"Những viên gạch của hy vọng" sẽ đánh bại nạn bóc lột lao động trẻ em

Mặc dù chính phủ Ấn Độ và các tổ chức tài trợ cho hệ thống giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 và cấm tất cả các hình thức trẻ em tham gia vào các công việc lao động, thế nhưng hiện tượng bóc lột lao động trẻ em tiếp tục trở nên một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất nơi quốc gia này.

Những điều tra gần đây và những báo cáo được gửi đến Fides đã tiết lộ rằng ở Ấn Độ có khoảng 60 triệu lao động là những bé trai và bé gái đang lao động lén lút. Dọc theo các vùng nông nghiệp rộng lớn là những khu vực sản xuất gạch. Tại Pasahaur, huyện Jhajjar (Haryana) – cách New Delhi khoảng 60 km – đã có tới 500 lò gạch lớn nhỏ. Nơi đây là vô số các trẻ em phải làm việc như thợ chuyên nghiệp liên tục trong nhiều giờ đồng hồ liền, từ khoảng tháng tư đến giữa tháng sáu dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt.

Trong số các sáng kiến để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của nạn bóc lột lao động trẻ em trong khu vực Pasahaur, các anh em Dòng Don Bosco cũng đã mạnh mẽ dấn thân trong việc xây dựng một ngôi làng, qua đó thiết lập các chương trình nâng cao nhận thức cho các đối tượng lao động là phụ nữ và trẻ em, đồng thời đây cũng là một trung tâm dành cho những trẻ em hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với việc giáo dục và giúp đỡ cho những người lâm cảnh túng thiếu.

Việc đưa trẻ em đến với các lớp học là một trong những mục tiêu chính để giải phóng các em khỏi nạn bóc lột lao động, vốn là một thảm trạng nơi quốc gia này.

Minh Tuệ

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết