Phong trào Laudato Sí được củng cố và đổi mới

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (2)

Kể từ thứ Năm, ‘Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu’ (GCCM) sẽ được gọi là ‘Phong trào Laudato Sí’. Khí hậu và hệ sinh thái toàn diện là trọng tâm của Phong trào này, khởi nguồn từ Thông điệp mang tính bước ngoặt của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Phát biểu với Vatican News, Giám đốc điều hành LSM, ông Tomás Insua, chia sẻ về “hành trình đồng nghị” hướng tới sự chuyển đổi sinh thái sâu sắc hơn. Khi Phong trào tiếp tục tự đổi mới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời cảm ơn đến công việc của phong trào này.

“Để truyền cảm hứng và vận động cộng đồng Công giáo quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta và đạt được sự công bằng về khí hậu và sinh thái”: với tuyên bố sứ mạng mới của mình, ‘Phong trào Laudato Sí’, ban đầu được gọi là ‘Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu’ vạch ra các mục tiêu mới khi nó bước vào giai đoạn mới của hoạt động vì môi trường.

Sự ra đời của Phong trào

Phong trào được thành lập vào năm 2015 bởi một nhóm gồm 17 tổ chức Công giáo và 12 đại diện của các tổ chức học thuật và xã hội dân sự từ khắp các châu lục, và cam kết giúp các tín hữu đáp lại lời kêu gọi trong Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc chăm sóc ngôi nhà chung, xuất bản cùng năm đó. Hiện nay, sáu năm sau, Phong trào Laudato Sí bao gồm hơn 800 tổ chức đa dạng. Gần đây, Phong trào đã thực hiện “hành trình phân định kéo dài hơn 18 tháng”. Ông Tomás Insua, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Phong trào, giải thích với Vatican News rằng cuộc hành trình là sự phản ánh về bản sắc, sứ mạng, tên gọi và các cấu trúc tạo nên phong trào.

“Điều nổi bật là cái tên Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu, vốn đã phục vụ hữu hiệu ngay từ đầu, đã không phản ánh hoạt động rộng rãi ủng hộ Thông điệp Laudato Sí mà chúng tôi đang thực hiện”, ông Insua nói. “Vì vậy, sau quá trình phân định kéo dài bao gồm việc tham khảo ý kiến của các thành viên và các đối tác quan trọng của chúng tôi… chúng tôi cuối cùng nhận ra rằng phong trào này phải được đổi tên thành Phong trào Laudato Si”. Ông Insua chia sẻ: “Cái tên nhằm mục đích phản ánh tốt hơn hoạt động của phong trào, hoạt động toàn diện hơn để chăm sóc ngôi nhà chung mà chúng ta đã thực hiện trong những năm gần đây. Hoạt động rộng lớn hơn về sinh thái học toàn diện và chuyển đổi sinh thái, mà chúng tôi đang thực hiện để phục vụ Thông điệp Laudato Si”. Tên gọi mới được chọn từ danh sách 25 tên gọi tiềm năng.

Lorna Gold, Chủ tịch hội đồng quản trị, người đã giới thiệu những thay đổi trong một cuộc họp trực tuyến hôm thứ Năm, nhấn mạnh: “Điều quan trọng cần lưu ý là sứ mạng đang được mở rộng để bao gồm khái niệm công bằng sinh thái, dựa trên tinh thần của Thông điệp Laudato Si’, nơi ‘tất cả mọi thứ đều có sự kết nối với nhau'”.

“Lời cảm ơn” từ Đức Thánh Cha Phanxicô

Khi Phong trào tiếp tục quá trình đổi mới, chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những lời động viên khích lệ. Ông Insua phát biểu với Vatican News rằng Phong trào đã viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô để thông báo cho ngài về quá trình phân định và xin Đức Thánh Cha tham vấn; đồng thời xin ngài chúc lành trước khi tiến hành thay đổi tên. Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư phúc đáp ngắn gọn trước dịp Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, “vốn là một dấu hiệu hết sức mạnh mẽ”, ông Insua nói, đồng thời lưu ý rằng tiến trình biện phân “được đặc trưng bởi một bầu khí cầu nguyện mang tính đồng nghị, cầu xin ánh sáng từ Chúa Thánh Thần”. Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn phong trào vì sứ mạng thúc đẩy hệ sinh thái toàn diện và sự hỗ trợ mà nó mang lại cho Giáo hội và thế giới. Ông Insua cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng rằng Thông điệp Laudato Sí có thể sẽ không còn được đặt trên giá thư viện, nhưng có thể trở thành một tài liệu sống động.

Những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Phong trào Laudato Si'

Những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Phong trào Laudato Si’

Đưa Thông điệp Laudato Sí đến với các cộng đồng

Ngoài tên gọi mới và tuyên bố sứ mạng mới, Phong trào Laudato Sí cũng nhận thức về tuyên bố về bản sắc mới tái khẳng định sự tự nhận thức bản thân như là “một phong trào kết hợp tập hợp cả các tổ chức và các thành viên cơ sở”. Tuyên bố về bản sắc mới có nội dung:

GCCM mong muốn trở thành một phong trào do Chúa Thánh Thần hướng dẫn, quy tụ các tín hữu Công giáo lại với nhau để hoàn thành sứ mạng đã nêu của mình [được liệt kê ở trên]. Phong trào quy tụ nhiều tổ chức (1) Công giáo và (2) các thành viên cơ sở từ khắp nơi trên thế giới. Các thành viên này cùng nhau đồng hành trong tinh thần đồng nghị tính và hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ trên cuộc hành trình hoán cải sinh thái. Tìm kiếm sự hiệp nhất trong sự đa dạng, các thành viên tổ chức và cơ sở cùng nhau cầu nguyện, cộng tác và vận động để đáp lại “tiếng kêu của trái đất và tiếng kêu của người nghèo”. Được hướng dẫn bởi tinh thần bổ trợ, khi thời điểm và bối cảnh phù hợp, họ đồng sáng tạo hoặc tham gia cùng với các nhóm và chi nhánh của Laudato Si’ tại địa phương và kết nối với phong trào toàn cầu về một loạt các sáng kiến nhằm đưa Thông điệp Laudato Si’ vào cuộc sống.

Một thành viên trẻ của Phong trào tại Assisi

Một thành viên trẻ của Phong trào tại Assisi

Trong một tuyên bố thông báo về những thay đổi, Phong trào Laudato Sí cho biết: “Với tên gọi mới, các giá trị được xác định rõ hơn, và tuyên bố sứ mạng rõ ràng hơn, Phong trào mong muốn khuếch đại cách thức người Công giáo và những người có tinh thần thiện chí trên khắp thế giới mang Thông điệp Laudato Si’ đến với cuộc sống thường ngày trong các cộng đồng của họ”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết