Nước Trời là Giêrusalem trên cao, tức là Mẹ chúng ta, tức là Hội Thánh trong Mầu nhiệm của mình. Phụng vụ cũng xin Thánh Thần xuống để bánh và cộng đoàn Hội Thánh nên thân mình Đức Kitô.
Sự hội tụ của những sự tương đồng: Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua
Kinh Thánh biết đến một thực tại trần gian khác với Thánh Thể, cũng được biến đổi bởi tác động Phục Sinh của Thiên Chúa: đó là Hội Thánh.
- Thánh Phaolô định nghĩa: “Hội Thánh là thân mình Đức Kitô”: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Ðức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh” (Ep 1, 22). Định nghĩa này không phải là một phép ẩn dụ, nhưng nó nói đến một sự biến đổi, một sự đồng nhất hóa với Đức Kitô, một sự bí tích hóa trong đó Đức Kitô làm cho tín hữu vừa thành dấu chỉ vừa thành thực tại của việc Ngài hiện diện cho trần gian. Các tín hữu tiên khởi tin là họ trở nên thân mình mà họ rước lấy.
- Thế mà đã làm nên thân mình Ngài, Đức Kitô tước lột con người khỏi căn tính họ.
- Ngài đảm nhận họ trong thực hữu Ngài: “Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Ðức Kitô Giêsu, Ðấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa: Ðấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hóa và giải thoát anh em” (1 Cr 1, 30).
- Ngài nên nhân cách sâu xa của họ: Người Dothái nói: “Ðền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?” (Ga 2, 20).
- Họ không bị mất cá tính.
- Trong Đức Kitô, họ còn đạt tới sự thật của mình, còn làm chủ một đời sống được Đức Kitô sống.
- Xác họ vẫn là xác của họ: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Ðức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Ðức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao? Không đời nào!” (1 Cr 6, 15).
Cũng vậy, để làm cho bánh nên bí tích Ngài, nên dấu chỉ của sự hiện diện thật của Ngài, Đức Kitô không cần phải tước lột các đặc điểm của bánh.
- Nhiều vị thánh như (Irênê, Ambrôsiô, Augustinô, Fauste de Riez chết khoảng năm 500), đã nhận ra sự giống nhau giữa hai sự biến đổi (của cộng đoàn và của bánh) và không ngạc nhiên khi thấy bánh hóa nên Đức Kitô, sau khi hiểu chính tín hữu hóa nên thân mình Đức Kitô do lòng thương xót của Thiên Chúa.
- Vả lại chính Đức Kitô đã nối kết hai sự biên đổi ấy khi Ngài xử dụng cùng một từ ngữ để chỉ chén Thánh Thể và cộng đoàn Thiên sai: “Chén này là Giao ước mới trong máu Ta”, thế mà chữ Giao ước mới này thường chỉ Nước Trời, và theo thánh Phaolô, Nước Trời là Giêrusalem trên cao, tức là Mẹ chúng ta, tức là Hội Thánh trong Mầu nhiệm của mình. Phụng vụ cũng xin Thánh Thần xuống để bánh và cộng đoàn Hội Thánh nên thân mình Đức Kitô.
Mọi sự trong Kitô giáo nói đến một ơn cứu độ không làm biến chất sự gì những tạo dựng và hoàn tất đưa tới sự viên mãn.
- Tân ước hoàn tất Cựu ước: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”. ( Mt 5, 17).
- Lời Thiên Chúa không tiêu huỷ lời của các tông đồ.
- Thiên Chúa là tác giả Kinh Thánh mà không huỷ bỏ dấu vết của tác giả nhân loại.
- Các giá trị của con người không buộc phải chối bỏ mình khi trở nên giá trị Kitô giáo, khi mở ra chiều kích cánh chung, thậm chí chúng càng có tính cách nhân loại cách sâu xa hơn.
- Những khát vọng của tạo thành không đưa nó tới sự tiêu diệt, mà tới sự hiệp thông vào tự do của con cái Thiên Chúa.
- Là điểm cánh chung (eschaton) là sự viên mãn cùng tận, Đức Kitô không hạ giá gì cả mà làm đầy tràn mọi sự. Ngài không đưa sự tận thế đến, nhưng dẫn trần gian đến cùng đích và đến mức viên mãn của nó.
Trong các bí tích, không chất thể nào bị buộc phải mất những đặc tính vật chất của nó để tạo thành dấu chỉ hữu hiệu của Mầu Nhiệm Vượt Qua.
- Nước rửa tội vẫn là nước thanh tẩy, nước tái sinh.
- Hôn nhân Kitô giáo vẫn kết hợp hai người, chỉ đem đến gần Mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh hơn.
- Mọi bí tích đều giông bí tích căn bản là Hội Thánh: thế mà Hội Thánh được “đổ đầy” bởi Đấng làm mọi sự đầy tràn và bởi Đấng mà thực hữu nhân loại đâu có bị tha hóa biến chất bởi sự hiến thánh của Thiên Chúa.
Đây chỉ là một mớ những sự giống nhau:
Nhưng để hiểu một thực tại Kitô giáo riêng biệt, cần xét nó trong toàn bộ Đức Tin và Mầu nhiệm Kitô giáo. Nói đến sự giống nhau không phải là nói đến sự đồng nhất, nhưng sự tương tự trong sự khác nhau. Trong hai lãnh vực: một bên là bánh rươu, một bên là Hội Thánh. Đức Kitô thực thi quyền Chúa của Ngài cách khác nhau, nhưng bằng một sự lôi kéo giống nhau, lôi kéo đến sự viên mãn cách chung. Vai trò của Đức Kitô là đưa tạo thành tới sự hoàn tất không dám ngờ của nó.
Nếu phải hiểu sự “biến đổi trong Thánh Thể” như việc bánh đổi thành một thực tại trần gian khác, thì ta phải kết luận là từ những yếu tố đầu tiên, chẳng còn gì cả, mà chỉ còn những tùy thể. Làm như thế để nước thành rượu ở ‘Cana’ nó phải hết còn là nước. Thế nhưng tâm điểm của sự thay đổi trong Thánh Thể là Đức Kitô, sự viên mãn cùng tân của trần gian. Tương quan giữa một chất thể của trần gian với thực tại tối hậu là độc nhất, nên sự thay đổi trong Thánh Thể cũng độc nhất. Sự thay đổi này được thực hiện trong một sự thay đối mối tương quan với cách chung.
Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.
trong “Thánh Thể Bí Tích Vượt Qua”
(còn tiếp)