Những người giúp việc tại Ấn Độ biểu tình phản đối nạn buôn bán phụ nữ và đòi quyền lợi

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 19-08-2016 | 13:31:44

Tổ chức Chetanalaya thuộc Tng Giáo Phn Delhi cũng nhn mnh nạn buôn bán những phụ nữ t các b lc đến các thành ph để tìm kiếm công ăn vic làm.

20160819 Ando

New Delhi – Hôm 16/8 vừa qua, khoảng 4.000 người làm các công việc giúp việc trong các gia đình tại New Delhi đã đình công đòi chính phủ liên bang xây dựng một đạo luật nhằm bảo đảm tiền lương công bằng và an ninh cho họ.

Những người giúp việc – đã khai báo ký với tổ chức Chetanalaya, một tổ chức xã hội thuộc Tổng Giáo Phận Delhi – đã xuống đường để thực hiện hoạt động “Không có quyền lợi, không làm việc”.

Tổ chức Chetanalaya đã kêu gọi người dân tiến hành hoạt động này trong 2 năm qua. Họ muốn đòi công lý cho một cộng đồng những người giúp việc vốn là những người lao động vốn bị bóc lột, bị sách nhiễu và được trả lương rất thấp.

“Những người giúp việc tại Ấn Độ không có bất kỳ sự công nhận nào trong công việc, họ không được tôn trọng và bị những người sử dụng lao động bóc lột một cách thậm tệ”, Nilima Tirkey – thư ký diễn đàn – phát biểu với ucanews.com.

Tổ chức này cũng muốn dùng ngày này để nhấn mạnh về nạn buôn người và sự di cư của các bé gái cũng như các thiếu nữ từ các vùng bộ lạc vào thành phố để tìm kiếm việc làm.

“Nạn buôn bán phụ nữ đang diễn ra nhằm vào những người giúp việc và điều này xảy ra vì sự thiếu hiểu biết của người dân đến từ những ngôi làng xa xôi”, Cha Savari Raj – Giám đốc Tổ chức Chetanalaya cho biết. “Các cô gái làm các công việc giúp việc trong các gia đình tại những thành phố lớn vốn bị ảnh hưởng bởi cảnh nghèo đói và thiếu hiểu biết”.

Ngài cho biết những người di dân vốn là những thiếu nữ vô tội đến những thành phố lớn để làm các công việc nội trợ, họ vẫn phải tiếp tục giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, các trưởng thôn cũng như bà con lối xóm để để không bị mất liên lạc và bị lợi dụng.

Suman Klara – đến từ bang Chhattisgarh phía tây Ấn Độ đã được người thân giới thiệu để làm các công việc trợ giúp cho một gia đình – cho biết chị đến thủ đô làm việc khi chỉ mới 19 tuổi. Klara  cho biết năm nay chị đã 32 tuổi. Chị phát biểu với ucanews.com rằng kinh nghiệm ban đầu của chị khi mới bước chân vào giúp việc cho một gia đình chẳng mấy tốt đẹp vì chủ nhà nhiều lần tìm cách quấy nhiễu tình dục.

“Tôi đã nhiều lần tìm cách trốn thoát nhưng tôi chẳng biết đi đâu mà cũng biết làm việc gì giữa chốn thị thành xa lạ này”, chị cho biết.

Cũng vậy, Anjali Dumdum đến từ bang Jharkhand miền Đông Ấn Độ cũng đã đến đây khi chỉ mới 13 tuổi.

“Có một số phụ nữ làm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm đã đến những ngôi làng của chúng tôi và thông báo rằng họ đang cần tuyển dụng nhiều phụ nữ để làm việc tại các thành phố lớn với mức lương hấp dẫn”, chị Dumdum giải thích. “Tôi cũng đã nhận được thông báo như thế và quyết định đến Delhi làm việc”. Chị cho biết những người phụ nữa này đưa chị đến các trung tâm giới thiệu việc làm trên và chẳng bào giờ chị thấy bóng dáng họ đâu nữa.

“Chủ nhà chỉ cho tôi ăn cơm trắng và buộc tôi phải ngủ ngoài ban công”, chị Dumdum cho biết. “Ngoài ra, tôi đã từng phải làm việc quần quật tới tận đêm khuya mà không được nghỉ ngơi”.

Theo những dữ liệu do Tổ chức Chetnalaya thu thập được, có 129 trường hợp là nạn nhân của những vụ bóc lột đã khai báo vào năm 2015 tại New Delhi, trong đó có năm trường hợp người tử nạn do sự tàn bạo của những người sử dụng lao động, và một nạn nhân tử nạn do bị hiếp dâm. Có tới 56 trường hợp lao động cưỡng bức và giam giữ bất hợp pháp.

Tổ chức Lao động quốc tế ước tính rằng có khoảng gần 4 triệu lao động làm công việc nội trợ giúp việc cho các gia đình tại Ấn Độ.

Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã ủng hộ Công ước năm 2011 của Tổ chức Lao động quốc tế, thế nhưng, “Những công việc cho hợp thức đối với Những người giúp việc” đã không được phê chuẩn.

Công ước đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên phải điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với những người giúp việc, đảm bảo điều kiện an ninh cũng như những điều kiện sống xứng đáng cho họ.

Những người giúp việc ở thủ đô quốc gia là những cô gái trẻ đến từ các vùng bộ tộc như Jharkhand và Bihar. Nhiều người trong số họ là các Kitô hữu phải bươn chải kiếm sống nơi các thành phố lớn để ghánh gồng kinh tế giúp đỡ gia đình nghèo khổ của mình.

Minh Tuệ (theo Ucaindia)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết