Peru háo hức chào đón ĐTC Phanxicô

ĐTC Phanxicô đã đến Peru vào tối thứ Năm 18/1 khởi đầu chuyến công du lần thứ 22 của mình ở nước ngoài. Vì một loạt những lý do khiến người dân Peru đang háo hức chờ đợi những lời nói cũng như sự hiện diện của ĐTC Phanxicô với một sự kỳ vọng cao, và chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô hứa hẹn sẽ dày đặc với những hoạt động và nguồn cảm hứng như Ngài đã dự kiến, trong số những thứ khác, đó là phát biểu với các nhà lãnh đạo chính trị, cử hành Thánh Lễ, gặp gỡ các linh mục và tu sĩ. Một điểm nổi bật của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô chắc chắn sẽ là cuộc gặp gỡ của Ngài, hôm nay thứ Sáu 19/1, với những người dân bản địa tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon ở Pêru mà trong đó, ĐTC Phanxicô sẽ đưa ra một thông điệp cảnh báo cũng như một thông điệp về niềm hy vọng cho toàn thể thế giới.

ĐTC Phanxicô đã đến thành phố Lima thủ đô của Peru vào tối hôm thứ Năm 18/1, bắt đầu chặng thứ hai trong chuyến tông du của mình, dự kiến sẽ đưa Ngài tới thành phố Puerto Maldonado tại Amazon và tới thành phố Trujillo  nằm ở ven biển phía Bắc.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (7)

Người dân bản địa đang chờ đợi chuyến thăm của Giáo hoàng tại Peru

ĐTC Phanxicô sẽ có mặt tại Peru từ ngày 18/1 đến 21/1. Đây là chuyến Tông du thứ ba của một vị Giáo hoàng đến quốc gia này sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm quốc gia này hai lần, vào năm 1985 và năm 1988.

Khí hậu Amazon tại Puerto Maldonado đã ảnh hưởng đến nghi thức ngoại giao thông thường mà chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô được gắn liền với chuyến thăm chính thức của Tổng thống Peru vốn sẽ diễn ra vào buổi chiều muộn hôm thứ sáu để cho phép Ngài khởi hành đi Puerto Maldonado vào buổi sáng để tránh những trận mưa nhiệt đới vào buổi chiều.

Cửa ngõ Puerto Maldonado dẫn đến Amazon tại Peru

Tại Puerto Maldonado, cửa ngõ dẫn đến khu vực rừng Amazon của Peru, chiếm khoảng 60% lãnh thổ quốc gia, ĐTC Phanxicô sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ dự kiến với 4000 đại diện của các dân tộc bản địa khác nhau.

Trong cuộc gặp gỡ – vốn sẽ diễn ra trong khuôn khổ “Laudato Sì”, Thông điệp của ĐTC Phanxicô về “việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta” sẽ được trình bày bằng một số ngôn ngữ bản địa.

Linh mục Peter Hughes Dòng Columban, Thư ký điều hành của Mạng lưới Giáo hội Pan-Amazonian – REPAM – đã phát biểu với Cristiane Murray, phóng viên của Vatican News tại Puerto Maldonado về tầm quan trọng của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Pêru 

Hai chủ đề chính

Linh mục Hughes đã phản ánh tầm quan trọng và ý nghĩa của chuyến viếng thăm này đối với quốc gia và đối với thế giới khi xác định hai chủ đề cụ thể: sự gần gũi của ĐTC Phanxicô với những người bị gạt ra bên lề xã hội và những người nghèo, và thực tế rằng Ngài sẽ gặp gỡ với đại diện của các nhóm dân tộc bản địa tại khu vực Amazon làm nổi bật sự bận tâm của mình đối với các quyền của người dân bản địa cũng như đối với hoàn cảnh của khu vực rừng nhiệt đới và sự cần thiết đối với việc chăm sóc “ngôi nhà chung của chúng ta”. 

Peru, linh mục Hughes giải thích, đang phải chịu đựng nhiều vấn đề về đói nghèo và việc cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Đây là một xã hội đa sắc tộc đa văn hóa, có 42 ngôn ngữ được sử dụng trong cả nước (nhiều ngôn ngữ được sử dụng ở vùng Amazon) cũng như hai ngôn ngữ bản địa chủ yếu, và nhiều thành phần trong xã hội của nó thậm chí không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản.

Mối quan hệ của ĐTC Phanxicô với các mối bận tâm chính của Pêru

“Tôi thiết nghĩ ĐTC Phanxicô có mối quan hệ đặc biệt với một quốc gia như Peru, không chỉ vì Ngài là một người Mỹ Latinh mà còn vì Ngài là một vị Giáo Hoàng Mỹ Latinh, một người đã tham gia sâu sắc vào toàn bộ quá trình cải cách được thúc đẩy bởi Hội nghị Medellin sau Công đồng Vatican 2”, linh mục Hughes nói.

Linh mục Hughes cho biết ĐTC Phanxicô là một sự biểu lộ tuyệt vời và là nhân vật tiêu biểu cho toàn bộ thời kỳ cải cách trong Giáo hội Mỹ Latinh, chính Ngài đã trở thành một nhân tố quan trọng trong Giáo Hội trong giai đoạn này (Đức Bergoglio đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo văn kiện Aparecida).

“ĐTC Phanxicô chia sẻ một cái nhìn đặc biệt sâu sắc từ trọng tâm của Tin Mừng rằng ý muốn của Thiên Chúa đối với con người đó chính là họ được bao gồm trong cuộc sống và họ không phải là những người bị gạt ra bên ngoài xã hội vì những lý do chính trị, kinh tế hay văn hoá”, linh mục Hughes nói.

Linh mục mục Hughes cho biết mối quan hệ của ĐTC Phanxicô với hoàn cảnh khó khăn của những người nghèo đã tạo cho Ngài một sự kết nối mạnh mẽ với sự tuyệt vọng của tình hình hiện tại.

“Người dân Peru đang háo hức chờ đợi ĐTC Phanxicô vì những lý do tinh thần sâu sắc”, linh mục Hughes nói. 

Các dân tộc bản địa, Amazon và ‘Laudato Sì’

Lý do thứ hai chuyến viếng thăm này là cực kì quan trọng, linh mục Hughes tiếp tục, liên quan đến thực tế là ĐTC Phanxicô sẽ đến khu vực Amazon và Ngài sẽ gặp gỡ đại diện của nhiều nhóm dân tộc bản xứ tại thị trấn Maldonado.

“Nơi đây, linh mục Hughes nói, có một mối liên hệ trực tiếp giữa chuyến viếng thăm của Ngài và Thông điệp Laudato Sì”. 

Linh mục Hughes đã miêu tả Amazon là nơi mà ngôi nhà chung của toàn thể nhân loại và của thế giới có lẽ được thể hiện một cách tốt nhất.

Linh mục Hughes cho biết rằng sự tàn phá đốia với khu vực Amazon là vô cùng khủng khiếp và nó đang diễn ra với tốc độ hiện đang ngày càng gia tăng.

Nỗi thương tâm bi thảm của Puerto Maldonado 

Linh mục Hughes giải thích rằng tại thị trấn Puerto Maldonado, đường cao tốc vượt đại dương nối liền Amazon với bờ biển Thái Bình Dương đi qua và đây chính là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận vì tất cả các vụ tai tiếng và tham nhũng đều liên quan đến việc xây dựng đường cao tốc này. 

“Một con đường cao tốc chính luôn luôn được coi như một sự tiến bộ”, linh mục Hughes nói, nhưng không được bỏ quên một điều rằng nó cũng mang lại nhiều vấn đề: “Cần phải có một sự cân nhắc về con người, xã hội và chính trị”.

Puerto Maldonado, linh mục Hughes tiếp tục, cũng chính là một trung tâm buôn bán ma túy lớn và nạn buôn bán phụ nữ trẻ tuổi cho tệ nạn mại dâm; đó là nơi mà các bé trai bị bóc lột để trở thành công nhân trong các mỏ vàng mà không hề quan tâm đến quyền lợi và sức khoẻ của chúng; đó là nơi mà những vấn đề chính của Amazon đã xảy ra chẳng hạn như nạn phá rừng và sự tàn phá đối với đất đai bởi vì cách thức hoạt động của các ngành khai khoáng”.

Linh mục Hughes nói về tình trạng cướp đất đai và sinh kế từ những người bản địa đã từng gắn liền với vùng đất này trong nhiều thiên niên kỷ và cách thức chúng được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp đa quốc gia để sản xuất mà không quan tâm đến những hậu quả của nó đối với sự đa dạng sinh học, và sự quay vòng mà đất đai cần. 

Linh mục Hughes chỉ ra rằng vấn đề khí hậu đang được ‘đặt vấn đề’ ở Amazon: “Nếu như Amazon và Congo, hai lưu vực sông lớn trên thế giới tiếp tục bị phá hủy, 20% nước uống có sẵn cho mọi người trên thế giới sẽ biến mất; 20% ôxy mà tất mọi người trên toàn thế giới cần để hít thở sẽ không còn nữa. Đó là những mức độ tàn phá to lớn mà chúng ta không hề được nghe hàng ngày và đây cũng chính là những mối bận tâm mà ĐTC Phanxicô đã viết trong Thông điệp Laudato Sì”.

ĐTC Phanxicô sẽ nhắn nhủ với toàn thể gia đình nhân loại

Vì vậy, linh mục Hughes kết luận, ĐTC Phanxicô sẽ không chỉ nhắn nhủ với người dân Amazon nhưng là với toàn thể thế giới, với đại gia đình nhân loại trên toàn cầu, đối với mọi Kitô hữu, đối với người Công giáo, những người có niềm tin cũng như những người không có niềm tin tôn giáo, và ĐTC Phanxicô sẽ “vạch ra một đường thẳng và chiếu một tia sáng để cảnh báo tất cả chúng ta về sự cần thiết phải thay đổi, ở mọi cấp độ; rằng sự sống trên trái đất cần phải được tôn trọng và chúng ta cần phải trở nên nghiêm túc đối với Hiệp ước Khí hậu Paris và về việc làm thế nào để bảo vệ thế giới, với những vẻ đẹp, nguồn lực và khí hậu của nó thoát khỏi sự hủy hoại”. 

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết