Tổ chức Hòa Bình Kitô Quốc Tế (Pax Christi International) đang đẩy mạnh nỗ lực của mình để đưa Giáo hội Công giáo trở thành nhà lãnh đạo trong việc thúc đẩy kiến tạo hòa giải bất bạo lực.
Mục đích của Tổ chức là nhằm bắt đầu một cuộc đối thoại toàn cầu và đồng thời “thúc đẩy các tập tục và chiến lược đối với việc hòa hòa giải bất bạo lực”, bà Judy Coode, điều phối viên của Pax Christi đối với sáng kiến bất bạo lực Công giáo, cho biết.
Pax Christi International đang chuẩn bị tổ chức năm cuộc thảo luận bàn tròn trực tuyến nhằm tìm hiểu về các chủ đề riêng biệt: thần học nền tảng về bất bạo động; Nền tảng Kinh Thánh về phong cách bất bạo động của Chúa Giêsu; Bất bạo động và Hoà bình – một khuôn khổ luân lý mới, kết hợp bất bạo lực vào đời sống Giáo hội và sức mạnh của sự bất bạo động tích cực.
Sẽ có khoảng 10 đến 15 “thần học gia và các nhà thực hành hòa bình” sẽ được mời gọi tham gia vào mỗi cuộc hội đàm và đóng góp vào việc tạo ra một tài liệu phác thảo những kết luận của họ, bà Coode, người đã trình bày kế hoạch ngày 23 tháng 6 tại trung tâm Mary Ward tại Toronto, cho biết.
“Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau và cân bằng về mặt giới tính”, bà Coode cho biết. “Chúng tôi đang hoàn thiện danh sách và sau đó họ sẽ bắt tay vào làm việc cùng với nhau. Họ sẽ làm việc cùng với nhau trong khoảng 18 tháng và kế hoạch của chúng tôi đó là … để đưa ra một văn kiện dự thảo tới Vatican có thể dẫn tới một giáo huấn chính thức mới về bất bạo động và hoà bình chính nghĩa”.
Ông Johnny Zokovitch, cán bộ truyền thông cao cấp của Pax Christi International, cho biết rằng mặc dù các nhà thần học hàng đầu và các nhà thực hành hòa bình của Pax Christi chú trọng vào vấn đề văn học, tất cả 120 tổ chức thành viên của Pax Christi, trải rộng trên khắp 50 quốc gia, đang được yêu cầu tham gia vào một “chiến dịch nâng cao nhận thức xung quanh Chủ đề về bất bạo động“, vốn đã bắt đầu vào tháng Giêng năm nay.
“Chúng tôi đã tạo ra một slogan vốn rất nổi tiếng ‘This is what democracy looks like’ (Đây chính là tự do dân chủ)”, ông Zokovitch cho biết. “Chúng tôi đã lấy dòng chữ đó và chúng tôi đã thay đổi nó một chút để trở thành ‘This is what non-violence looks like’ (Đây chính là phong cách bất bạo lực). Sau đó chúng tôi sẽ sử dụng những hình ảnh xung quanh để dẫn mọi người tham gia vào sự rộng lớn, đa dạng, của vấn đề bất bạo lực”.
Ông Zokovitch cho biết tất cả mọi người được mời gọi để chia sẻ hình ảnh về vấn đề bất bạo lực trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng chuỗi hashtag#thisisnonviolence.
“Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi sẽ nâng cao hình ảnh về phong cách bất bạo lực của Phúc Âm không những trong chính phong trào của chúng tôi mà còn trong bối cảnh rộng lớn hơn của Giáo hội và đặc biệt là công chúng”, ông Zokovitch cho biết thêm.
Bà Coode nhấn mạnh rằng mặc dù việc soạn thảo tài liệu là rất quan trọng, nhưng việc mọi người nói về vấn đề bất bạo động là điều quan trọng để mang lại sự thay đổi mong muốn.
Minh Tuệ (theo The Catholicregister)