“Liệu Thế giới đang hội nhập hay đang tan rã?”
“Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng về kinh tế giữa các quốc gia được thu hút bởi việc “toàn cầu hóa” đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp của công nghệ, chính sách, hành vi kinh doanh và thái độ của công chúng”, theo Đức TGM Jurkovič. Đức TGM Jurkovič tiếp tục cho biết: “Mức độ thách thức toàn cầu và khu vực hiện nay đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và tinh thần liên đới giữa các quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế, vì không một cá nhân nào có thể đối phó một cách tích cực với những vấn đề chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng, tương lai đối với công việc, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề loại trừ xã hội và di dân”.
Phát biểu của Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác tại Cuộc đối thoại cấp cao của Uỷ ban Thương mại và Phát triển của UNCTAD tại Geneva: Liệu thế giới đang hội nhập hay tan rã? Geneva, ngày 12 tháng 9 năm 2017
Thưa ngài chủ tịch,
Phái đoàn của Tòa Thánh hoan nghênh cơ hội của cuộc đối thoại cấp cao này và chú thích đã được chuẩn bị của Ban Thư ký UNCTAD, trong đó tập trung vào “khả năng của một tình trạng bình thường mới trong các mối quan hệ thương mại toàn cầu, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hiệp định thương mại khu vực (RTAs) tại các quốc gia đang phát triển và phát biểu về vai trò của chủ nghĩa địa phương trong phát triển kinh tế”.
Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng về kinh tế giữa các quốc gia được thu hút bởi việc “toàn cầu hóa” đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp của công nghệ, chính sách, hành vi kinh doanh và thái độ của công chúng. Mặc dù tất cả những yếu tố này giúp giải thích việc tăng trưởng kinh tế nói chung, chúng đã đóng góp đặc biệt vào sự hội nhập toàn cầu thông qua thương mại, tài chính và di cư. Mức độ thách thức toàn cầu và khu vực hiện nay đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và tinh thần liên đới giữa các quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế, vì không một cá nhân nào có thể đối phó một cách tích cực với những vấn đề chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng, tương lai đối với công việc, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề loại trừ xã hội và di dân.
Việc hội nhập khu vực từ lâu đã trở thành một công cụ trong việc xúc tiến thương mại; gia tăng các luồng thương mại và các liên kết thương mại phát triển trong các Hiệp định Thương mại Khu vực (RTAs) đã được tạo ra giữa các khu vực trong hai thập kỷ qua. Ở các nước đang phát triển, các hiệp định thương mại giúp xác định chính sách thương mại quốc gia và có khả năng khuyếch đại tác động của thương mại đối với sự phát triển. Các Hiệp định Thương mại Khu vực có tiềm năng thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn xét về mặt nhân công lao động, môi trường, tính minh bạch và những cải cách tiến bộ khác cũng như các mục tiêu chính sách phi kinh tế. RTA đã trở thành công cụ được lựa chọn để gia tăng thương mại. Từ năm 1995, 445 hiệp định thương mại khu vực bao gồm hàng hoá hoặc dịch vụ được báo cáo cho Tổ chức Thương mại Thế giới [1] và cho đến nay, “tất cả các thành viên WTO đều có một Hiệp định Thương mại Khu vực có hiệu lực” [2]. Trong thập kỷ qua, một cách tiếp cận mới đối với các Hiệp định Thương mại Khu vực đã chứng kiến sự tiến triển của chúng trở thành các thỏa thuận đa đảng và khu vực siêu lớn. Hơn nữa, số lượng ngày càng gia tăng các hiệp định thương mại song phương, khu vực và liên vùng phối hợp với các quy định vốn giải quyết các mối bận tâm về xã hội và phát triển, chẳng hạn như việc cân nhắc về chính sách lao động, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Tất cả những cân nhắc này cần phải dựa trên nhân phẩm của con người. Theo giả thuyết này, cả các yếu tố cá nhân và tổ chức đa phương đều có thể cùng công tác với nhau với mục tiêu đạt tới công ích chung.
Thưa ngài chủ tịch,
Nairobi Maafikiano nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hội nhập khu vực trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững thông qua việc tăng cường hợp tác kinh tế khu vực giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Việc hội nhập khu vực có thể là một chất xúc tác quan trọng nhằm làm giảm rào cản thương mại, thực hiện việc cải cách chính sách, giảm chi phí thương mại và tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”. Tuy nhiên, không được quên rằng việc kinh doanh và thương mại tự do hiện đại, “thậm chí ngay cả khi chúng đã giảm trừ đói nghèo đối với một số lượng lớn người dân, thường dẫn đến một sự loại trừ xã hội lan rộng” [3].
Thương mại trở thành không cân bằng và bất công khi nó góp phần thêm vào cảnh quan của việc loại trừ và bất bình đẳng xã hội – khi nó vi phạm phẩm giá của bất một người nào trên thế giới; khi nó bỏ mặc vấn đề công ích chung của toàn thể nhân loại; khi nó khiến cho việc phân phối thu nhập trở nên tồi tệ hơn; khi nó không góp phần tạo việc làm bền vững; và khi, tệ hơn là, nó lợi dụng nạn buôn người và chế độ nô lệ hiện đại; và khi nó ngăn chặn những người nghèo, những người thấp cổ bé miệng, và những người dễ bị tổn thương khỏi việc tham gia vào đời sống kinh tế. Một hệ thống thương mại như vậy không thể biện minh được khi nó bảo vệ hoặc thậm chí nâng cao thẩm quyền của các doanh nghiệp lớn để cắt giảm những hoàn cảnh khó khăn, tránh phải đóng thuế và loại bỏ người lao động hơn là hỗ trợ đối với khả năng của những người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội để kiếm sống và sống một cách xứng với nhân phẩm của mình. Nó không thể được bảo vệ khi nó chà đạp các quyền cơ bản của con người, từ chối lắng nghe tiếng kêu khóc của những người nghèo khổ phải làm việc cực nhọc hàng giờ để chỉ có thể kiếm được những đồng lương ít ỏi trong những điều kiện làm việc không an toàn. Nó không thể được bảo vệ khi nó đối đãi với môi trường tự nhiên cho đến nay như là một tài nguyên khác để rồi tiến hành vơ vét, chứ không phải xem đó như là một món quà quý giá cần phải được quản lý và chăm sóc một cách cẩn thận và khôn ngoan, bao gồm cả việc tự kiềm chế.
Các Hiệp định Thương mại Khu vực có thể giúp các nước đang phát triển điều chỉnh dần dần đến mức độ cạnh tranh tự do thương mại gia tăng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ lại, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã khẳng định, “thương mại tự do chỉ có thể được gọi là công bằng khi nó phù hợp với các yêu cầu của công lý xã hội” [4]. Theo nghĩa này, chúng ta cần phải xác định sự bất bình đẳng của hệ thống kinh tế và bắt đầu khắc phục chúng. RTAs cần được nhìn nhận và sử dụng như một công cụ mạnh mẽ của việc liên đới và bổ trợ, chứ không phải là một sự thay thế cho khuôn khổ đa phương rộng lớn hơn.
Các quốc gia thành viên có thể tăng cường vai trò tạo điều kiện mà sự hợp tác trong và giữa các Hiệp định Thương mại Khu vực có thể có ở những lĩnh vực nơi mà sự phối hợp chính sách và sự gắn kết là cần thiết nhất để tăng cường sự hiệp lực giữa thương mại và các mục tiêu phát triển bền vững, chẳng hạn như “việc cắt giảm tính không chắc chắn về chính sách thương mại; tránh các thái cực của chủ nghĩa bảo hộ thương mại ở các cấp độ khu vực và đa phương; thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu đối với các nước đang phát triển phụ thuộc vào thu nhập thấp và hàng hoá; xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn quản lý, ví dụ như trong lĩnh vực y tế, môi trường và chính sách cạnh tranh, vốn tăng cường và không làm suy yếu việc lưu thông thương mại của các nước đang phát triển; và xây dựng các biện pháp chính sách để đạt được thương mại toàn diện, ví dụ như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với phụ nữ và thanh thiếu niên” [5].
RTAs và chủ nghĩa đa phương cần phải được tập trung vào sự phát triển toàn diện của tất cả nhân loại. Các chính sách kinh tế cần phải tôn trọng phẩm giá của mỗi người và các cuộc đàm phán phải thúc đẩy lợi ích chung. Nếu không, gốc rễ của cuộc khủng hoảng sau cùng và đang tàn phá sẽ không thể bị diệt trừ. Nếu các vấn đề hiện tại không được giải quyết, tình hình kinh tế cuối cùng cũng sẽ làm trầm trọng thêm cảnh quan chính trị toàn cầu, gây ra những lo ngại và căng thẳng trên toàn thế giới.
Tóm lại, thưa ngài chủ tịch,
UNCTAD có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc định hình một tinh thần mới trong các mối quan hệ thương mại toàn cầu. Điều mà thế giới hiện tại đang rất cần, hơn bao giờ hết, đó chính là một nền văn hoá mới của các mối quan hệ đa phương công bằng trên cơ sở hợp tác và liên đới quốc tế. Đây sẽ là vai trò thường xuyên của UNCTAD, là một cơ hội và là không gian cho một cuộc đối thoại đổi mới và có hiệu quả về vấn đề phát triển. Chủ nghĩa đa phương, nếu thúc đẩy một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đối với nền kinh tế và các Hiệp định Thương mại Khu vực, nếu nhằm mục đích cải thiện lợi ích chung, có thể thúc đẩy một nền thương mại công bằng và đồng thời sẽ giúp cho đại gia đình nhân loại xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và công bằng hơn.
Xin cám ơn ngài chủ tịch!
1. Tổ chức Thương mại Thế giới, “Các hiệp định thương mại khu vực – Các dữ kiện và số liệu”. Tham khảo tại: https://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htm
2. Như trên
3. ĐTC Phanxicô, Thông điệp gửi Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Hội nghị thường niên tại Davos-Klosters, 17/01/2014.
4. Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp ‘Populorum Progressio’, năm 1967, số 59.
5. UNCTAD TD/B/64/10
Minh Tuệ chuyển ngữ