Cách riêng đích thực của Tin Mừng là việc Thiên Chúa được loan báo, cuối cùng người nghèo được loan báo Tin Mừng. Người nghèo không chỉ nghèo về vật chất, con người được Chúa dựng nên là tâm linh cho nên con người cứ thấy trống vắng CÁI GÌ nơi đời của mình.
Hôm qua chúng ta đã gợi ra về lịch sử cứu độ. Mấy ngàn năm Thiên Chúa dẫn đưa dân của Ngài. Chỉ có một lời hứa và cuối cùng thì Thiên Chúa can thiệp. Vì vậy các ngôn sứ đã xuất hiện, từng lúc mời gọi người ta tìm kiếm Thánh ý của Thiên Chúa. Đôi khi dùng đến hình ảnh này, hình ảnh kia để diễn tả trước điều mà Thiên Chúa làm ra sẽ lạ lùng. Đó là ngày mới, trời mới đất mới, là sự tái tạo lại toàn diện. Đó là hoạt động của Thiên Chúa.
Còn về phía người ta, cách riêng Ezêkiel chỉ gợi lại một điều, ấy là người ta chỉ có thể biến đổi tận căn thành một quả tim mới, tức là biến đổi toàn bộ con người, con người phàm tục của mình đi thì mới chuẩn bị cho việc Thiên Chúa can thiệp; nói một cách khác, khi mà Thiên Chúa can thiệp thì cũng là việc đổi mới, tái tạo toàn diện con người. Đó là tất cả khát vọng của dân về Lời hứa và tin vào Thiên Chúa. Còn nhiều cái mường tượng như thế này như thế kia bằng cảnh sung túc miên man chỉ là hình ảnh tưởng tượng của thế giới bên này. Chúng ta cố gắng đi để mon men đi vào thế giới bên kia của Thiên Chúa thôi, chứ cái đó không phải là nội dung trong lời hứa của Thiên Chúa. Vậy trong bối cảnh đó, Thiên Chúa xuất hiện. Chúng ta đã nghe đoạn Tin Mừng khi mà Yoan tiền hô kết thúc tất cả dân của Cựu ước. Như vậy là muốn tóm kết khuôn mặt đó là dân Cựu ước có nơi Yoan.
Nhưng vì Yoan là đại diện cho việc giới thiệu Chúa Yêsu đến trong trần gian vừa xuất hiện, cho nên Yoan cũng là đại diện nhân loại, tất cả cho chính chúng ta. Cả nhân loại kia lần nhân loại mới này đều đến và đều hỏi Chúa Yêsu: “Có thật Ngài là Đấng mà Thiên Chúa sai đến”. như là khát vọng của dân Chúa không? Hay là chúng tôi vẫn còn mãi chờ trong mối hy vọng mà không lối thoát, không tìm ra lời giải đáp.
Đứng trước lời hỏi mà chúng ta vừa gợi ý, vừa là đại diện cho dân Cựu ước, vừa lạ đại diện cho dân Tân ước bước vào ngưỡng cửa thì Chúa Yêsu đã có mặt trong trần gian. Chúa Yêsu gợi ý một câu rất là đơn giản: “Hãy về và nói cho Yoan biết những gì thấy và nghe. Thấy gì? Nghe gì? Mù thấy, què đứng dậy, điếc nghe, kẻ chết sống lại, Tin Mừng được loan báo cho người nghèo, và cuối cùng là phúc cho những ai không bị vấp ngã.”
Vậy chúng ta hãy kể ra đây một số những điểm đã xảy đến vào thời Chúa Yêsu, mà chỉ vì Con người đó có mặt cho nên có những người mù đã được thấy, người què đã được chỗi dậy, và có những người điếc đã được nghe. Cách riêng đích thực của Tin Mừng là việc Thiên Chúa được loan báo, cuối cùng người nghèo được loan báo Tin Mừng. Người nghèo không chỉ nghèo về vật chất, con người được Chúa dựng nên là tâm linh cho nên con người cứ thấy trống vắng CÁI GÌ nơi đời của mình. Khi suy nghĩ và gẫm lại tất cả đòi hỏi, khát vọng ở bên trong, dù tất cả danh vọng cũng không lấp được. Dù là vật chất cũng không lấp cái chiều sâu ở bên trong được. Thảm họa từng lúc từng lúc ngang qua cuộc sống. Chúng ta nghĩ rằng, những cái đó tạm thời khuây khỏa và lấp kín đi, nhưng té ra là ngốn cho đầy bụng những cái thuộc về trần gian đó. “Thốn cho cái bụng” một tiếng Sách thánh muốn gồm tóm tất cả những cái người ta đeo đuổi ở cuộc đời này và người ta nghĩ rằng đó là tất cả con người của họ, không có lý lẽ nào khác nữa để tìm ra một Đấng nào khác. Không tìm ra một ý nghĩa cuộc sống cho mình ở nơi đâu nữa, sách Thánh gọi là thốn cho đầy bụng những cái ở trần gian này. Dù là danh vọng, dù là địa vị, những chiếm đoạt quyền và tiền của…
Đó là quy luật căn bản cứ thao túng mãi suốt dòng lịch sử trần gian này. Con người luôn như thể úp mặt dưới đất để mà giành giật nhau, tìm kiếm những cái đó. Vậy trong bối cảnh lịch sử đó Chúa Yêsu có mặt.
Ngài nói có một cái gì đó xảy ra ở giữa trần gian này. Mù được thấy, nghĩa là tất cả con người đi ở trong trần gian và khao khát tìm được một ánh sáng nào đó, không phải là ánh sáng nhất thời tạm bợ cho mình đi một vài nẻo đường này. Nhưng mà ánh sáng soi dõi vào tận căn của mình, để mình khám phá ra cuối cùng mình có mặt để làm gì? Nguồn gốc từ đâu? Để đi đâu?
Ánh sáng chiếu soi vào trong tâm hồn của một con người khát vọng thực sự khiến người đó như thể bừng sáng lên. Rằng, quả thật với biến cố người này thì tôi thấy một cái gì đó xảy đến cho tôi rồi.
Chúng ta thấy những việc Chúa Yêsu đã làm chung quanh cuộc sống của Ngài chỉ là dấu loan báo thôi. Loan báo về một thời, quả thật Thiên Chúa bắt đầu hiện diện nơi người ta, và Ngài dính dự can thiệp vào người ta thực sự. Cho nên chúng ta thấy phép lạ Chúa Yêsu đã làm không phải là những phép lạ cho cá nhân nào, nhưng trước tiên chỉ là dấu chỉ loan báo về một cái gì đang xảy ra ở trong nhân loại khốn khổ này… Cứ mù tối, cứ què quặt, cứ đau khổ, cứ chết chóc và cách riêng cái phía sau, đó là cái khốn khổ của sự chết cùng tận, cái tội lỗi làm cho con người từ căn cứ của mình không còn cái trong cuộc sống của mình nữa.
Khi chúng ta đụng chạm phải những phép lạ của Chúa Yêsu thì chúng ta có một cách hiểu đúng như Tin Mừng muốn nói. Ví dụ phép lạ mẻ bánh mà ở trước chúng ta gợi ra… Đoàn người đông đảo, thời nào cũng thế, nghĩ rằng những cái thuộc về vật chất là giải đáp cho mình. Quả thật những cái thiết thân liên hệ với chúng ta, khiến cho không có nó chúng ta không biết xoay xở cuộc sống như thế nào. Những cái thiết thân đó lại không thể choán hết tất cả lòng dạ của mình là một sinh vật tinh thần Chúa đã dựng nên. Nó đòi hỏi một cái gì khác, một của nuôi nào khác.
Chúa Yêsu xuất hiện ở giữa người ta; họ đói, họ khát về vật chất và thân xác phía sau muốn gợi ý về một cái khát khác: đói khát trong cõi lòng của tâm linh mà trần gian này không làm sao đem đến cho người ta đã được, giải thoát được cho cái đói khát đó. Với sự hiện diện của “người này” ở giữa trần gian, Yêsu Nazarét ở phía sau cái đói, cái khát trần gian gợi ý cái đói cái khát về tinh thần mà chỉ Thiên Chúa mới làm cho đã được vị việc can thiệp đó đã có rồi.
Nhưng mà khó khăn ở chỗ nào?
Đó là họ chỉ dừng lại ở nơi cái đói cái khát ở bên này mà thôi. Cho nên Tin Mừng cho chúng ta thấy một cảnh bi đát ở nơi chỗ đó. Con Thiên Chúa đến và muốn đem đến cho người ta một sự sống làm cho đã đã, một cái gì mà khi con người tự đào sâu lấy lòng mình và tìm ra xem đời mình khát vọng cái gì thì người ta lại không muốn cái đó một cách chân thật, và họ muốn dừng lại ở phía bên này.
Họ muốn uốn nắn khuôn mặt Thiên Chúa vào bất cứ một thứ thần nào đó. Bởi vì nhân loại luôn có tà thần mà mình tự dựng nên là những tà thần mình lạy lục, mình tìm kiếm hay mình trao vào một vài của lễ thì vị thần phải bảo đảm cho mình đời sống vật chất, đời sống làm người của mình, vv…
Trong não trạng đó, người ta muốn uốn khôn mặt của Thiên Chúa vào những ý định của mình đã có về Thiên Chúa. Dân Do thái cũng vậy, họ nghĩ rằng tới một lúc nào đó Thiên Chúa sẽ đến và dân sẽ được sung túc hạnh phúc tràn đầy. Vì thế khi đọc lại dấu lạ như vậy, thì họ chỉ dừng lại ở phía bên này và cũng vẫn là khuôn mặt của đứa con hoang đàng, tìm hết cách để thốn cho đầy bụng. Họ nghĩ rằng Thiên Chúa đến và trao cho họ những thứ đó.
Ta thấy dấu lạ Con Thiên Chúa bước vào trần gian làm cho người ta bớt đi cái đói khát qua một vài dấu, không phải là điều cuối cùng Thiên Chúa muốn làm ra hay làm cho một vài người mù, người què và cách riêng một loài người chết được sống lại, nhưng phía sau Chúa muốn nói cái gì? Chúa muốn nói đến một chữa lành khác, chữa lành tận căn là cái chấn thương ở trong tâm hồn người ta. Vì thế ta tìm ở trong phép lạ đều có gợi ý “hãy về và đừng phạm tội nữa” có nghĩa khi mà Thiên Chúa dính dự vào trong cuộc đời của người ta và làm cho họ ra khốn đốn tội lụy và tăm tối. Để cho Ngài chữa lành chấn thương bên trong đó thì một trật trong đời Chúa Yêsu cũng kèm theo việc Ngài chữa lành thân xác…
Cho nên ngang qua một vài phép lạ Chúa Yêsu đã làm, chỉ muốn nói như thế này: Tất cả cái khát vọng của người ta tìm kiếm để chờ đợi một lần nào đó Thiên Chúa bước vào trong lịch sử. Ngài làm những cái gì lạ lùng thì bắt đầu Ngài hiện diện, có đó, qua một vài việc Ngài làm thì nhân loại bắt đầu có kinh nghiệm một cái gì đến. Đó là sự được chữa lành khỏi tất cả những chấn thương ở trong tâm hồn, tâm linh của mình, và được lộ ra bên ngoài một vài phép lạ ấy là cái khỏi đói, cái chữa lành mù…
Phía sau phép lạ Chúa Yêsu đã làm đều kèm theo những đụng chạm thiết thân như thể giữa cõi của Thiên Chúa và cõi lòng của người ta, tái tạo lại tất cả trong một lối sống mới; tức là được thiết thân đụng chạm tới chính Thiên Chúa. Đó là chúng ta nói một vài phép lạ, cách riêng Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Trong Tin Mừng chúng ta đọc ngày hôm nay, Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta muốn cho Ngài được ở trong thế giới vinh quang và tôn vinh Ngài. Người ta nói đền thờ, người ta đọc luật của Ngài, nhưng Tin Mừng lại khác, Người là Đấng đi la cà và gần gũi với những người tội lỗi và những người thu thuế. Lòng dạ của họ không thể hiểu nổi lối sống và thái độ của Thiên Chúa đó.
Tin Mừng gợi ý rất đơn giản, Ngài sống với người tội lỗi và chữa lành họ, Ngài đồng bàn với họ, Ngài làm như thể họ là những người thân thiết riêng của Ngài. Phải nói là Ngài ưu ái riêng với người đó, những người mà tất cả những mối hy vọng của người ta không đặt ở chỗ nào khác, không tìm gặp sự nâng đỡ nào trong trần gian này như thể Ngài có đó để đáp ứng tất cả. Có những tâm hồn như thế, những tâm hồn khao khát, những tâm hồn đợi chờ, những tâm hồn khi rớt vào trong tối tăm hắc ám hơn cả thì lại khao khát và đợi chờ sự tái tạo. Thiên Chúa đã trở thành đồng bàn với họ.
Cho nên khi mà Chúa Yêsu sống, Ngài sống gần gũi với những người như thế đó. Ngài nói đó là thái độ của Thiên Chúa, và ngang qua Chúa Yêsu, Ngài muốn nói một cách mạnh mẽ hơn, đó là lòng dạ của Cha Ngài. Thiên Chúa là Cha. Ngài gần gũi với người ta, và Ngài làm những phép lạ để chữa lành các vết thương của người ta và Ngài mời gọi người ta trong khốn khổ, túng bấn nghèo nàn thật ở trong cõi tâm linh. Hãy đến và trở thành người đồng bàn với Ngài, nghĩa là những người đó được mời gọi để chia cái phần đích thực của chính vinh quang sự sống của Ngài.
Đó là thái độ và nỗi lòng là tâm hồn Thiên Chúa. Đó là Thiên Chúa. Vậy người ta tìm kiếm Nước Trời không có con đường nào khác là ngang qua lời giảng dạy của Chúa Yêsu, ngang qua những việc Ngài làm, Ngài chỉ muốn nói Nước Trời có đó rồi. Bởi vì nơi khuôn mặt đó, đã có một trung tâm quyền lực lạ lùng có mặt ở trong trần gian này, bắt đầu trục xuất cái gì? Trục xuất sự khốn đốn ở trong tâm hồn ra khỏi người ta và tái tạo lại người ta, để người ta có thể đứng thẳng hiên ngang mà sống tất cả tư cách là nhân linh và tâm linh của mình. Là người Chúa đã dựng nên mang hình ảnh của Thiên Chúa, chứ không phải con người có đó để úp mặt xuống đất, để mà chà đạp lẫn nhau, kiếm chác, lợi dụng nhau, để bám lấy những cái ở dưới đất này như thể là con người mất gốc của mình đi.
Từ khi Người đó bước vào trong trần gian này và mở lời công bố Tin Mừng hoạt động và đi lại ở giữa người ta, Thiên Chúa đã thiết lập ngay ở giữa nhân loại này một trung tâm quyền lực; quyền lực đó không đi trong kiểu cách của thế gian này, quyền lực luôn dằn vặt và áp đặt lên nhau. Nhưng đây là một quyền lực tái tạo lại ở trong tâm hồn người ta, làm cho tâm can của người ta đặt lại vấn đề, và thấy rằng mình đụng độ với khuôn mặt này. Họ đọc được ở nơi đó lòng xót thương yêu mến của Thiên Chúa đã đến với mình hoặc con người đó cứ khước từ vĩnh viễn.
Thiên Chúa nói phúc cho những ai không vì sự có mặt của Ngài mà bị vấp phạm. Như vậy chúng ta hiểu việc xuất hiện của Chúa Yêsu, Nước Trời có đó, có nghĩa là Thiên Chúa đến và giáp mặt với người ta thật sự. Ngài đến gặp gỡ từng người một. Những ai nào đó khi nhìn vào khuôn mặt Chúa Yêsu, đọc lại công việc Ngài làm, tiếp nhận được chấn động mà Ngài đã mang đến ở trong trần gian này thì những người đó quả thực đã đón nhận Thiên Chúa đến với mình và Nước Thiên Chúa đã đến với họ thực sự. Cho nên chúng ta hiểu ngang qua Tin Mừng đã gợi lại những việc làm, những lời nói của Chúa Yêsu để công bố ra việc Thiên Chúa dính dự vào, can thiệp vào lịch sử trần gian như thế nào.
Từ đó thiết lập tạo dựng nên một trung tâm quyền lực mới, khiến cho người ta được tái tạo lại từ trong tâm hồn. Họ có thể ngẩng đầu để sống tư cách là con cái Thiên Chúa, và là con cái tự do thực sự.
Nhưng làm sao những lời rao giảng và việc chữa lành kia lại nói đến khuôn mặt đau khổ của Người tôi tớ Yavê?
Chúng ta chỉ có thể nói thế này: Nhân loại muốn đóng khuôn hình ảnh về hạnh phúc của mình, và nếu mà Thiên Chúa có mặt thì Ngài phải vào trong cái khuôn mặt của chính cái phúc của mình. Trong bối cảnh Chúa Yêsu rao giảng thì có người quan niệm Nước Trời phải là thiết lập trật tự của tôn giáo; có người quan niệm Nước Trời mà Thiên Chúa đến ngày cuối cùng, phải là hạnh phúc ở dưới đất; có người thì quan niệm có thể là quyền lực thế nào đó khiến cho Dân của Thiên Chúa có thể thống trị tất cả dân thiên hạ, vv… Tất cả những cái đó cứ nguyên vẹn, cứ cám giỗ chúng ta ngày hôm nay.
Cho nên từng người chúng ta khi nhìn lại cuộc sống của mình có thể chúng ta muốn đóng khuôn Thiên Chúa ở trong quan niệm của chúng ta có về Ngài. Có một lúc nào đó tất cả liên lạc của chúng ta đối với Thiên Chúa trở thành ảo tưởng. Đó cũng là khuôn mặt của người bạn trẻ khi nhìn lại dĩ vãng của mình đã được sống trong đạo. Chúng ta muốn đóng chặt khuôn mặt của Thiên Chúa ở trong đó, một thứ ru ngủ êm ru với mình, và cứ thế mà lớn lên, cứ thế mà bằng an trong Chúa thì biết hay biết mấy. Nhưng mà, một hình ảnh chết mất rồi, như hai môn đệ trên đường Emmau, yêu mến Chúa thực sự nhưng đóng khuôn hình ảnh Ngài ở trong một cái gì đã chết thì không gặp được Đấng hiện sống và hằng sống nữa rồi.
Cám dỗ thời Chúa Yêsu vẫn còn nguyên vẹn trên đời của chúng ta ngày hôm nay. Khi mà chúng ta nhìn lại cái hành trình của chúng ta về Thiên Chúa chăng?
Hãy nhìn lại chúng ta mới thấy. Té ra khuôn mặt đó vừa gần gũi với chúng ta mà vẫn còn xa xôi như thế với mãi không tới, như thể là chúng ta vẫn còn phải bước dài ở trong cuộc sống của chúng ta từng năm tháng. Rồi dần dần chúng ta cũng được mời gọi trút bỏ cái dĩ vãng để đi về phía tới hơn nữa. Thành ra Nước Trời được Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta vẫn là một cuộc hành trình trong đó chúng ta đeo đuổi Thiên Chúa, và Ngài vẫy tay, Ngài mời gọi chúng ta đeo đuổi Ngài. Làm thế nào mà cuộc đeo đuổi đó lại phải qua khuôn mặt của Người Tôi tớ thống khổ Yavê? Đó là cả một cái gút căn bản của lịch sử cứu rỗi mà chúng ta xin Chúa giúp cho chúng ta, chúng ta mới có thể hiểu được mầu nhiệm đó là gì. Thiên Chúa phải chịu chết trong tủi nhục thì chúng ta mới được chuyển vào trong sự sống. Thiên Chúa phải chịu chết khổ nhục ở nơi chúng ta ngày hôm nay thì chúng ta mới hiệp thông vào Đấng phục sinh.
Đây cũng là một quá trình dài dằng dẵng nữa. Chúng ta xin Thiên Chúa giúp chúng ta để chúng ta khám phá thêm mầu nhiệm hiến mình chết và phục sinh của Người mà những chúng ta đang sống trong tuần Thánh, cao điểm nhất Tam Nhật Thánh. Hầu qua đó, Thiên Chúa đến với chúng ta. Nhờ đó mà chúng ta nhận thật Nước Trời đến với chúng ta thật, và ở trong chúng ta.
Anphongsô Phạm Gia Thụy CSsR