điều hành bởi các nữ tu ‘Dòng Tiểu Muội Bần Cùng’, Cha Quirino De Ascaniis đã lặng lẽ ngủ thiếp đi trong Chúa, giống như ngài đang cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể, nơi mà ngài đã được hướng dẫn tham dự giờ chầu Thánh Thể của cộng đoàn. Ngài tròn 100 tuổi và 5 tháng, là “tu viện trưởng” của Hội Truyền giáo, Cha Quirino sinh ngày 5 tháng 8 năm 1908, tại Giulianova, Teramo, và gia nhập Hội tại Genoa vào tháng 9 năm 1929, xuất thân từ chủng viện giáo phận Teramo. Linh mục Quirino khấn trọn vào ngày 11 tháng 3 năm 1932. Thụ phong Linh mục tại Milan vào ngày 24 tháng 9 năm 1932, vào tháng 8 năm 1933, ngài rời Italy để đi truyền giáo tại Hồng Kông. Sau khi học tiếng Trung, vào năm 1936, ngài lập tức đi làm việc ở các quận phía nam của Wai Yeung (Trung Quốc). Vào tháng 12 năm 1941, do chiến tranh, Linh mục Quirino bị buộc phải rời khỏi khu vực của mình, nhưng ngay sau đó ngài đã quay trở lại nơi này và ở đó cho đến khi bị trục xuất khỏi Trung Quốc, vào tháng 10 năm 1951. Tại Hồng Kông, ngài giữ chức vụ Giám đốc chủng viện giáo phận tại Sai Kung cho đến năm 1955, và sau đó là Giám đốc chủng viện tại cùng quận này cho đến năm 1961. Từ 1961 đến 1965, Cha Quirino phụ tá Giáo xứ Thánh Têrêsa, ở Kowloon, và từ năm 1966 đến 1993 phụ tá Giáo xứ Rất Thánh Mân Côi và linh mục tuyên úy của ‘Bệnh viện Queen Elizabeth’. Năm 1993, ngài về nghỉ hưu tại ‘nhà Thánh Giuse dành cho người cao tuổi’, được điều hành bởi các nữ tu ‘Dòng Tiểu Muội Bần Cùng’, nơi mà ngài đã trải qua những năm cuối đời trầm lặng và thanh thản, trong cầu nguyện và luôn nở nụ cười trên môi. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm sự hiện diện của Hội Truyền giáo PIME tại Hồng Kông, ngài cũng tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của mình”.

Như chúng ta đã chứng kiến một cuộc sống trường thọ, một cuộc sống cũng phải đối đầu với một cuộc chiến, với sự chiếm đóng của Nhật Bản, với sự đói khát và những thử thách cam go của một hoàn cảnh hết sức khó khăn (xem trong tập sách về những tình tiết vốn có thể giống như một câu chuyện vô hại nhưng trong thực tế, nếu chúng ta nghĩ về nó, khiến chúng ta có thể hiểu được những gian nan thử thách mà những nhà truyền giáo này đang phải trải qua). Một chứng ngôn thú vị của Cha Quirino, được tôi luyện bởi cách kể chuyện hài hước của ngài, gần như thể ngài không muốn quan tâm quá nhiều đến con người của mình trong việc được tìm thấy hành động trong những thời điểm lịch sử quan trọng như vậy. Tóm lại, một văn bản ngắn gọn nhưng dày đặc những sự việc trong quá khứ và giúp giải thích những vấn đề của hiện tại.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết