Pakistan, một cuộc bỏ phiếu vì tương lai của các nhóm tôn giáo thiểu số

Trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào ngày 25 tháng 7, các vấn đề về dân chủ, bình đẳng và tôn trọng nhân quyền vốn ảnh hưởng đến cuộc sống của những công dân không theo đạo Hồi, chẳng hạn như các Kitô hữu và những người Hindu, đang thu hút sự chú ý.

Tự do, dân chủ, nhân quyền. Đó là một cuộc bầu cử tự do và minh bạch, một cuộc bỏ phiếu không loại trừ bất kỳ nhóm xã hội nào và cũng không nhường chỗ cho chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo. Đây chính là một Pakistan mà, vào đêm trước của cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 7, các nhóm tôn giáo thiểu số trong giấc mơ về “vùng đất thuần túy”; đây chính là tương lai mong muốn của các Kitô hữu, chiếm chỉ hơn 1% trong một quốc gia với hơn 200 triệu dân, phần lớn trong số họ là người Hồi giáo.

40a84114-8e85-11e8-aea1-f82c72af6d97_90296778-8e6b-11e8-aea1-f82c72af6d97_Clipboard-22412-kspG-U11101903465857Ex-1024x576@LaStampa.it-kXQE-U11101904703245QW-1024x576@LaStampa.itViệc chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu đã được đánh dấu vào tháng cuối cùng bởi tình trạng bạo lực đẫm máu mang tính chính trị được thúc đẩy bởi nhóm phiến quân Tehreek-e-Taliban Pakistan – hay là cái gọi là Pakistani Taliban, với mục đích chính xác là tạo ra sự bất ổn. Hôm 22 tháng 7, các phần tử cực đoan đã tuyên bố xác nhận trách nhiệm đối với vụ tấn công giết người đối với Ikram Gandapur, ứng cử viên của đảng Tehreek-e-insaaf (Phong trào Tư pháp) của Pakistan, xảy ra ở phía đông bắc của đất nước. Và hai vụ giết người nghiêm trọng khác nhằm vào các ứng cử viên chính trị đã khiến cho quốc gia này chìm đắm trong sự phiền muộn trong những tuần gần đây. Vì lý do này, vào ngày bỏ phiếu, 370 nghìn binh sĩ sẽ được triển khai tại các trạm bỏ phiếu và các khu vực nhạy cảm, nhằm đảm bảo vấn đề trật tự và an ninh. Và để đảm bảo rằng hơn 106 triệu cử tri có thể bình chọn một cách thanh thản, không gian lận, không bị gặp nguy hiểm hoặc bị đe dọa.

Do đó, lời kêu gọi của Ủy ban Công lý và Hòa bình của các giám mục Công giáo Pakistan, mà trong một tuyên bố, đã tái khẳng định rằng “Giáo hội ủng hộ nền dân chủ” cũng như sự chuyển đổi chính trị hòa bình trong nước. Và các giám mục cũng cho biết  thêm rằng mong muốn “về một cuộc bầu cử tự do và minh bạch” được chứng thực với khả năng cụ thể, được trao cho mỗi cử tri, để bày tỏ biểu quyết của họ mà không có bất cứ điều kiện nào cũng như không có các rào cản dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngày nay, trên thực tế, hệ thống bầu cử có hiệu lực thể chế hóa sự phân biệt đối xử giữa các công dân thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Ngày nay, hệ thống bầu cử tách biệt việc bỏ phiếu của các nhóm thiểu số tôn giáo khỏi cuộc bỏ phiếu của các công dân Hồi giáo và dự phòng một cuộc bỏ phiếu xấp đôi. Các ứng cử viên thuộc các nhóm thiểu số được lựa chọn bởi các đảng phái chính trị và có một phần dành riêng trong các danh sách cử tri của họ. Vì vậy, tất cả các đảng chính trị do đó đã hình thành bên trong cơ chế của mình “các nhóm thiểu số” bao gồm cả các ứng cử viên không phải là người Hồi giáo, những người sẽ được một cuộc bỏ phiếu cụ thể. Do đó, đó chính là một hệ thống vốn trộn lẫn và chồng chéo quyền công dân với việc tuyên xưng đức tin, và các nhóm Kitô giáo và Hindu ở Pakistan từ lâu đã lên án là bất công và phân biệt đối xử.

Giáo hội yêu cầu phải thay đổi hệ thống bầu cử, thúc đẩy một hệ thống toàn diện. Rất đơn giản, như các nhà hoạt động Kitô giáo tiếp tục lặp lại: “Mỗi ứng viên trong danh sách phải có khả năng nhận được cả phiếu bầu của dân số Hồi giáo và của những người tuyên xưng đức tin tôn giáo thiểu số. Một hệ thống bầu cử như vậy sẽ cải thiện các mối quan hệ tôn giáo và sự hòa hợp xã hội. Ủy ban Công lý và Hòa bình hy vọng rằng các ứng cử viên từ các nhóm thiểu số sẽ có mặt trong danh sách cùng với tất cả những người khác”, Karachi Catholic giải thích với Kashif Anthony, cộng tác viên Vatican Insider.

“Chúng ta phải tìm kiếm các nhà lãnh đạo chính trị sẵn sàng chăm sóc các quyền, những thách thức, những vấn đề và sự phát triển của cộng đồng của chúng ta và những người làm việc để cung cấp sự bảo vệ và thúc đẩy các nhóm dân tộc thiểu số”, Peter Jacob, hiện là giám đốc của “Trung tâm Công lý Xã hội”, cho biết thêm. Giáo dân Công giáo, ông Jacob nhắc lại: “Các khu vực và các quận nơi các Kitô hữu sinh sống thường bị cản trở và bị cách ly khỏi nhịp điệu xã hội. Những vấn đề như vậy chẳng khác nhau là mấy trong nhiều thập kỷ. Chúng ta nên bỏ phiếu cho những ứng cử viên và đảng phái chính trị vốn thực sự giải quyết các vấn đề về quyền của các nhóm thiểu số. Các nhóm tôn giáo thiểu số ngày nay tự nhận thấy mình phải chịu đau khổ, giữa bối cảnh của sự thờ ơ về phía chính quyền, từ việc lạm dụng các quyền cơ bản, lo sợ bị buộc tội một cách bất công và vô lý theo luật báng bổ, nhưng cũng thiếu những dịch vụ thiết yếu như nước và điện sinh hoạt ở những nơi họ sinh sống.

Vào đêm trước của cuộc bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 7, việc thực hiện phán quyết ngày 19 tháng 6 năm 2014 về các nhóm thiểu số tôn giáo của Tòa án Tối cao, vốn kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp khẩn cấp để thúc đẩy sự hội nhập đầy đủ của họ vào cơ cấu xã hội, cũng đang được thảo luận. Để đạt được điều này, một trong những chủ đề nóng đó chính là việc xem xét chính sách giáo dục nhằm loại bỏ việc phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo. Các Kitô hữu ở Pakistan từ lâu đã phát động một chiến dịch quốc gia nhằm nâng cao nhận thức về một yếu tố then chốt: việc giáo dục đối với các thế hệ trẻ, việc chỉ ra rằng hệ thống giáo dục chính là yếu tố quan trọng trong việc định hình tâm lý của giới trẻ.

Nếu, trên thực tế, hệ thống giáo dục bị bại hoại bởi những định kiến hoặc bởi một cách tiếp cận phân biệt đối xử, vốn gây ra sự thù hận đối với các nhóm tôn giáo thiểu số, sự không khoan dung trong xã hội sẽ tiếp tục được thúc đẩy, bắt đầu với trẻ em và thanh thiếu niên. Từ sự thay đổi này, chúng ta bắt đầu xây dựng một quốc gia Pakistan mới, từ đây chúng ta bắt đầu suy nghĩ về giấc mơ đó để cam kết của các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác được nhận ra càng sớm càng tốt.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết