Ở Trung Quốc, không có giải pháp dễ dàng cho quyền lựa chọn lãnh đạo Công giáo

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 06-01-2017 | 18:18:30

“Nếu Trung Quốc và Vatican đạt đến một thỏa thuận, điều này sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho các giáo sĩ thuộc Giáo hội hầm trú” – Cha Lu Xiaozhou nói. Có lẽ ngài sẽ được yêu cầu rời khỏi vị trí của mình “để đi học thêm” – một giải pháp mà chính quyền Trung Quốc có thể áp đặt.

20170106-china-vaticanKhi Đức Giám mục của Ôn Châu sắp qua đời, vào đầu tháng Chín, nhà chức trách Trung Quốc nói với Cha Lu Xiaozhou là ngài phải đi nghỉ một thời gian. Họ đã đưa vị linh mục đi đến một nơi cách xa Ôn Châu hơn 300 km và canh giữ ngài dưới sự giám sát liên tục.

Hai người đàn ông ở lại với ngài vào ban đêm, và nếu ngài muốn đi bộ một đoạn trong ngày, họ vẫn ở bên cạnh ngài. Công việc của họ là đảm bảo rằng ngài và ba lãnh đạo khác của Giáo hội địa phương vẫn xa nhà khi Đức Giám mục Chu Duy Phường, qua đời.

Một trong những người ở với Cha Lu là Đức Giám mục Shao Zhumin, người được chỉ định là vị lãnh đạo tiếp theo của người Công giáo. Nhưng trong khi Đức Giám Mục Chu là một thành viên của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc – một cơ quan thuộc chính phủ dưới sự kiểm soát của chính phủ – người kế nhiệm ngài lại thuộc về Giáo hội hầm trú, không chấp nhận thẩm quyền tôn giáo của Bắc Kinh.

Hai Đức Giám mục ở hai cánh đối lập của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, và chính quyền địa phương muốn chắc chắn rằng Đức Giám mục Shao không bao giờ đến được văn phòng lãnh đạo của ngài tại Ôn Châu, ngài sẽ phải ở tỉnh miền đông nam Chiết Giang và đôi khi được gọi là Jerusalem của đất nước.

“Chính quyền hy vọng giáo phận Ôn Châu sẽ tiếp tục được dẫn dắt bởi Giáo hội chính thức” – Cha Lu cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Đây là một trong những mặt trận mới nhất trong một cuộc đấu tranh dài từ nhiều thập kỷ giữa Bắc Kinh và Vatican về việc ai có quyền lựa chọn lãnh đạo Giáo hội. Hai bên dường như đã gần đạt được một thỏa thuận, trong bối cảnh hy vọng rằng một thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám mục sắp xảy ra.

Các phái đoàn từ Vatican và Trung Quốc đã gặp nhau trong một loạt các cuộc đàm phán suốt hơn hai năm qua, kể cả cuộc đàm phán nghe đồn xảy ra ở Rôma vào giữa tháng 11 vừa rồi.

“Chúng tôi hy vọng họ đã đạt được thỏa thuận” – lời của Cha Jeroom Heyndrickx, một linh mục người Bỉ người đứng đầu Viện Verbiest Ferdinand tại Đại học Công giáo Leuven, quan tâm đến cuộc đối thoại giữa Giáo hội và chính phủ Trung Quốc.

Một thỏa thuận như vậy sẽ giải quyết vấn đề các giám mục ở Trung Quốc được bổ nhiệm như thế nào, kết thúc một bế tắc đã làm cho một số giám mục chỉ được công nhận bởi một trong hai bên, Vatican hay Bắc Kinh – nhưng không phải cả hai – và làm cho hàng chục vị trí vẫn phải để trống.

Điều đó có thể có nghĩa là những người như Cha Lu sẽ không còn bị buộc “đi nghỉ mát”, một trong những cách làm nổi bật trong những chiến thuật mạnh tay, tấn công thẳng thừng, và đôi khi giam giữ, mà chính quyền Trung Quốc thường sử dụng để khẳng định “bạo lực cách mạng” trên các nhà thờ bên trong biên giới Trung Quốc.

Nhưng viễn cảnh lờ mờ đó về một cây cầu bắc qua hai bờ phân chia tôn giáo nổi bật nhất của Trung Quốc, đã gây ra sự bất đồng trong nội bộ cộng đồng Công giáo, vốn đối lập quan điểm sâu sắc về việc Vatican tái lập quan hệ với chế độ vô thần lớn nhất trên Trái đất.

Đức Hồng y Trần Nhật Quân, một nhà lãnh đạo Hồng Kông, là một trong những nhân vật cao cấp nhất của Giáo hội Trung Quốc nay đã nghỉ hưu, cảnh báo rằng thỏa thuận này có thể hợp pháp hóa việc chính phủ độc tài Bắc Kinh bắt giữ những người Công giáo.

“Bạn có thể tưởng tượng Vatican sẽ đàm phán với Hitler? Với Stalin?” – Đức Hồng Y Zen hỏi trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi không nghĩ vậy.”

Tòa thánh Vatican, ngài nói, “đang chuẩn bị thỏa hiệp đầu hàng”. Ngài nghĩ rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đang triển khai sự cảm thông với cộng sản từ việc quan sát những người bị đau khổ vì ý thức hệ cộng sản của họ ở Nam Mỹ, nơi ngài lớn lên. Nhưng ở Trung Quốc, Đức Hồng y Quân nói, “những người cộng sản không bị đàn áp, mà họ là những người Cộng sản đi đàn áp người khác. Họ giết hàng ngàn người và thậm chí hàng trăm ngàn người”.

Một số người, bao gồm cả Cha Michael Kelly, giám đốc điều hành của UCANews.com, cho rằng Đức Hồng y Quân là một người cực đoan, liên minh với phong trào dân chủ của Hồng Kông và mù quáng làm cho hàng triệu người Công giáo Trung Quốc bị tước đoạt sự lãnh đạo đúng đắn. “Vatican, sau cùng, đã đi đến thỏa thuận với Cộng sản Việt Nam. Tại sao không làm giống như thế với Trung Quốc?” – Cha Kelly nói.

“Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ có khả năng không giải quyết được vô số vấn đề, bao gồm cả vấn đề Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, hoặc tình trạng của các giáo dân hầm trú. Họ, cách đặc biệt, “có khả năng cảm thấy bị phản bội”, vì những khó khăn mà họ đã chịu đựng để trung thành với Đức Giáo hoàng – ông Anthony Clark, giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á tại Đại học Whitworth, nói.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch đàn áp tôn giáo sâu rộng.

Trong khu vực Tân Cương phía tây của Trung Quốc, ví dụ, chính quyền đã bắt đầu bắt những người Hồi giáo báo cáo “các hoạt động tôn giáo” – bao gồm cả việc cắt bao quy đầu và thậm chí tham dự đám cưới và đám tang – cho một loạt các ủy ban giám sát địa phương mới được thành lập. Mục đích là “để hướng dẫn tôn giáo thích ứng tốt hơn với xã hội thế tục”, một quan chức địa phương nói với phương tiện truyền thông nhà nước vào cuối năm 2016.

Trong khi đó, nhà chức trách đã loại bỏ thập giá khỏi hàng trăm nhà thờ Tin Lành và Công giáo; toàn bộ các nhà thờ ấy đã bị san bằng. “Hiện nay có vẻ là rất bấp bênh nếu Vatican ký kết thỏa thuận với Bắc Kinh” – Giáo sư Clark nói.

Phần lớn sự tàn phá đã diễn ra xung quanh Ôn Châu, đặt các nhà lãnh đạo tôn giáo như Cha Lu ở ngã ba đường đầy chông gai.

“Kỳ nghỉ” bắt buộc trong tháng Chín “không phải là xấu” – ngài nói, đặc biệt là so với những gì người ta đã làm cho ngài vào năm 2003, khi chính quyền cộng sản quản thúc ngài tại gia 14 tháng, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài, chỉ vì ngài đã tổ chức một sự kiện tôn giáo tại đại học mà không được phép của chính quyền. “Đó là một sự mất tự do thực sự” – Cha Lu nói.

Cha và mọi người nay đã trở về Ôn Châu. Nhưng Đức Giám mục Shao đã bị cấm tổ chức lễ nhận chức lãnh đạo Giáo hội ở Ôn Châu. Các nhà chức trách cũng ra lệnh cho ngài không được tổ chức bất kỳ sự kiện nào có quy mô lớn.

Cha Lu vẫn bày tỏ tin tưởng vào các vị lãnh đạo Giáo hội và tin vào Thiên Chúa. Ngài nói Thiên Chúa vẫn là Đấng “thực sự có thể cai trị lịch sử.”

Tuy nhiên, Cha Lu cũng cảm thấy lo ngại trước triển vọng về một sự xích lại gần nhau giữa Vatican với Bắc Kinh.

“Nếu Trung Quốc và Vatican đạt đến một thỏa thuận, điều này sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho các giáo sĩ thuộc Giáo hội hầm trú” – ngài nói. Có lẽ ngài sẽ được yêu cầu rời khỏi vị trí của mình “để đi học thêm” – một giải pháp mà chính quyền Trung Quốc có thể áp đặt.

Ngài nói mình có thể chấp nhận hy sinh để bảo đảm lợi ích lâu dài của Hội Thánh. Nhưng ngài vẫn rất lo lắng. “Đừng cho phép chính phủ kiểm soát nhiều hơn, đó là điều mà Vatican sẽ phải xem xét” – ngài nói.

Vũ Minh (tổng hợp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết