Quan chức hàng đầu của Vatican sẽ tham dự sự kiện về vấn đề di dân của LHQ tại Ma-rốc

ROME – Cố vấn hàng đầu của ĐTC Phanxicô đã xác nhận với một nhóm nhỏ bao gồm các nhà báo rằng ngài sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh do LHQ tài trợ về vấn đề di cư được tổ chức tại Marrakesh, Morocco từ ngày 10-11 tháng 12.

“Vâng, chúng tôi sẽ tham dự sự kiện này”, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc ụ Khanh Tòa Thánh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 4 tháng 12. “Sẽ có một phái đoàn Tòa Thánh do chính tôi dẫn đầu”.

WhatsApp-Image-2018-12-04-at-7.44.48-PM-690x450Khi được hỏi về việc liệu ngài có thêm bất kì thông tin nào về cuộc họp từ ngày 21-24 tháng 2 của các vị lãnh đạo các Hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về việc bảo vệ trẻ em và những người lớn dễ bị tổn thương hay không, ĐHY Parolin cho biết rằng ủy ban đang nỗ lực chuẩn bị.

“Tôi không có thêm bất kì tin tức nào ngoại trừ việc chúng tôi đang chuẩn bị”, ĐHY Parolin nói. “Nhóm chuẩn bị cho cuộc họp này đã được lựa chọn và họ cũng đang nỗ lực làm việc với những vấn đề khác”.

“Hiện tại tôi không nghĩ chúng ta có thể bình luận về sự kiện này”, ĐHY Parolin cho biết thêm.

Tháng 12 là một tháng quan trọng đối với chương trình nghị sự ngoại giao của Vatican, khi hai sự kiện lớn do LHQ ủng hộ đang diễn ra về vấn đề di cư và biến đổi khí hậu.

Đại diện của các quốc gia sẽ quy tụ tại Marrakesh, Ma-rốc để tham dự Hội nghị Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc từ ngày 10-11 tháng 12 để thông qua Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên, vốn đã được hình thành trong một hội nghị toàn thể vào tháng 9 năm 2016.

“Tòa Thánh đã cộng tác, đặc biệt là nhờ Ủy ban Di dân và Tị nạn thuộc Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, một cách đáng kể để tạo ra tài liệu này”, ĐHY Parolin nói.

“Dường như đối với chúng ta, đó chính là một điểm tham chiếu tuyệt vời để ít nhất là bắt đầu đề cập theo cách thức chung đến chủ đề di cư”.

Mặc dù việc thông qua Hiệp ước Toàn cầu không ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia, ĐHY Parolin cho biết rằng ngài hy vọng họ “sẽ ủng hộ một câu chuyện khác”, vốn sẽ lùi lại một bước so với “những khía cạnh tiêu cực” thường được nghe về vấn đề di cư và thay vào đó giúp cổ võ việc tiếp tục phản ánh về những tác động tích cực của nó.

ĐTC Phanxicô đã được mời tham dự hội nghị, nhưng Ngài đã từ chối vào phút chót và sẽ thực hiện chuyến Tông du đến Morocco vào năm 2019. Một số nhà quan sát đã rất ngạc nhiên trước quyết định này, đặc biệt là xem xét rằng một số quốc gia chủ chốt, như Ý và Hoa Kỳ, cũng sẽ bỏ qua cuộc họp.

“Tôi không phán xét ai cả”, ĐHY Parolin nói về quyết định của chính phủ Ý khi không tham dự sự kiện. “Tôi chỉ có thể bày tỏ sự thất vọng của mình, theo nghĩa rằng đây có thể trở thành một công cụ hữu ích”.

Các quốc gia khác đã không tham gia sự kiện bao gồm Hungary, Áo, Ba Lan, Israel, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Úc và Slovakia.

“Hãy hy vọng rằng điều này sẽ không làm suy yếu những nỗ lực để đối mặt với chủ đề này, mà tôi lặp lại là cần phải được giải quyết theo cách thức tập thể và mang tính toàn cầu”, ĐHY Parolin nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều tương tự cũng phải được nói đến trong hội nghị COP24 do Liên Hợp Quốc tài trợ tại Katowice, Ba Lan, diễn ra từ ngày 1-14 tháng 12 và đồng thời đề cập đến sự cấp thiết đối với những hành động thực tiễn chống lại vấn đề biến đổi khí hậu (ĐHY Parolin đã đề cập đến cuộc họp về vấn đề khí hậu diễn ra hôm thứ Hai 3/12).

Vị Hồng y người Ý cũng nói về sắc lệnh “an ninh” gần đây được tạo ra bởi liên minh cầm quyền của các phong trào dân túy cánh tả và cánh hữu của Ý, vốn ngăn cấm việc thay đổi giấy tờ tị nạn và đồng thời loại bỏ bảo vệ nhân đạo đối với những người nhập cư và tị nạn.

Theo ước tính có tới 12.000 người nhập cư sẽ bị buộc rời khỏi đất nước này, và người dân Ý đã thức dậy vào buổi sáng ngày 3 tháng 12 với hình ảnh trên những tờ báo miêu tả các gia đình bị bỏ mặc trên đường phố sau khi bị trục xuất khỏi các trung tâm tiếp đón họ.

“Lập trường của chúng ta hết sức rõ ràng về vấn đề này”, ĐHY Parolin nói, “trên hết là cảm thức sâu sắc về tinh thần liên đới phải thắng thế”.

“Người ta không thể đẩy mọi người vào những tình huống này. Con người và phẩm giá họ phải luôn luôn là trung tâm, vốn đồng nghĩa với việc chú ý tới những nhu cầu thực sự của họ”, ĐHY Parolin cho biết thêm.

ĐHY Parolin đã trả lời các câu hỏi liên quan đến một hội nghị được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 ở Rome có tiêu đề “Sự bất diệt, khuôn mặt khác của sự sống”, nơi mà những người giành chiến thắng của “Giải thưởng của Học viện Giáo Hoàng” đã được trao giải cho hai đề tài về thần học giải phóng.

Trong một bức thư của ĐTC Phanxicô gửi cho các tham dự viên và được đọc bởi ĐHY Parolin, ĐTC Phanxicô đã khuyến khích các học giả “suy tư nhiều hơn nữa” về chủ đề về sự bất diệt và sự sống sau khi chết, nhằm thúc đẩy chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo.

“Sự suy tư về sự sống đời đời và sự sống lại, trong giáo lý và Thánh lễ, không có được không gian và sự chú ý mà nó xứng đáng nhận được”, ĐTC Phanxicô viết. “Đôi khi có ấn tượng rằng chủ đề này bị cố tình lãng quên và bị bỏ qua bởi vì nó rõ ràng là hết sức xa vời, xa lạ với cuộc sống hàng ngày và sự nhạy bén đương đại”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết