Thánh Thể là bí tích hiệp thông vào mầu nhiệm cứu độ trong đó Đức Kitô, tuy bị sát tế, vẫn là một “xác thần thiêng” ( xem Lc 15, 45) nghĩa là đươc tác sinh trong sư viên mãn Thần khí. một Đức Kitô nơi Ngài Thiên Chúa đã thưc hiện cuộc cứu chuộc ta, đã đố đầy sự viên mãn của Người, để ta được đổ đầy (Co 1, 19; 2, 9). Nếu không đề ý đến tính cách “thần thiêng” của Đức Kitô , người ta không thể hiểu Thánh Thể.
Những đường lối đến từ bên ngoài
Từ nhiều thế kỷ rồi, các nhà thần học vẫn hay đề cập đến Thánh Thể bằng những đường lối từ bên ngoài. Người ta chọn những đường lối này do một sư khôn ngoan sơ đẳng:
- Vì người ta vẫn vào một căn nhà từ bên ngoài sao?
- Vì bánh rượu là những dâu chỉ, mà dấu chỉ có vai trò mở trí để nó hiểu thực tai được diễn tả.
Hiểu từ bánh và rượu?
Qua các thời đại. vấn đề bị tranh luận nhất là vấn đề sự hiện diện. Kinh nghiệm của thời trung cổ đã tập trung suy tư vào bánh và rượu, vào việc làm sao những thực tai vật chất có thể được biến đổi thành những thưc tại khác (Mình Máu Đức Kitô) mà vẫn giữ những vẻ bề ngoài của chúng.
Vì cho rằng triết học là ngành biết được chiều sâu moi sự, người ta đã cậy đến triết họa Aristote thời đó.
- Nền triết học này phân biệt hai yếu tố trong mọi thực thể vật chất:
- Bản thể (ví dụ bánh với tư cách là bánh).
- Và những tùy thể, trong đó bản thể diễn tả ra (ví dụ khối lượng, trọng lượng, thể tích, hình thể, màu sắc, mùi vị. sức dinh dưỡng…).
- Mà nếu có sự phân biệt thì Thiên Chúa tách biệt được, bằng quyền năng mình.
- Thiên Chúa đổi bản thế của bánh thành một thân thể, đổi bản thể của rượu thành Máu của Đức Kitô.
- Người vẫn giữ nguyên những tùy thể của bánh và rượu không còn bản thể của nó trước đó của chúng nữa.
- Mà vì bản thể đâu có trải ra không gian, đồng thời nó chỉ được giác quan thấv ra nhờ các tùy thể, nên toàn cả thân thể Đức Kitô hiện diện trong mẩu bánh thánh trong khi sự hiện diện đó không thể đat tới với giác quan.
- Thuyết này có công lớn là:
- Nó giải tỏa các tâm trí khỏi vấn đề lắt léo về môt sự hiện diện chỉ được diễn tả bằng bánh và rượu hay môt sư hiên diện giông sự hiện diện của môt thân xác trần tục.
- Nó mang lại một cơ cấu triết học cho khẳng đinh về môt sự hiện diện vừa không có dáng vẻ bề ngoài, vừa có thât, mà người ta vẫn gọi là “sự hiên diện có tính bản thể’’.
- Được thánh Tôma hoàn chỉnh, thuyết này đã có uy thế với nền thần học Công giáo trong các thế kỷ vừa qua và tự cho là cách diễn tả độc nhất của giáo lý “chuyên bản thể” do công đồng Trentô đề nghị.
( phần phê bình mà chúng tôi sắp phát biểu sẽ nhắm vào sự giải thích kinh viện, chứ không vào sự thay đổi có thật của các yếu tố, gọi là sự chuyển bản thể mà chúng tôi sẽ minh nhiên khẳng định ngược lại với những thuyết hiện đại.
Còn theo J.Beyz (Mysterium Salutis IV trang 307) sự giải thích thần học và triêt học của kinh viện không thể tự cho là thuộc lãnh vực tín điều mà chỉ thuộc suy tư thần học, giá trị của nó tùy những luận cứ nó đưa ra. Công đồng không theo các trường phái (nên đã dùng chữ “ vẻ bể ngoài” thay vì “ tùy thể”) và chỉ lo xác định đức tin đòi trước lầm lạc, lạc thuyềt).
Lôi giải thích này ngày nay chẳng còn giữ vai trò thuộc về thần học là làm cho mầu nhiệm dễ hiểu. Con người ngày nay cũng chẳng còn hiểu “từ ngữ”của nền triết hoc đó: đôi với họ, chữ “bản thể, tùy thể”, “chữ bản thể” có nghĩa là “chất” tức chỉ một thực tại thực nghiệm mà sự biến đổi thành một “chất” khác của sự thí nghiệm kiểm soát.
- Để sửa chữa sự hiểu lầm ấy, lo đổi mới ngôn ngữ là không đúng đủ.
- Vì cho dù tránh những tiếng “bản thể, tùy thể”, thuyêt trên vẫn khó được chấp nhận bởi lẽ nó buộc người ta tuyên bố là bánh rượu chi còn có vẻ bề ngoài là bánh rượu, Thánh Thể không phải là bánh là rươu nữa. trong khi ai cũng thấy bánh là môt lương thực phần xác và rượu là một chât uống: thế mà kinh nghiệm chứng tỏ rằng Thánh Thể là thế.
- Vậy đức tin mâu thuẫn với kinh nghiệm sao? Thực tai kitô giáo chẳng những ở trên mà còn đối choi với những thực tại thế trần sao?
Dù những nhận định trên thế nào đi nữa, thì trách cứ quan trọng đôi với thuyết trên là nó không thực sự liên quan đến Thánh Thể, nó không đat tới Thánh Thể. Thánh Thể là bí tích vượt qua , cánh chung thế mà thuyết đó lơ là với mầu nhiêm vượt qua và đặt rrùnh ỏ’ chỗ khác. ( vì thuyết ấy không nói đến hy tế và sư hiện diên của Đức Kitô).
Thế là “Mình bị nộp. “Máu đổ ra” nó là hy tế và sự hiên diên của Đức Kitô, tính hiện thực của sự hiên diên trùng hợp với sư thật hy tế cuả Thánh Thế.
Để có sự hiện diện trong hy tế. nghiã là một sự hiện diện đặc biệt như thế, phải có một tác động độc nhất vố nhị và đặc thù. Thánh Thể mà sư chuyển bản thể, như được thuyết kia hiểu, chỉ là hiệu quả của một tác động có khả năng đổi một bản thể thành một bản thể khác (thành mình, máu).
Vì thuyết ấy không nói đến xác thần thiêng của Đức Kitô: Thánh Thể là bí tích hiệp thông vào mầu nhiệm cứu độ trong đó Đức Kitô, tuy bị sát tế, vẫn là một “xác thần thiêng” ( xem Lc 15, 45) nghĩa là đươc tác sinh trong sư viên mãn Thần khí. một Đức Kitô nơi Ngài Thiên Chúa đã thưc hiện cuộc cứu chuộc ta, đã đố đầy sự viên mãn của Người, để ta được đổ đầy (Co 1, 19; 2, 9). Nếu không đề ý đến tính cách “thần thiêng” của Đức Kitô , người ta không thể hiểu Thánh Thể.
Thế mà theo thuyết này, bánh có thể đổi thành môt thể xác không thần thiêng, vì sự chuyển bản thể đươc thưc hiện bởi môt sức manh có khả năng đổi bản thể nàv thành một bản thể nào đó.
Vì thuyết ấy, chỉ nói đến bình diện hàng ngang, không nói đến sự viên mãn cánh chung.
Trong thuvết này, bánh và Mình Đức Kitô nằn trên cùng một bình diện; bản thể của bánh chạy sang bản thể của Mình Đức Kitô, sư thay đổi đươc thực hiện trên một bình diện hàng ngang.
Từ đó, ta được kết luận là Thánh thể chẳng phải là bánh rượu gì hết, vì ở bình diện hàng ngang, một thực tại thôi hiên hữu khi đổi thành một thực tại khác. Nhưng Đức Kitô phuc sinh mà Thánh Thể là bí tích thuộc một trật tự khác những thực tại đời này: Ngài là sự viên mãn cánh chung của chung. Ngài là nguồn gốc và đích điểm chung (Co l, 15-20). Tương quan giữa bánh rươu và Đức Kitô là tương quan giữa những thực tại thế trần và sự viên mãn cánh chung. Tương quan đó không nằm trong môt pham trù nào của Anstote.
Để thăm dò những khoảng khổng gian của cánh chung, những nền triết học về các thực tại trần thế chẳng đáng được tin cậy gì cả.
Vì thuyết ấy nói đến “thân mình’’ như một sự vật, không như chính Đức Giêsu, một thực tai chủ vị Đức Giêsu cho các môn đệ hiệp thông vào Mình Máu Ngài.
- Theo ngôn ngữ Kinh thánh, “xác hay mình’’ không chỉ là một sự vật, mà còn là một thực tại chủ vị, có tương quan. Nó chỉ con người xác thể, con người trong tương quan với thế giới và trong các sinh hoạt. “Mình” đươc ban cho môn đệ, đó là chính Đức Giêsu, bi nôp và đươc chia sẻ. Máu cũng chỉ Ngài trong sự sát tế để tha tội.
- Vậy sự, giải thích Kinh viện dựa trên một sự hiểu sai: nó coi “Mình” và “Máu” là những sư vật. những bản thể vật chất mà Thiên Chúa đã đổi ra từng bản thể khác (bánh, rượu)
Vì thuyết ấy không liên kết Thánh Thể với toàn bộ Mầu nhiệm kitô giáo:
- Vì Đức Kitô trong cuộc Vượt Qua của Ngài là mầu nhiêm trung tâm, là ngọn nguồn và sự tổng hợp của thực tại kitô giáo, nên người ta có quyền chờ đợi là Thánh Thể, bí tích của mầu nhiệm đó, hoàn toàn hòa hợp với toàn bộ mầu nhiêm và cũng là nguồn hiệp nhất cho tư tưởng, là nguyên lý hiệp thông giữa các tín hữu.
- thê mà, theo lối giải thích Kinh viện, sư chuyển bản thề là một khối đơn độc. Sự thánh hiến của Thánh Thể chẳng giống gì với sự thánh hiến của Nhập thể, của Đức Kitô trong cuộc Vượt qua (Yn 17, 19) của các tín hữu. những kẻ cũng được thánh hiên thành “Mình Đức Kitô”
Hơn nữa, nó chẳng có gì giông với chinh Thánh Thể dưới khía cạnh hy tế là khía canh thiết yếu.
Bởi đó con đường này dẫn đến một ngõ cụt. Đi từ những thực tại thế tạm và từ việc phán tích chúng một cách triết hoc, nó dừng lại ở cửa mầu nhiêm. Nó đóng vai trò lịch sử của nó theo nghía là:
- Nó có ảnh hưởng lớn và tốt.
- Nó giúp chấp nhận và khẳng định tính hiện thưc của sự hiện diện.
- Nó cũng có tính cách lịch sử theo nghĩa là ngày nay nó đã lỗi thời.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)