Người Công giáo phản ứng với cuộc khủng hoảng di cư cưỡng bức toàn cầu

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 01-06-2018 | 06:45:55

Một con số chưa từng thấy bao gồm 66 triệu người trên toàn thế giới đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vì xung đột và bạo lực, theo một báo cáo được công bố hôm thứ Tư bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Báo cáo hôm 30 tháng 5, “Đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu”, nhận thấy rằng các quốc gia đang phát triển hỗ trợ cho phần đông những người di cư cưỡng bức, đồng nghĩa với việc các cộng đồng nghèo vốn thiếu các nguồn lực đang phải hỗ trợ cho một số lượng không cân xứng gồm những người tị nạn và di cư.

Các nhân viên của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo Công giáo (CRS) đã chứng kiến điều này xảy ra tại châu Phi, nơi mà báo cáo của CSIS ghi nhận rằng “gần 94% tất cả những người di cư cưỡng bức ở châu Phi đều sống ở châu Phi”.

“Cuộc khủng hoảng tị nạn đã gây ra một sự căng thẳng rất lớn cho các cộng đồng chủ nhà, nhiều quốc gia trong số đó phải vật lộn để có thể đáp ứng các nhu cầu của người dân. Khoảng 85% người tị nạn đều ở các quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình. Điều thực sự quan trọng đó là phải đảm bảo rằng khi chúng tôi cung cấp hỗ trợ cho những người bị buộc phải di dời đó là chúng ta không được quên những nhu cầu của các quốc gia tiếp nhận họ”, Emily Wei, phó giám đốc phát triển chính sách tại CRS, phát biểu với CNA.

Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Lebanon, Iran và Uganda là những quốc gia có tỷ lệ người tị nạn lớn nhất vào năm 2016. Theo cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, Uganda đã tổ chức hơn 1 triệu người tị nạn Nam Sudan vào năm 2017.

“Ở Uganda”, bà Wei tiếp tục, “CRS đang hỗ trợ gần 100.000 người trong cả các cộng đồng chủ nhà và các cộng động tị nạn có nơi trú ẩn, nước sạch và sinh kế. Những người tị nạn và các thành viên cộng đồng chủ nhà cùng cộng tác với nhau trong mọi công việc, cùng nhau xây dựng nhà cửa”.

CRS đã nhận thấy rằng việc xây dựng mối tương quan giữa các cộng đồng chủ nhà và những người tị nạn ở các nước đang phát triển giúp làm giảm thiểu những căng thẳng tiềm tàng từ các nguyên nhân gây căng thẳng.

South_Sudanese_refugees_arrive_at_refugee_camps_in_Uganda_Credit_Nashon_Tado_for_NRC_CNA“Khi số lượng những người tị nạn và những người bị buộc phải di tản tiếp tục tăng nhanh, chúng ta cần phải tiếp tục tìm ra những phương thế nhằm giúp các cộng đồng và những người tị nạn cùng cộng tác với nhau xây dựng một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người”, bà Wei nói.

“Một người di cư cưỡng bức” thương rơi vào một trong ba loại: một người tị nạn, người bị buộc phải di tản trong nước, hoặc một người xin tị nạn. Phần lớn trong số 66 triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2016 là những người bị buộc phải di tản trong nước của họ do các vụ xung đột bạo lực, các thảm họa thiên nhiên hoặc các vụ vi phạm nhân quyền. Những người bị buộc phải di tản trong nước này chiếm 40,3 triệu người di cư cưỡng bức trên toàn cầu.

Số lượng những người tị nạn, 22,5 triệu người trên toàn cầu vào năm 2016, là con số cao nhất kể từ Thế chiến II. Ngoài ra còn có 3 triệu người đang xin tị nạn ở một nước khác, theo báo cáo của CSIS do Erol K. Yayboke và Aaron N. Milner biên soạn.

Xung đột vũ trang, khủng bố chính trị, thiên tai và các thảm họa do con người gây ra, và tình trạng mất an ninh lương thực là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc di cư cưỡng bức được trích dẫn trong báo cáo.

Những người di cư cưỡng bức là những cộng đồng dễ bị tổn thương, tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh rằng phụ nữ di dân phải đối mặt với “những vụ tấn công và bóc lột tình dục, tình trạng hãm hiếp, tảo hôn, và tất cả các hình thức bạo lực”.

Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu này, đại diện Dịch vụ di dân và tị nạn của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ phát biểu với CNA rằng điều quan trọng là cần phải xem xét các giải pháp dài hạn và đồng thời giải quyết nguyên nhân gốc rễ của việc di dời.

“Trong thời đại của cuộc di cư cưỡng bức chưa từng có này, chúng ta cần phải suy nghĩ về các giải pháp bền vững để đảm bảo mọi người có thể sống một cách an toàn và tử tế cùng với gia đình của họ. Điều này bao gồm việc tìm kiếm các giải pháp xây dựng hòa bình để đảm bảo những người không muốn di cư cũng có được cơ hội đó”, Ashley Feasley, giám đốc chính sách cho Dịch vụ Di dân và Tị nạn của HĐGM Giám mục Hoa Kỳ, cho biết.

“Cộng đồng Công giáo toàn cầu từ lâu đã tham gia vào việc giúp thúc đẩy mục tiêu này – cho dù đó là từ việc tái định cư cho đến việc viện trợ nhân đạo và hội nhập cộng đồng”, bà Feasley cho biết thêm.

Bà khuyến khích người Công giáo nhìn vào ĐTC Phanxicô, người đã khuyến khích việc chào đón của những người phải chạy trốn khỏi cuộc bách hại và những người bị buộc di tản. “Những người Công giáo ở đây tại Hoa Kỳ có thể theo gương của ĐTC Phanxicô ở cấp địa phương, thông qua việc hỗ trợ những người nhập cư mới đến và người tị nạn trong cộng đồng, và đồng thời tìm cách thúc đẩy cuộc gặp gỡ với họ tại các giáo xứ của họ”, bà Feasley khuyến khích.

Dịch vụ Di dân và Tị nạn của các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã tổng hợp một cẩm nang để giúp các giáo xứ của hành Ngày Tị nạn Thế giới vào ngày 20 tháng Sáu. Cẩm nang bao gồm những lời cầu nguyện cho những người tị nạn và một danh sách bao gồm những cách thức cụ thể mà người Công giáo có thể tham gia vào các cộng đồng địa phương của họ để trợ giúp những người tị nạn.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết