ROME – Trong khi những căng thẳng đối với phụ nữ trong Giáo hội đã trở nên một sự liên tục trong đời sống Công giáo trong một thời gian dài, những dấu hiệu gần đây cho thấy một bước ngoặt có thể xuất hiện, với các buổi hội thảo, hội nghị và các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài Vatican lên tiếng theo một cách thức mới về những sự bất công hiểu được.
Hội nghị về Phụ nữ tại Hội nghị ‘Voices of Faith’ diễn ra trong tuần này tại Rôma đang nói lên một điều rằng “Giáo hội hiện đang nằm ở một ngã tư đường vô cùng quan trọng”, trong khi biên tập viên của một tạp chí của Vatican tập trung vào phụ nữ cho biết rằng bà nhận thấy “một cuộc cách mạng văn hóa trong thâm tâm” hiện đang ấp ủ.
Đồng thời, một phiên họp toàn thể của các Giám mục từ Mỹ La Tinh đang diễn ra bên trong các bức tường Vatican đã mời 40 phụ nữ tham gia vào một cuộc trò chuyện về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, dẫn đến kết quả là một sự thừa nhận khác vốn là một chủ đề không thể tránh được.
Ngày nay, Giáo Hội hiện đang ngày càng phải đối mặt với không chỉ sự nhiệt huyết của những người ủng hộ nữ quyền mới phát hiện được thể hiện trong phong trào # Meetoo trên khắp thế giới mà còn là những thay đổi sâu xa từ bên trong.
Tổ chức ‘Voices of Faith’
Trong bốn năm qua, Hội nghị thường niên của tổ chức Voices of Faith, với những tiếng nói nữ quyền nổi bật trong Giáo Hội và đại diện cho nhiều vị trí tiến bộ nhất liên quan đến phụ nữ, đã gặp gỡ nhau bên trong các bức tường của Vatican. Nhưng khi Đức Hồng y Kevin Farrell, Tổng trưởng Thánh Bộ về Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã không tán thành ba trong số mười một diễn giả được đề xuất bởi hội nghị, nhóm này đã vượt xa khỏi dòng sông Tiber của Rome đến trụ sở của Dòng Tên.
Cựu Tổng thống Ireland, bà Mary McAleese, là nhân vật không được hoan nghênh vì sự ủng hộ của bà đối với quyền của những người đồng tính, trong số những vấn đề khác, và tại một cuộc họp báo hôm Thứ Tư vừa qua, bà đã thách thức Giáo Hội để cho phép phụ nữ đóng một vai trò lớn hơn.
“Chúng ta, những tiếng nói không được lắng nghe, đang cố gắng để lên tiếng trong một hệ thống vốn không cho chúng ta những kênh để được lên tiếng”, bà McAleese nói, đồng thời nhấn mạnh rằng sau nhiều năm hứa hẹn, bao gồm Công đồng Vatican II và Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền, hầu như chẳng có gì được thực hiện để tạo cho phụ nữ một không gian cần thiết nhằm khiến cho tiếng nói của họ được lắng nghe.
Chuyên gia về hoạt động chinh trị xã hội và Giáo luật cho biết rằng “Giáo hội Công giáo hiện đang nằm ở một ngã tư đường vô cùng quan trọng”, nơi mà nó có thể lựa chọn để trở thành hoặc là một “giáo phái lớn, và phần lớn không liên quan nhiều đến” việc trở thành một vết tích của quá khứ, hoặc là “làm tràn ngập thế giới khả năng của việc chữa lành”.
Theo quan điểm của bà, hàng giáo phẩm Công giáo không chỉ là một “sự thống trị của hàng giáo sĩ và tầng lớp ưu tú”, nhưng “phần lớn là bình thường” và phụ nữ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm hơn đối với các linh mục cũng như nhiều cơ quan.
“Chúng tôi không phải là những quả dâu tây trên chiếc bánh!”, bà McAleese nói, đồng thời đề cập đến một lời nói châm biếm của ĐTC Phanxicô về phụ nữ trong bài phát biểu năm 2014 với Ủy ban Thần học Quốc tế của Vatican.
“Chúng tôi là chất men trong bánh mì”, bà McAleese nói, đồng thời bà chũng cho biết thêm rằng ngay lúc này đây, theo quan điểm của bà, “chiếc bánh của Giáo hội đang trở nên lạt lẽo”.
Theo Chantal Götz, giám đốc điều hành của Voices of Faith, phong trào nữ quyền năm 2018, việc phụ nữ ngày càng lên tiếng chống lại tình trạng lạm dụng, quấy rối và bất bình đẳng đối với họ, “nói rõ một điều rằng sự thay đổi là hết sức cấp bách” và “chúng ta đã đạt đến điểm khủng hoảng”.
Cuộc khủng hoảng này, bà nói thêm, rõ ràng là do sự sụt giảm liên tục trong các nghề nghiệp dành cho nữ giới và một “cuộc di dân” được dẫn dắt bởi những người phụ nữ trẻ, đồng thời gọi đó là hệ quả của việc Giáo hội không có khả năng cung cấp những vai trò thích hợp dành cho phụ nữ.
Cuộc nổi dậy của các Nữ tu
Trong phần lời nói đầu của một cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha mới với nhan đề: “Mười điều ĐTC Phanxicô đề xướng đối với phụ nữ”, vị Giáo hoàng người Argentina đã nhấn mạnh đến những lo ngại đối với “sự kiên trì trong các xã hội của một trạng thái tâm lý của những người theo chủ nghĩa vô danh nam giới nhất định”, vốn còn mở rộng bên trong Giáo hội, nơi mà “công việc phục vụ mà những người được mời gọi, đối với phụ nữ, đôi khi biến thành sự nô lệ”.
Ấn bản tháng Ba của tờ Women Church World, được xuất bản bởi tờ L’Osservatore Romano của Vatican, trình bày những nhận xét của Đức Giáo hoàng, điều hành một bài viết về sự ngược đãi cũng như sự thờ ơ mà đôi khi được dành cho các nữ tu trên toàn thế giới, những người đã thường thực hiện nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh và nội trợ ở vị thế của những người phục vụ hàng giáo sĩ mà không có kế hoạch cấp dưỡng hoặc trả lương xứng đáng.
Đơn cử là một nữ tu được xác định là Sơ Marie, đã mô tả việc các nữ tu phục vụ hàng giáo sĩ nhưng “hiếm khi được mời ngồi đồng bàn với những người mà họ phục vụ”.
“Vấn đề về phụ nữ trong Giáo Hội đã tồn tại từ lâu”, bà Lucetta Scaraffia, chủ biên của tạp chí, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Crux. “Giờ đây, điều đó ngày càng trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn, bởi vì các nữ tu ngày càng trở nên ít thụ động hơn và ý thức hơn về những gì đang xảy ra, và họ đang yêu cầu một sự thay đổi”. Bà Scaraffia cho biết những mối quan tâm này không chỉ liên quan đến những phụ nữ trẻ, những người đã có một sự hình thành thế hệ và kinh nghiệm về cuộc sống khác nhau, mà còn liên quan đến các nữ tu lớn tuổi.
“Tôi đã gặp những nữ tu 80-90 tuổi vô cùng tức giận”, bà Scaraffia nói. “Hiện nay tôi có thể nhận thấy chủ nghĩa nữ quyền thực sự nơi các nữ tu”.
Nhà báo và một học gia cho biết “lúc nào bà cũng nghe thấy những điều này” và đã thuật lại một “sự đày ải tự nguyện” thay mặt cho các nữ tu đang lặng lẽ bước ra khỏi việc vướng bận với hàng giáo sĩ nam.
“Tôi nghĩ rằng quả thực hết sức sai lầm khi giải thích ‘cuộc nổi dậy của các nữ tu’ như đang bị ảnh hưởng bởi bên ngoài”, bà Scaraffia nói, đồng thời bà cũng cho biết thêm rằng khác với hầu hết những nữ giáo dân bị ảnh hưởng bởi phong trào #metoo, các nữ tu đang tạo ra cuộc cách mạng của chính họ bằng cách rút ra từ các bài viết có tính bình luận và thần học của các nữ học giả.
“Bằng cách trở về một bài đọc Tin Mừng như họ đang có, họ cảm thấy sự bất công về cách thức họ được đối xử. Đây chính là một thực tế”, bà Scaraffia nói.
Điểm mấu chốt, theo bà Scaraffia: “Đây chính là một cuộc cách mạng văn hoá trong thâm tâm”.
Phụ nữ tại Vatican
Trong khi những người theo thuyết nam nữ bình quyền Công Giáo tại Hội nghị Voices of Faith đã hứa hẹn sẽ mở toang “tấm khiên kín” của Vatican, và việc tước đi quyền lực của các nữ tu được đặc trưng trong tờ New York Times, chính Vatican cũng đã lặng lẽ tiếp tục theo chỉ thị đối thoại của ĐTC Phanxicô.
Chẳng hạn như, Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh (CAL), đang tổ chức phiên họp toàn thể từ ngày 6-9 tháng 3, với chủ đề là “Phụ nữ Mỹ Latinh, Cột trụ trong Công việc của Giáo hội”, bao gồm những người phụ nữ thảo luận về những mối bận tâm chính của phụ nữ trong các xã hội.
Phiên họp này đã được đưa ra sau khi ĐTC Phanxicô lên án về việc thể hiện nam tính một cách thái quá, có nghĩa là những thái độ thuộc về chủ nghĩa sô vanh đối với phụ nữ, trong khi phát biểu với 60 Giám mục Mỹ Latinh tại Bogotá, Colombia.
Bốn mươi phụ nữ đến từ các tầng lớp tôn giáo và giáo dân khác nhau đang tham gia cuộc thảo luận và sẽ tham dự cuộc hội kiến ĐTC Phanxicô vào ngày 9 tháng 3. Hôm qua 8/3, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh đã tổ chức một bữa ăn tối với những người tham dự hội thảo cũng như một số nhân viên nữ của Vatican.
Hội nghị của Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh được xây dựng dựa trên những trường hợp gần đây nơi mà Đức Giáo Hoàng đã hành động nhằm thúc đẩy sự hội nhập hơn nữa của phụ nữ.
Cuối năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm hai nữ phụ tá là giáo dân thuộc Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đồng thời thành lập một ủy ban bao gồm cả phụ nữ và nam giới để nghiên cứu về tính khả thi của chức Phó tế nữ.
Nhưng những vấn đề chưa được giải quyết vẫn còn tồn tại, theo bà Scaraffia, bao gồm nhu cầu về tiếng nói của phụ nữ trong hội đồng “C9”, một nhóm bao gồm các vị Hồng y cố vấn của ĐTC Phanxicô, cũng như việc làm cho các nữ tu và các truyền giáo được trở nên hữu quan hơn và được lắng nghe hơn khi nói đến việc bổ nhiệm các Giám mục. Trừ phi những vấn đề như vậy được giải quyết, Giáo hội sẽ sớm phải giải quyết những hậu quả, bà Scaraffia cho biết thêm.
“Tính tự mãn thầm lặng sẽ chấm dứt, và các linh mục thậm chí không nhận thức về điều đó”, bà Scaraffia nói. “Họ không biết rằng mọi thứ sẽ bùng nổ trong tay họ”.
ĐTC Phanxicô và Phụ nữ
Khi nói đến vai trò của ĐTC Phanxicô trong việc gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong Giáo Hội, các ý kiến khác nhau từ hy vọng đến thất vọng. Bà Götz đã ca ngợi thái độ cởi mở của ĐTC Phanxicô đối với việc đối thoại và đồng thời bày tỏ sự lạc quan đối với mối bận tâm của Ngài đối với sự hòa nhập hơn nữa của phụ nữ.
“Tôi tiếp tục hy vọng rằng ĐTC Phanxicô sẽ lắng nghe và cung cấp sự lãnh đạo để vượt qua nỗi sợ hãi đã lỗi thời của Giáo Hội đối với phụ nữ”, bà Götz nói.
Tuy nhiên, bà McAleese cho biết rằng “ĐTC Phanxicô đã ở trong một cuộc hành trình vốn đã suy yếu dần chỉ còn là một sự thất vọng”, và đồng thời đề cập đến điều mà bà nhận thấy như một sự thất bại trong cuộc chiến chống lạm dụng tình dục và trong Tông Huấn Amoris Laetitia của mình về gia đình, mà theo quan điểm của bà, “đã chẳng hề thay đổi bất cứ điều gì”.
Tuy nhiên, theo bà Scaraffia, hai hành động chính của ĐTC Phanxicô đã có được một tác động sâu sắc liên quan đến vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội: hành động đầu tiên đó chính là một sự nhượng bộ mà bất kỳ vị linh mục nào cũng có thể tha tội phá thai, chứ không chỉ là một Giám mục hay một linh mục được chỉ định bởi Giám mục, trong khi hành động thứ hai đó là việc nâng lễ Thánh Mary Magdalene lên ngang hàng với việc cử hành lễ kính các Thánh Tông đồ.
“Điều còn lại đó là những lời nói của Ngài”, bà Scaraffia nói. “Điều thực sự thiếu sót, đó là ĐTC Phanxicô vẫn chưa thực sự lắng nghe phụ nữ, những điều mà họ cần phải lên tiếng”.
Minh Tuệ chuyển ngữ