Khi nhà báo mà còn bị công an tấn công khi tác nghiệp, thì người dân thường sẽ còn bị xem thường và ngược đãi đến mức nào? Sự vô pháp đang tác oai tác quái trong xã hội?
Liên tiếp những vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, khi lực lượng cảnh sát Việt Nam có những cách hành xử ngang ngược, bạo hành với người dân khiến người dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ bởi lực lượng công quyền.
Khoảng 10 giờ ngày 23-9, sau khi nhận được thông tin có người tử vong ở cầu Nhật Tân, phóng viên Trần Quang Thế – Báo Tuổi Trẻ TP.HCM thuộc văn phòng Đại diện của Báo tại Hà Nội đã đến hiện trường để ghi nhận vụ việc.
Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp, anh Quang Thế đã bị một đối tượng lạ mặt hành hung. Theo anh Quang Thế, nhận được thông tin vụ việc, anh được lãnh đạo Báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội cử đến hiện trường tác nghiệp
Anh Quang Thế vừa tới hiện trường và chụp một bức ảnh thì có một nhóm người tiến lại giật máy ảnh, đánh đập khiến anh bị chảy máu mồm. Những đối tượng vừa đánh vừa dọa phải đi khỏi hiện trường nếu không sẽ bị đánh tiếp. Người đánh anh Quang Thế được xác định là 2 công an huyện Đông Anh.
Theo Tuổi Trẻ, chiều 23-9, thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội), đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội.
Tuy nhiên, tại đây, thượng tá Thắng chỉ thừa nhận cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã có “thái độ không đúng” thôi. Theo ông Thắng, có lẽ mấy anh công an trẻ đó bị áp lực nên mới “hành xử không đúng” như thế, vì lúc đó ở hiện trường đang có “rất đông người hiếu kỳ tụ tập xem”.
Trước đó, anh Đỗ Thanh Hải, phóng viên của đài VTC News khi đang tác nghiệp tại Đăk Lak cũng bị lực lượng công an xã hành hung, đập máy ảnh khi đang chụp hình tại vụ cưỡng chế lấy mặt bằng nhà thôn văn hóa Nam Thôn.
Anh Minh