Những hạn chế của chính phủ về vấn đề tôn giáo đã tiếp tục gia tăng trên toàn cầu vào năm 2016, theo một nghiên cứu của Pew mới được công bố gần đây, vốn liên kết sự căng thẳng về tôn giáo với các đảng phái và các tổ chức quốc quyền chủ nghĩa.
“Điều này đánh dấu năm thứ hai liên tiếp về sự gia tăng trong mức độ hạn chế tổng thể được áp đặt bởi chính phủ hoặc bởi các nhân tố tư nhân (các nhóm và các cá nhân) ở 198 quốc gia được khảo sát trong nghiên cứu”, báo cáo Pew cho biết.
Nghiên cứu cho thấy 42% các quốc gia đã trải qua mức độ hạn chế về tôn giáo tổng thể cao hoặc rất cao, bao gồm các hành vi thù địch gây ra bởi chính phủ hoặc các cá nhân hoặc các nhóm tư nhân. Con số này tăng từ 40% vào năm 2015, và 29% vào năm 2007.
“Điều này đánh dấu số lượng lớn nhất các quốc gia nằm trong hạng mục này kể từ khi Trung tâm nghiên cứu Pew bắt đầu việc phân tích những hạn chế về tôn giáo vào năm 2007”, trung tâm Pew cho biết.
“Tỷ lệ các nước có mức độ hạn chế của chính phủ ‘cao’ hoặc ‘rất cao’ … đã tăng từ 25% vào năm 2015 lên 28% vào năm 2016″, nghiên cứu cho thấy. “Trong khi đó, tỷ lệ các nước có mức độ thù địch xã hội ‘cao’ hoặc ‘rất cao’ liên quan đến tôn giáo… vẫn ổn định vào năm 2016 ở mức 27%”.
Trung Đông và Bắc Phi đã trải nghiệm mức độ hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo trung bình cao nhất, trong khi châu Âu và châu Mỹ là những khu vực duy nhất trải nghiệm sự gia tăng mức độ thù địch đối với tôn giáo trung bình.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của các nhóm quốc quyền chủ nghĩa trong việc gia tăng những hạn chế về tôn giáo, đặc biệt là thông qua việc nhắm mục tiêu vào các nhóm sắc tộc và các nhóm thiểu số tôn giáo cụ thể.
“Ở nhiều nước, những hạn chế về tôn giáo là kết quả của các hành động gây ra bởi các quan chức chính phủ, các nhóm xã hội hoặc cá nhân tán thành những quan điểm quốc quyền chủ nghĩa”, nghiên cứu của trung tâm Pew lưu ý.
Khoảng 11% các quốc gia đã chứng kiến các yếu tố chính phủ, những người “đôi khi sử dụng chủ nghĩa quốc quyền, và thường chống những người nhập cư hoặc chống các nhóm thiểu số, sử dụng lối nói khoa trương để nhắm mục tiêu vào các nhóm tôn giáo ở các quốc gia của họ vào năm 2016”, tăng 5% so với năm trước.
Các nước châu Âu đã trải nghiệm thái độ này một cách mạnh mẽ nhất, với khoảng 33% các đảng quốc quyền chủ nghĩa đưa ra những tuyên bố chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo, trong khi 12% các nước châu Á-Thái Bình Dương đã chia sẻ một kinh nghiệm tương tự.
“Thông thường, các nhóm quốc quyền chủ nghĩa hoặc các cá nhân này đang tìm cách cắt giảm nhập cư đối với các nhóm thiểu số tôn giáo và các nhóm sắc tộc, hoặc kêu gọi những nỗ lực nhằm ngăn chặn hoặc thậm chí loại bỏ một nhóm tôn giáo cụ thể, nhân danh việc bảo vệ một nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo chiếm ưu thế mà họ mô tả là bị đe dọa hoặc bị tấn công”.
Ngoài ra, có một sự gia tăng 5% ở các quốc gia nơi mà các nhóm được tổ chức nhằm mục đích đuổi kịp đời sống công cộng phải trả bằng cái giá của một tôn giáo.
Những mục tiêu phổ biến nhất đối với những hạn chế tôn giáo đó là những người Hồi giáo, các Kitô hữu và những người Do Thái.
“Nhìn vào các nhóm tôn giáo, sự sách nhiễu đối với các thành viên của hai nhóm tôn giáo lớn nhất thế giới – Kitô giáo và Hồi giáo – bởi chính phủ và các nhóm xã hội tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, cả hai đều trải qua sự gia tăng mạnh về số lượng các quốc gia mà trong đó họ bị sách nhiễu vào năm 2016”, nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu này, bao gồm 198 quốc gia chiếm 99,5% thế giới, xuất phát từ nghiên cứu hàng năm của Pew về những hạn chế toàn cầu đối với vấn đề tôn giáo, phân tích “mức độ mà qua đó các chính phủ và các xã hội trên thế giới tác động đến niềm tin tôn giáo và việc thực hành tôn giáo”.
Các cấp độ này được đo lường bởi luật pháp và chính sách của chính phủ, các hành vi cá nhân hoặc sự thù địch đối với tôn giáo, bao gồm xung đột vũ trang và khủng bố. Việc sách nhiễu đối với các nhóm tôn giáo được thu thập bằng các dữ liệu liên quan đến các vụ tấn công về thể lý hoặc lời nói, việc bắt bớ, giam giữ, phá hoại những nơi thờ phượng và việc phân biệt đối xử đối với các nhóm tôn giáo thông qua nơi làm việc, giáo dục và nhà ở.
Năm 2016 là năm gần đây nhất mà trong đó các dữ liệu đã được công bố.
Minh Tuệ chuyển ngữ