Những kẻ khủng bố Hồi giáo thảm sát 150 người bao gồm nhiều Kitô hữu ở Burkina Faso

Giáo dân tham dự Thánh lễ tại nhà thờ Công giáo Ouagadougou vào ngày 12 tháng 6 năm 2022, tại Burkina Faso. Đất nước này đã vật lộn với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo kể từ năm 2015 và các cộng đồng Kitô giáo sống trong nỗi sợ hãi về các vụ tấn công tiếp theo (Ảnh: OLYMPIA DE MAISMONT/ AFP/ Getty Images)

Giáo dân tham dự Thánh lễ tại nhà thờ Công giáo Ouagadougou vào ngày 12 tháng 6 năm 2022, tại Burkina Faso. Đất nước này đã vật lộn với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo kể từ năm 2015 và các cộng đồng Kitô giáo sống trong nỗi sợ hãi về các vụ tấn công tiếp theo (Ảnh: OLYMPIA DE MAISMONT/ AFP/ Getty Images)

Các nguồn tin địa phương cho biết với tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN) rằng hơn 150 người, bao gồm nhiều Kitô hữu, đã bị những kẻ khủng bố Hồi giáo thảm sát ở Burkina Faso.

Vào ngày 6 tháng 10, một vụ tấn công khủng bố của người Hồi giáo đã diễn ra tại thị trấn Manni ở miền đông quốc gia châu Phi này. Trong nhiều tháng, phiến quân đã gia tăng sự tàn bạo và quyết tâm gieo rắc nỗi kinh hoàng, cho phép chúng kiểm soát khoảng một nửa lãnh thổ, ACN đưa tin.

Các Kitô hữu di tản khỏi Rollo tham dự Thánh lễ ở Kongoussi (Ảnh: ACN)

Các Kitô hữu di tản khỏi Rollo tham dự Thánh lễ ở Kongoussi (Ảnh: ACN)

Bất chấp vụ thảm sát mà các Kitô hữu địa phương mô tả là “vô cùng khủng khiếp”, cộng đồng các tín hữu đã tuyên bố một cách không chút do dự rằng “kể cả khi bọn khủng bố phóng hỏa mọi thứ, chúng cũng không thể thiêu hủy đức tin của chúng tôi!”.

Các nguồn tin địa phương cho ACN biết rằng bọn khủng bố đầu tiên cắt đứt mọi liên lạc điện thoại trước khi tấn công vào khu chợ, nơi nhiều người tụ tập sau khi tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Sau đó, chúng nổ súng bừa bãi, cướp phá các cửa hàng và đốt cháy một số tòa nhà, thiêu sống một số nạn nhân.

Ngày hôm sau, bọn khủng bố quay lại tấn công nhân viên y tế và tàn sát những người bị thương đang được điều trị. Sau đó, vào ngày 8 tháng 10, chúng quay lại ngôi làng một lần nữa, lần này giết hại tất cả những người đàn ông mà chúng tìm thấy.

ACN đưa tin rằng nhiều nạn nhân là những người từ các địa phương khác đã phải di tản do các cuộc tấn công tương tự và tìm được nơi ẩn náu ở Manni. Vào cuối tháng 9, một Linh mục từ quận Rollo đã nói với Tổ chức Giáo hoàng rằng họ đã tiếp nhận 2.000 người, bao gồm cả người Công giáo lẫn người Hồi giáo, phải di tản do chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo kể từ ngày 8 tháng 5 năm 2023.

“Khi những kẻ cực đoan kéo đến, hoặc là chúng giết toàn bộ dân chúng, hoặc — giết ngẫu nhiên nhiều người để chứng tỏ chúng nghiêm túc — chúng buộc người dân phải rời khỏi nhà trước khi trời tối”, Cha André Poré đã nói vào dịp đó.

Hậu quả của vụ thảm sát ở Manni, Burkina Faso vào đầu tháng 10 năm 2024 (Ảnh: ACN)

Hậu quả của vụ thảm sát ở Manni, Burkina Faso vào đầu tháng 10 năm 2024 (Ảnh: ACN)

Vào ngày 9 tháng 10, Đức Cha Pierre Claver Malgo, Giám mục Giáo phận Fada N’Gourma, đã gửi một thông điệp tới các Linh mục, các Tu sĩ tận hiến và giáo dân trong khu vực của mình, trong đó ngài mô tả các cuộc tấn công là “man rợ” và đồng thời bày tỏ “lòng thương cảm chân thành đối với tất cả các gia đình đang đau buồn”.

Ngài cũng nhắc lại rằng “bất kỳ mối đe dọa nào đối với phẩm giá và sự sống của con người đều phải chạm đến trái tim của Giáo hội” và đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không đánh mất hy vọng “về một ngày mai tươi sáng hơn”.

Theo ACN, Burkina Faso có mức độ bạo lực cực đoan cao nhất ở toàn bộ khu vực Sahel, thể hiện qua các vụ tấn công như ở Manni và Barsalogho vào cuối tháng 8, nơi ước tính có ít nhất 400 người đã thiệt mạng do các nhóm Hồi giáo vũ trang này gây ra.

Cha André Poré (áo trắng) và Cha Étienne (áo màu be) phân phát thực phẩm viện trợ (Ảnh: ACN)

Cha André Poré (áo trắng) và Cha Étienne (áo màu be) phân phát thực phẩm viện trợ (Ảnh: ACN)

Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo vẫn tiếp tục kiên định trong việc thúc đẩy hòa bình và tình huynh đệ giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, như được Cha André Poré, Linh mục Chánh xứ của nhà thờ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ở Rollo bày tỏ: “Chúng tôi đoàn kết và đang tổ chức nhiều cuộc họp liên tôn hơn nữa trong những ngày này. Khi phân phát viện trợ cho những người di tản, Giáo xứ không phân biệt giữa các nhóm tôn giáo, và điều này đã gây ấn tượng với người Hồi giáo và củng cố mối quan hệ của chúng tôi”.

Hoàng Thịnh (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết