Ngài được cưu mang làm Con Thiên Chúa trong Thần khí (điểm đầu). Sống lại, Đức Giêsu toàn quyền định liệu về Thần khí (điểm cuối) đến nỗi là “Đức Chúa của Thần khí”, nhưng chính quyền năng Thần khí đã nâng Ngài lên chức Chúa tế và nên Đấng ban phát Thần khí (điểm đầu)
Thần khí là Ngôi thứ Ba, không sinh hạ ra Ngôi nào, không làm nguyên lý cho Ngôi khác.
Nhưng có phải vì vậy:
- Ngài là sau hết và triệt sinh không?
- Hay Ngài là thứ ba vì nơi Ngài tất cả mầu nhiệm Thiên Chúa trụ lại, nảy nở và đăng quang?
Câu hai mới đúng Ngài là Ngôi ba theo nghĩa là tột đỉnh vả thẩm thâm, Ngài không vượt cao hơn Cha và Con, Ngài là chủ vị hiện thân mầu nhiệm thần linh mầu nhiệm chung cho Cha và Con, trong đó hai Đấng là Cha và là Con.
Ngôn ngữ thần học nghĩ tới môt chuyển động hình xoắn ốc một vũ điệu xoay tròn: sức sống Ba Ngôi khi tới cuối vòng cũng là trở lại nơi khởi động, nơi Ngôi vị thứ ba đã hiên diện và hoạt động trong Cha và trong Con, dù rằng từ đó Ngài triển xuất.
Thần khí ở đầu và ở cuối trong tạo thành và cứu chuộc:
Trong hai công cuộc này
- Thần khí là ơn huệ cánh chung, là tác nhân sự viên mãn cuối cùng, vậy mà mọi sự đều khởi sự trong Ngài.
- Đức Kitô là mẫu về điều này: hai công cuộc trên qui tụ và cô đọng trong Ngài. Thế mà ta thấy Ngài được phục sinh làm Con Thiên Chúa trong viên mãn Thần khí (điểm cuối) chính vì thoạt đầu, Ngài được cưu mang làm Con Thiên Chúa trong Thần khí (điểm đầu). Sống lại, Đức Giêsu toàn quyền định liệu về Thần khí (điểm cuối) đến nỗi là “Đức Chúa của Thần khí”, nhưng chính quyền năng Thần khí đã nâng Ngài lên chức Chúa tế và nên Đấng ban phát Thần khí (điểm đầu).
- Hội Thánh thành giếng nước Thần khí (cuối) vì được thánh hóa trong giòng nước Thần khí (đầu)
- Thánh thể phân phát Thần khí (cuối) vì Thần khí biến bánh thành bánh ân sủng (đầu).
Vậy ơ đầu nguồn va ở cuối hết, ta luôn gặp “Thần khí hiện diện và bao bọc mọi sự” (Kng 1. 7). Đức Giêsu trong con người và lịch sử Ngài, Hội Thánh và Thánh Thế: cả ba đã được cấu tạo bởi mầu nhiệm Ba Ngôi. Chính Thần khí cho ta hiểu mầu nhiệm đó.
Thần khí ở đầu và ở cuối trong mầu nhiệm Thiên Chúa.
– Cha là nguyên cội, nhưng Thần khí lại có vai trò từ nguyên khởi, vì Cha sinh hạ do bởi sự toàn thiện và do bởi tình yêu vô biên.
- Mà sự toàn thiện vô biên là chính Thánh Thần
- Và các thuộc tính (sự toàn năng, sự thánh, sự sống) được huy động vào việc sinh hạ, cô đặc lại trong tình yêu vô biên là Thánh Thần.
- Cuộc sinh hạ đời đời chính là hành vi yêu thương của Cha: thế mà tình yêu thi thố ra, đó là Thần khí.
- Thần khí vọt ra ngay ở điểm đầu, ngay ở sự sinh hạ, ở quan hê giữa Cha và Con, ở chỗ kết tinh thành Thần khí: Thần khí triển xuất từ chính việc Cha Con yêu nhau, từ chính động tác yêu thương, từ chính tình yêu hỗ tương (Ngài ở đầu, Ngài là nguyên nhân của Ngài, như tình yêu là nguyên nhân, là sự giải thích của tình yêu: tôi yêu bởi vì tôi yêu)
– Cha là khởi đầu, Con là đích điểm: Thần khí ở đầu trong Cha. Đấng sinh hạ Ngài ở đích điểm trong Đấng được sinh hạ.
Ngài triển xuất từ cả hai Đấng, nhưng không ở sau Cha cũng không ở sau Con. Vì trong Ngài, Cha là Cha, Con là Con. Ngài xuất từ Cha để làm cho Con thành Đấng làm Ngài triển xuất! Khởi đầu tạo ra đích điểm: ở đầu và ở cuối.
Mầu nhiệm Phục sinh giúp hiểu điều này: Thần khí là quyền năng Phục sinh làm cho Đức Giêsu sống lại, nhưng Đức Giêsu lại thành Đấng phân phát Thần khí.
Nguyên khởi trong vai trò chủ vị hóa.
Thần khí là nguyên khởi của công cuộc chủ vị hóa, chủ vị của Ngài là nến tảng của chủ vị, tuy chủ vị Ngài ít rõ nét hơn bản vị của Cha và của Con.
Chủ vị hóa trong Thiên Chúa
Trong Ngài, Cha sinh hạ và Con được sinh hạ. Trong Ngài, hai Đấng là Ngôi vị.
Ngài là tình yêu, mà nhân vị (cái tôi và cái anh) được trực tiếp hình thành bởi tình yêu trong Thiên Chúa, cái dị biệt của Cha và của Con cũng như sự hiệp thông (là những nét thuộc chủ vị) đã hình thành trong tình yêu Thần khí, trong tình yêu là Thần khí.
Chủ vị hóa trong tạo thành
Thần khí là động lực của vũ trụ. Ngài kiện toàn chức năng chủ vị hóa trong tạo thành bằng cách gieo vãi tình yêu.
- Làm cho con người đạt đỉnh cao là phẩm giá nhân vị.
- Làm cho hai hay nhiều con người vừa khác nhau như ở hại cực, như những hạt nhân tại hữu, bất khả xâm phạm, vừa hiệp thông với nhau, hòa nhập vào nhau được, chứ không như những cục đá khác nhau bơi chiếm không gian khác nhau và chi kết dính với nhau bằng sự kề nhau trong không gian.
Tình yêu là không gian của dị biệt và gặp gỡ: tình yêu đưa chủ vị lên Ngôi. Chủ vị nhất thiết có cấu trúc bộ ba, tam tài: một cái Tôi, một cái anh (là hai cực) và một cuộc hiệp thông hỗ tương.
Chủ vi hóa nơi Đức Kitô.
Nơi Đức Kitô, Thần khí đạt mức hoàn bị trong chức năng chủ vị hóa, vì nâng một con người lên tận chức phẩm Ngôi vị Con hằng hữu, khi phá hết mọi giới hạn nơi con người đó, trong cuộc tử nạn Phục sinh (Rm 1, 4): Đức Giêsu được cất nhắc làm Con Thiên Chúa.
Những hiệu quả của chức năng chủ vị hóa.
- Thần khí chủ vị hóa làm cho Thiên Chúa là một bản vị, không còn là Đấng đáng sợ, Đấng không có đối thoại thân mật, không có hiệp thông, nên đạo ta là một tôn giáo thay thế sự sợ sệt hằng thái độ thân tín (Abba: Rm 8, 15) và hướng về hiệp thông đầy tín thác, khác hẳn nỗi kinh hoàng trong các đạo thờ ngầu tượng, thờ quyền lực trong thiên nhiên (Ga 4,1-10). Do đó một vinh hạnh lớn được dành cho Thần khí, Đấng sáng lập đạo vui mừng.
- Hiệu qua thứ 2: Thần khí chủ vị hóa các thuộc tính của Thiên Chúa.
- Dựa vào việc Thiên Chúa mạc khải trong cựu ước là Thiên Chúa duy nhất và mạc khải nơi Đức Kitô là Thiên Chúa Ba Ngôi, có người nói rằng Thiên Chúa đã mạc khải cách tiệm tiến, như thế Ba Ngôi được kết thành một vị Thiên Chúa “thoạt tiên ” là duy nhất va nơi Thiên Chúa có một ban tính duy nhất, gồm nhiều thuộc tính: ‘duy nhất, thánh thiện quyền năng, yêu thương…’ và bản tính đó hình thành ra Ba Ngôi.
- Phản biệt như thế có giúp dễ hiếu Thiên Chúa, nhưng không đúng mạc khải trong Đức Kitô và không biết đến chức năng nòng cốt của Thần khí.
- Nơi Thiên Chúa, không hề có một bản tính trố sinh ra các ngôi vị. Chi có Ba Ngôi và ban tính Thiên Chúa là Ba Ngôi.
- Trong Ba Ngôi ấy, một ngôi là Thánh Thần, trong ngày Cha sinh hạ. Thánh Thần là của cải chung, là giây liên kết Cha Con, Các thuộc tính của Thiên Chúa được ngôi vị hóa trong Thần khí
- Hiệu quả thứ 3: Thần khí là sự phong nhiêu thần linh.
Tuy là Ngôi Ba, Thần khí không còn là Đấng đến sau chót hay ở dưới hai Ngôi kia, mà ở trong hai Ngôi kia. Ngài là đáy sâu mầu nhiệm và vòm đỉnh.
Cả Cha và Con không là mình, nếu không có thần khí. mỗi Ngôi hiện hữu trong quan hệ với hai Ngôi kia.
Tuy không ngôi nào triển xuất từ Thần khí, Ngài vẫn là hiện thân sự phong nhiêu thần linh trong đó tất cả được hình thành viên mãn.
Khi Ngôi Ba đã ở khởi đầu, không sao còn chỗ cho môt Ngôi thứ tư nữa: nút giây đã thắt lại, động lực đã hoàn bị, đã hằng hữu.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”
(Còn tiếp)