Phong trào Canh tân Đặc sủng Công Giáo đến Roma trong tuần lễ Chúa Thánh Thần

Khoảng 30.000 Kitô hữu thuộc các phong trào canh tân đặc sủng từ 130 quốc gia đã đến thành phố Rôma trong bốn ngày với những lời cầu nguyện và các bài thánh ca cao vút, cũng như các buổi hội thảo, lời chứng, việc chữa lành, và không ít những lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần. Các sự kiện này sẽ lên đến đỉnh điểm trong buổi lễ tại Circus Maximus với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tối thứ bảy và Thánh Lễ Hiện Xuống tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chủ Nhật.

Canh tân đặc sủng

Đổ về Rôma từ khắp mọi nơi trên thế giới tuần này là hàng ngàn người với mong ước lớn lao về điều mà họ gọi là “sự đổi mới tuôn tràn từ Chúa Thánh Thần” trong dịp mừng Lễ Ngũ Tuần.

Bình thường đây sẽ không phải là một tin đáng chú ý. Nhưng năm nay, Phong trào Canh tân Đặc sủng Công Giáo (CCR) đang kỷ niệm Năm Thánh Kim khánh của mình, và do đó đặc biệt hy vọng vào “ân sủng đặc biệt”, như một trong những người tổ chức, bà Michelle Moran, đã đề ra.

Khoảng 30.000 người từ 130 quốc gia đang ở Rôma trong vòng bốn ngày với những lời cầu nguyện, các bài thánh ca thờ phượng, cũng như các buổi hội thảo, lời chứng, chữa lành, và không ít những lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần.

Các sự kiện này sẽ lên đến đỉnh điểm trong đêm lễ vọng tại Circus Maximus với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tối thứ bảy và Thánh Lễ Ngũ Tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chủ Nhật.

Năm thánh đánh dấu 50 năm kể từ sự kiện “Duquesne cuối tuần”, khi một nhóm các giáo sư và sinh viên đến từ các trường đại học của Duquesne, 15 dặm về phía bắc của Pittsburgh, đã có một loạt các kinh nghiệm ngây ngất sau một khóa tĩnh tâm ba ngày tập trung vào sách Công Vụ Tông Đồ, kể cả việc cầu nguyện lớn tiếng và việc chữa bệnh.

Theo New Orleans – dựa vào tác giả và người phát ngôn Patti Gallagher Mansfield, một trong những người có mặt tại “Duquesne cuối tuần”, “phép rửa trong Thần Khí” này được hiểu như là một hiện tượng tam diện: Một sự giải phóng những ân sủng của phép rửa và thêm sức bên trong vì người dân thiếu đức tin và “trông mong”; Một sự hiện đến mới của Chúa Thánh Linh để trang bị cho Giáo Hội một sứ mệnh mới; Và ân sủng cánh chung đặc biệt để liên kết các Kitô hữu với các tên gọi khác nhau.

Theo yêu cầu của ĐGH Phanxicô, sẽ có khoảng 5.000 tín đồ Tin lành và Thánh linh, là thành viên của các cộng đồng CCR trên toàn thế giới hiện diện trong lễ kỷ niệm tuần này.

Duquesne là thời điểm một hiện tượng Thánh linh ngoại thường – được chấp nhận bởi các Giáo Hội Tin Lành – đã bắt đầu xâm nhập vào dòng chảy Công Giáo, lan rộng nhanh chóng bất chấp sự phản đối. Nó đã đến Brazil, quốc gia có sự hiện diện đặc biệt mạnh mẽ nhất (2 triệu người trong 20.000 nhóm cầu nguyện) chỉ hai năm sau đó.

Ngày nay, Phong trào Canh tân Đặc sủng Công Giáo (CCR) tuyên bố có trên 120 triệu thành viên ở 235 quốc gia, hiểu theo nghĩa người có đặc sủng là người đã nhận được “phép rửa trong Thần Khí” dẫn đến mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô; con số này không có cơ sở khoa học chính xác.

Tại một số nơi trong Giáo Hội, vào thời gian gần đây – nhất là ở Brazin – việc thờ phượng theo kiểu cách của phong trào canh tân đặc sủng đã trở thành xu hướng chủ đạo, đến mức không thể phân biệt được với sự thờ phượng Công Giáo bình thường.

Tuy nhiên, xét về mặt định lượng, CCR có số lượng đáng kể nhất trong tất cả những điều gọi là “phong trào mới” – mặc dù thuật ngữ đó có thể gây hiểu nhầm. CCR không phải là một phong trào theo nghĩa thông thường: nó không có người sáng lập ra – nói theo kiểu thần học thì Đấng sáng lập là chính Chúa Thánh Linh, không phải là một thực thể duy nhất, mà là một sự kết nối lỏng lẻo toàn cầu của các cộng đoàn và các nhóm cầu nguyện có nguồn cảm hứng đặc sủng.

Bởi lẽ, như những người ủng hộ ban đầu, nhất là Đức Tổng Giám Mục của Brussels, Hồng y Leo Jozef Suenens, đã nhấn mạnh, Canh tân không phải là một phong trào để bạn tham gia, như là phong trào gia nhập Giáo hội.

Với sự phản đối mạnh mẽ vào những năm 1970 của hầu hết các giám mục Công Giáo, các nhà đặc sủng nói rằng thực tế CCR là một phần của đời sống Công Giáo thường ngày, theo nghĩa nó là bằng chứng của Chúa Thánh Thần.

Trong số những người nói chuyện tại các sự kiện trong những ngày này tại  Roma, có một số vị là những người tiên phong như Gallagher Mansfield và Ralph Martin, những người sẽ nhìn lại suốt hành trình, và ngạc nhiên trước những gì đã đạt được.

Nhưng phía sau nó, rõ ràng việc tụ họp trong tuần này là cơ hội để ĐGH Phanxicô giúp CCR cải tổ – nhằm khuyến khích việc gọi là “đổi mới việc Canh tân”. Trong nỗ lực này, chắc chắn ngài có khả năng.

Mặc dù các vị Giáo Hoàng trước đó cũng ủng hộ mạnh mẽ các đặc sủng, nhưng không một Giáo Hoàng nào gần với CCR như ĐGH Phanxicô.

Cha Jorge Mario Bergoglio, SJ, là một trong những người phản đối việc canh tân vào những năm 1970, khi ấy vị giám tỉnh Argentina cấm các linh mục dòng Tên có liên quan đến phong trào canh tân đặc sủng, và việc này được ủng hộ mạnh mẽ bởi những vị như là Đức Hồng y Tổng Giám mục của Buenos Aires.

Chỉ vài tháng trước khi diễn ra cuộc họp vào năm 2013, Đức Phanxicô được Hội đồng giám mục Argentina bổ nhiệm làm trợ lý thiêng liêng, một kiểu tuyên úy, cho CCR.

Trong một cuộc gặp với các nhà đặc sủng vào tháng Sáu năm 2014, Ngài nhắc lại cách mình đã cử hành Thánh Lễ như thế nào trong nhà thờ cho CCR Argentina, và đã có “một thời gian cầu nguyện bằng tiếng lạ” tiếp nối việc “dâng mình”.

Trả lời một câu hỏi trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Thụy Điển hồi tháng 10 năm ngoái, ĐGH nói đến các cuộc tụ họp đại kết 7.000 thành viên trong sân vận động Luna Park ở Buenos Aires được tổ chức bởi sự hiệp thông của những người Công Giáo và Tin lành (CRECES ) và cách ngài sắp xếp để tham gia các khóa tĩnh tâm cho 100 giáo sĩ Công Giáo với hàng tá vị mục sư của Giáo hội Thánh Linh.

Nhà đặc sủng nổi tiếng nhất Giáo Hội, Cha Raniero Cantalamessa – vị giảng thuyết cho gia đình giáo hoàng trong 34 năm qua – đã được mời thuyết giảng tại một trong số các buổi họp mặt đó, và cho biết Giáo hội đã theo dõi cẩn thận những gì đang xảy ra ở thủ đô Argentina.

Nhìn qua cách trình bày của Đức Phanxicô cho các nhóm Canh tân kể từ khi ngài đắc cử Giáo Hoàng (một lần vào năm 2014, một lần vào năm 2015), rõ ràng ngài muốn thấy CCR trở lại với tầm nhìn ban đầu của ba “tài liệu Malines” nổi tiếng được Hồng y Suenens soạn thảo và Giám mục Brazil Helder Camera hướng dẫn: tiêu biểu cho một “giáo hội nghèo, vì người nghèo”.

Năm 2014, Đức Phanxicô sử dụng các tiêu đề của những tài liệu này để nhắc nhở phong trào Canh tân đặc sủng rằng con đường của nó là “Phúc âm hóa, đại kết về mặt thiêng liêng, chăm sóc người nghèo và thiếu thốn, và đón nhận những người bị gạt ra bên lề.” Để đánh dấu ưu tiên thứ hai, các cử hành vào buổi sáng thứ Bảy sẽ dành riêng cho một số người vô gia cư ở Roma.

Phần khác trong lời mời của Đức Phanxicô, đi đầu trong việc hiệp nhất Kitô giáo, cũng sẽ được làm rõ vào ngày thứ Bảy, khi Đức Phanxicô chia sẻ diễn đàn với Cha Cantalamessa và Mục sư Giovanni Traettino, thuộc Giáo Hội Ngũ Tuần mà Đức Giáo Hoàng đã thăm riêng năm 2014 tại Caserta để xin lỗi vì việc ngược đãi trong quá khứ của Giáo Hội Công Giáo.

Ngài nói trong bài diễn văn tháng 7 năm 2015: “Là những nhà đặc sủng, các bạn có một ân sủng đặc biệt để cầu nguyện và làm việc để hiệp nhất Kitô hữu, nhờ đó mà sự hiện tại hóa của ân sủng có thể diễn ra trong tất cả các Giáo hội Kitô”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ có một Chúa Thánh Thần duy nhất đang thổi qua tất cả các Giáo Hội ảnh hưởng bởi phong trào Canh tân đặc sủng, tạo ra sự hiệp nhất trong sự đa dạng, hay đúng hơn là hiệp nhất qua sự đa dạng. (Sự phân chia chứ không phải đồng nhất, theo Đức Phanxicô, là của Thánh Thần).

Như Michelle Moran, vị chủ tịch người Anh của một trong hai cơ quan đại diện cho Phong trào Canh tân đặc sủng tại Vatican ghi nhận trong một cuộc họp báo cho các nhà báo, “Chúng ta có thể tuyên xưng với nhau Chúa Giêsu là Chúa, và chúng ta chỉ có thể tuyên xưng được điều đó nhờ Chúa Thánh Thần. ”

Sự lựa chọn Circus Maximus – vào thứ bảy, nơi mà 300 nhà lãnh đạo Tin Lành và Thánh linh sẽ ngồi lại tại Vigil – phản ánh ưu tiên đó: thứ nhất vì nó là một sự chọn lựa trung lập so với Quảng trường Thánh Phêrô, thứ hai bởi vì, như một nơi chốn của các cuộc tử đạo lịch sử, nó tạo cơ hội cho Đức Phanxicô đề cập đến “cuộc đại kết bằng máu” của những vị tử đạo Kitô giáo ngày nay.

Nhưng khi nói đến sự hiệp nhất, một trong những điều trớ trêu của CCR là, mặc dù sự hiệp nhất là hoa quả của Chúa Thánh Thần, hiện nay đang có hai tổ chức đối nghịch cùng đại diện cho các đặc sủng tại Vatican: cùng với ICCRS nổi tiếng của Anh, còn có một phần rất lớn là tổ chức Huynh Đệ Công Giáo Mỹ-La-Tinh của các nhóm canh tân đặc sủng.

Khi tôi hỏi về điều này, cả Moran lẫn vị chủ tịch của Huynh Đệ Công Giáo Gilberto Gomes Barbosa người Brazil, đều nhấn mạnh rằng hai tổ chức này là kết quả của lịch sử và rằng hai tổ chức hiện nay thường xuyên làm việc gần nhau.

Tuy nhiên, Đức Phanxicô được biết là vẫn coi sự phân chia này như là một vụ tai tiếng, một điều mâu thuẫn với ý tưởng về Canh tân như là một dòng hiện tại của ân sủng.

ĐGH đã yêu cầu hai cơ quan “đồng trách nhiệm” trong việc tổ chức Năm thánh, để họ làm việc chặt chẽ hơn với nhau. Và sau năm thánh, như Moran nói, họ sẽ tìm cách giải tán hai tổ chức này.

Tịnh Trí Thiên chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết