Nguồn gốc Vượt Qua của Thánh Thể - Những hình thái của sự Hiện Diện

Máu Đức Kitô là một thực tại vĩnh cửu để các tín hữu đến thanh tẩy, thánh hóa mình trong đó

Một sự hiện diện của toàn cả Đức Kitô

Trong nền thần học kinh viện:

  • “Xác hay mình” chỉ phần không phải là linh hồn, máu chỉ chất lỏng chảy trong xác.
  • Nhờ các lời truyền phép, bánh mang bản thể của xác, rượu mang bản thể của máu.
  • Việc toàn cả Đức Kitô hiện diện không do các lời truyền phép mà do “nguyên tắc sự đi kèm theo hay sự cùng xảy ra” (concomitance) nghĩa là xác hiện diện thì kéo theo sự hiện diện của toàn cả Đức Kitô, vì Đức Kitô đang sống, sự duy nhất của hữu thể vinh hiển của Ngài đang có.

Còn nền thần học coi Thánh Thể là Mầu Nhiệm Vượt Qua: Thì không phân biệt sự hiện diện của xác và máu do các lời truyền phép, với sự hiện diện của cả Đức Kitô do “sự đi kèm theo”. Vì không phải xác, máu, những thực tại vật lý làm nên cái cực cánh chung, nhưng là Đức Kitô trong sự viên mãn Vượt Qua của Ngài. Chính là lôi kéo và biến đổi bánh rượu, bữa ăn, cộng đoàn.

  • Đức Giêsu nói “này là Mình ta”. Mình đó, đối với người sêmit, chỉ con người toàn diên, chỉ bản vị trong sự diễn tả xác thể, trong tương quan với vũ trụ, trong hoạt động. “Mình ta bị nộp vì các ngươi” không phải chỉ là một chất vật chất, nhưng là Đức Kitô trong cuộc vượt qua của Ngài.
  • Đức Giêsu nói “…Máu Ta”: máu không chỉ thực tại sinh học, nhưng chỉ Đức Kitô trong việc đổ máu, trong sự sát tế. Máu Đức Kitô là một thực tại vĩnh cửu để các tín hữu đến thanh tẩy, thánh hóa mình trong đó. Thế mà, “chính trong Đức Kitô họ được thánh hóa” (l Cr 6, 11).thanh-the
    • Trong Ga 6, 51-57, thịt và máu cũng chỉ chính Đức Kitô (C 57: kẻ ăn Ta sẽ sông nhờ Ta).
    • Trong bữa tiệc ly, vì là bữa ăn, có ăn có uống, Đức Giêsu diễn tả việc bạn mình bằng hai ngôn ngữ bánh và rượu, hai yếu tố này làm nổi bật thêm khía cạnh hy tế của bữa ăn ấy. Nhưng dù nhờ một yếu tố, vẫn có sự hiệp thông với toàn cả Đức Kitô.

Một sự hiện diện bằng tất cả biểu tượng

  • Thần học kinh viện cho rằng chỉ bản thể của bánh được đổi thành mình Đức Kitô còn các tùy thể còn nguyên.
  • Thần học coi Thánh Thể là Mầu nhiệm Vượt Qua thì cho rằng toàn cả bánh và rưọu được đảm nhận và trong tất cả thực hữu chúng. Chúng là bí tích sự hiện diện Đức Kitô đáng tôn thờ.
  • Thánh Thể là một biểu tượng có thật, dâu chỉ là sự hiện diện, sự bên ngoài là thành phần của bí tích, giông như tư tưởng không hiện hữu và không thông truyền đi mà không có sự diễn tả của nó. Trong vẻ bề ngoài thế tạm của chúng, bánh và rượu là bí tích của Đức Kitô Vượt Qua.

Một sự hiện diện trong cả sự tồn tại của bánh:

Có những nền thần học có khuynh hướng giới hạn sự kéo dài của bí tích. Một hệ thống không bảo đảm sự hiện thực trọn vẹn của sự hiện diện hay của hy tế Thánh Thể cũng không có khả năng bảo đảm sự kéo dài của bí tích. Sự kéo dài của sự hiện diện và của hy tế tùy tính hiện thực của hai điều ấy.

  • Khi sự biến đổi trong Thánh Thể được hiểu là do việc phú ban ý nghĩa mới (Xem Trang 17) người ta hay giới hạn sự hiện diện vào thời gian cử hành, lúc các lời nói, cử chỉ, bài hát phú ban ý nghĩa. Nhưng từ thời đầu, Hội Thánh đã mang Thánh Thể cho kẻ vắng mặt, vì tin vào sự tồn tại của sự hiện diện.
  • Tại sao sự hiện diện kéo dài? Theo suy tư thần học, vì sự hiện diện có do việc Đức Kitô đến. Ngài chiếm lấy các thức ăn, làm chúng nên bí tích trường tồn của việc Ngài đời đời ban mình cho Hội Thánh. Dù cuộc cử hành chấm dứt, bao lâu biểu tượng là bánh còn đó, sự hiên diện và hành vi ban mình vẫn còn, mời gọi Hội Thánh là hiền thê đến ăn uống Đấng mình yêu mến.

Có những nền thần học nhận có sự hiện diện kéo dài, nhưng không biết tính cách Vượt Qua của Thánh Thể, mà chỉ cho là Thánh Thể diễn tả một hy tế quá khứ, và chỉ trong Thánh lễ. nó mới có tính cách hy tế.

Bánh trên bàn ăn Hội Thánh luôn là Đức Kitô trong sự chết vì Hội Thánh và trong sự chào đời vì Hội Thánh, để khi muốn, Hội Thánh có thể gặp Ngài ở điểm hẹn của hôn lễ và ơn cứu độ.

Một cái nhìn cuối cùng về các nhà thần học

Một nền thần học lấy hứng từ Mầu Nhiệm Vượt Qua tôn trọng mọi khẳng định của Đức tin công giáo: tính hiện thực của sự hiện diện, tính cách hy tế của Thánh Thể, tính trường tồn của sự hiện diện.

Ngược với quan điểm kinh viện, nó cho rằng sự biến đổi không diễn ra bằng cách loại bỏ, nhưng bằng cách hoàn tất.

  • Khi bánh được biến đổi, nó không bảo bánh không còn là bánh vì bản thể bánh biến mất rồi, chỉ các tùy thể còn lại. Nhưng nó bảo bánh chẳng còn là bánh trước đó nữa, theo nghĩa bánh được thành bánh đích thực nhất (rượu cũng thành rượu của Nước Trời).
  • Tác động của Thiên Chúa không phân chia, không tách lìa bản thể với các tùy thể, nhưng nhắm toàn cả thực tại của bánh và rượu và làm chúng nên sự hiện diện hữu hình của Đức Kitô vinh quang, nên bánh cánh chung.
  • Rồi Đức Kitô hiện diện cách toàn thể do chính sự biên đổi trong Thánh Thể, không cần phải do nguyên tắc “sự đi kèm”.

Thần học kinh viện nói đến sự hiện diện tĩnh của hai bản thể bất động: Nền thần học dựa vào mầu nhiệm Vượt Qua thì nói đến sự hiện diện năng động và có thật, hữu thể học và tương giao, một sự hiện diện đang đến, đến bởi sự chết vì ta và bởi sự sống lai hướng đến ta. Bởi đó không cần có nền thần học về Thánh Thể như hy tế cạnh nền thần học về sự hiện diện. Vì Thánh Thể vừa là hy tế vừa là hiện diện.

Luther không chấp nhận thuyết ‘đổi bản thể” làm cho Thánh Thể không là bánh và rượu: Ồng đưa ra thyuết “hai bản thể cùng hiện diện” (lưỡng thể đồng tại, consubstantiation) theo đó bánh và mình Đức Kitô, rượu và máu Đức Kitô cùng tồn tai trong Thánh Thể, như những thực tại độc lập, giông hai bản tính trong Đức Giêsu.

  • Thần học Vượt Qua đồng ý về điểm các thực tại trần thế (bánh rượu) còn nguyên không bị loại bỏ.
  • Nhưng Mầu nhiệm Nhập Thể không tái diễn với một hình thức mới, mà nó chiếu tỏa từ sự viên mãn Vượt Qua của nó.
  • Rồi không có hai ơn huệ Thiên Chúa trong một thực tại trần gian: ơn thánh không kèm vào thiên nhiên, mà nâng cao nó. Kinh Thánh không là lời Thiên Chúa dính vào lời con người, Hội Thánh không do con người và do thân thể Đức Kitô, Đức Kitô không phán “này cũng là mình Ta”. Sự viên mãn cánh chung không đến thêm vào, mà làm cho hiện hữu nhiều hơn.

Cũng như thuyết “đổi ý nghĩa” (transsignification).

  • Thuyết Vượt Qua nhân tính biểu tượng của Thánh Thể, nhân tính cách chủ vị, tương quan, năng động, của sự hiện diện, coi Mình Máu không như những chất vô ngã, mà là Đức Kitô trong sự ban mình cho Hội Thánh.
  • Nhưng hơn thuyết ấy, nó quả quyết tính hiện thực hoàn toàn của sự hiện diện và tính tương quan của sự hiện diện này, vì Đức Kitô là “Thần Khí tác sinh”, vừa hiện hữu trọn vẹn, vừa tương giao tuyệt đối. Sự hiện diện có tính cách vừa hữu thể học vừa tương quan.

Quan điểm “đổi cứu cánh (transfinallisation) của thuyết trên cho là bánh rượu còn nguyên, nhưng có mục đích là giúp con người hiệp thông với Đức Kitô.

  • Thuyết Vượt Qua không nhận một tính cứu cánh được thêm vào như thế, nhưng cho là bánh rượu được đổi cứu cánh theo nghĩa chúng được kéo về lại mẫu nhiệm cùng tận và được đảm nhận trong mầu nhiệm đó. Vậy chính chúng được cánh chung hóa và sẽ cánh chung hóa những kẻ dùng chúng, sẽ hội nhập họ vào chính mầu nhiệm cùng tận kia.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua

(còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết