
Trong một bức ảnh, một người phụ nữ cầu nguyện trong Thánh lễ ngày 12 tháng 5 năm 2019, tại nhà thờ St. Adalbert ở quận Staten Island của New York. Đức Hồng Y Timothy M. Dolan Địa phận New York đã cử hành phụng vụ cầu nguyện cho hơn 250 người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát hôm lễ Phục sinh ở Sri Lanka. Đức Hồng y Dolan cũng đã chủ sự các buổi cầu nguyện cho việc chấm dứt cuộc đàn áp Kitô hữu trên khắp thế giới (Ảnh: Gregory A. Shemitz/ CNS)
NEW YORK – Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng trong khi đa số người Công giáo Hoa Kỳ lo ngại về cuộc đàn áp Kitô giáo trên toàn cầu, đã có sự suy giảm đáng chú ý trong hai năm qua.
Báo cáo được phát hành vào thứ Hai bởi Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ Hoa Kỳ (ACN), một tổ chức từ thiện quốc tế hỗ trợ các Kitô hữu đau khổ trên toàn cầu. Những phát hiện mới nhất đánh dấu năm thứ ba tổ chức này tiến hành nghiên cứu, được thực hiện bởi McLaughlin & Associates trong tháng Hai.
Những phát hiện mới nhất tiết lộ rằng trong khi 59% người Công giáo nói rằng họ “rất lo lắng” về cuộc đàn áp Kitô giáo vào năm 2019, thì chỉ có 52% số người được khảo sát bày tỏ mức độ cùng mức độ quan tâm như hiện nay.
Theo một nghìn người được hỏi, phần lớn trong số họ tự nhận mình là “hơi hơi” và “rất” sùng đạo Công giáo, 41% nói rằng cuộc đàn áp Kitô hữu trên khắp thế giới là “nghiêm trọng”, trong khi 50% cho rằng cuộc đàn áp này là “hơi nghiêm trọng”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 42% người Công giáo cho biết rằng một nửa hoặc nhiều hơn các vụ tấn công dựa trên cơ sở tôn giáo trên khắp thế giới đều nhắm vào các Kitô hữu.
Cũng được ghi chép trong cuộc khảo sát năm nay đó là thực tế rằng cuộc đàn áp Kitô giáo nhận được mức độ quan tâm toàn cầu thấp nhất, đứng thứ tư sau nạn buôn người, nghèo đói, biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng tị nạn toàn cầu.
Trước những dữ liệu mới nhất, Chủ tịch tổ chức ACN, ông George Marlin, cho biết rằng sự suy giảm là “thực sự nản lòng”, và ông kêu gọi các Kitô hữu cần phải nổ lực nhiều hơn nhằm nâng cao nhận thức về những sự việc đang xảy ra với các anh chị Kitô hữu bị đàn áp.
“Mặc dù 52% người Công giáo Mỹ cho thấy mối quan tâm mạnh mẽ về cuộc đàn áp Kitô hữu, tuy nhiên thật đáng tiếc khi nhận thấy sự sụt giảm số lượng của họ so với một năm trước”, ông Marlin cho biết trong một tuyên bố. “Một số người cho biết rằng người Công giáo Hoa Kỳ coi nạn buôn người, tình trạng nghèo đói, biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng tị nạn – cũng quan trọng như những vấn đề này – quan trọng hơn cuộc đàn áp Kitô hữu”.
“Trước những kết quả khảo sát, việc giáo dục ở cả cấp Giáo xứ và Giáo phận vẫn có tầm quan trọng mang tính quyết định. Rõ ràng là người Công giáo Hoa Kỳ tin rằng Giáo hội ở Mỹ có thể làm được nhiều hơn thế khi nói đến việc kêu gọi sự chú ý đối với tính nghiêm trọng của cuộc đàn áp Kitô giáo”, ông nói tiếp. “Trong một thế giới vốn có tới 300 triệu Kitô hữu phải đối mặt với nhiều hình thức quấy rối và đàn áp hoàn toàn vì đức tin của họ, Giáo hội Hoa Kỳ chỉ đơn giản là phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thấm nhuần và củng cố các tín hữu”.
Khi được hỏi về cam kết của Đức Giáo hoàng Phanxicô đối với vấn đề này, 47% số người được hỏi cho biết họ tin rằng Ngài sẽ “rất cam kết”, so với chỉ 27% tin rằng các giám mục địa phương của họ có cùng mức độ cam kết.
Trong chuyến thăm tháng 11 năm 2019 tới hang toại đạo Priscilla ở Rome, Đức Giáo hoàng Phanxicô than phiền rằng có nhiều người Công giáo trên khắp thế giới vẫn bị buộc phải thờ phượng trong bí mật, đồng thời tưởng nhớ các vị anh hùng tử đạo Kitô giáo từ thế kỷ thứ hai đến thứ năm được chôn cất ở đó.
“Đó quả là một khoảnh khắc xấu xí trong lịch sử, nhưng nó đã không được khắc phục”, ĐTC Phanxicô nói, và đồng thời cho biết thêm rằng “có rất nhiều hang toại đạo ở các quốc gia khác, nơi mà mọi người thậm chí phải giả vờ rằng họ đang tổ chức một bữa tiệc hoặc mừng sinh nhật để cử hành Bí tích Thánh Thể bởi vì việc cử hành Thánh lễ bị cấm”.
“Ngày nay, các Kitô hữu vẫn bị đàn áp – thậm chí còn nhiều hơn trong những thế kỷ đầu tiên”, ĐTC Phanxicô cho biết trong chuyến viếng thăm, đánh dấu lần đầu tiên Ngài bước vào hang toại đạo tại Rome.
Trong khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi sự chú ý đối với sự đau khổ của các Kitô hữu, một số nhà quan sát đã bày tỏ mong muốn Ngài có một đường lối cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn về vấn đề này, đặc biệt là khi nói đến sự sống còn của các Kitô hữu ở Trung Đông.
Theo đa số những người được khảo sát, hầu hết người Công giáo Mỹ tin rằng cả Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở phương tây cần phải “theo đuổi một số chính sách nhất định để ngăn chặn cuộc đàn áp của Kitô hữu trên khắp thế giới”.
Trong số các sáng kiến mà những gười trả lời khảo sát được thăm dò ý kiến, 61% xếp hạng việc trừng phạt kinh tế và 55% xếp hạng việc thực hiện áp lực ngoại giao đối với các quốc gia là “rất quan trọng”. trong cuộc chiến chống cuộc đàn áp Kitô giáo. 52% người Công giáo Mỹ ủng hộ việc tị nạn khẩn cấp và 48% chọn việc viện trợ tài chính đối với các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp là “rất quan trọng”.
Ngoài ra, các sáng kiến cá nhân nhận được thứ hạng cao, với 69% người Công giáo Hoa Kỳ nói rằng việc cầu nguyện là rất quan trọng và 53% nói rằng các khoản quyên góp cá nhân là quan trọng – bất chấp thực tế là 51% cho biết họ không có bất kỳ đóng góp nào như vậy.
Minh Tuệ (theo Crux)