Ngày 15 tháng 10, Liên Hiệp Quốc cử hành Ngày quốc tế phụ nữ nông thôn. Chủ đề năm nay là “Cơ sở hạ tầng bền vững, phục vụ và bảo trợ xã hội cho bình đẳng giới và gải phóng phụ nữ nông thôn”.
Mặc dù có tiến bộ ở một số mặt, nhưng sự bất bình đẳng giới vẫn phổ biến trong mọi chiều kích phát triển bền vững; và ở nhiều khu vực, tiến độ quá chậm để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (OSS) vào năm 2030. Phụ nữ nông thôn chiếm hơn một phần tư dân số thế giới và phần lớn 43% phụ nữ là lực lượng lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Hơn nữa họ còn bị ảnh hưởng bởi nghèo đói, loại trừ và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường
Sự khác biệt giới tính
Lao động nữ sống ở khu vực nông thôn chiếm hơn một phần tư dân số thế giới và chiếm từ 41 đến 61 phần trăm lực lượng lao động nông nghiệp trên thế giới. Họ làm việc như nông dân, nhân viên và doanh nhân. Phụ nữ ở các cộng đồng thổ dân và bộ tộc thường là những người gìn giữ sự khôn ngoan truyền thống, là thành phần cơ bản nuôi dưỡng bảo tồn văn hóa và khả năng phục hồi cho cộng đồng. Phụ nữ và trẻ em gái cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí và từ nhiên liệu nặng. Ở các nước mà phụ thuộc rất nhiều vào than để nấu ăn, số phụ nữ chết trẻ chiếm 6 trên 10 ca do ô nhiễm không khí, do nhiên liệu không sạch và công nghệ không hiệu quả.
Điều kiện làm việc bấp bênh
Lao động nữ ở khu vực nông thôn được trả lương thấp và thiếu bảo hiểm xã hội. Nhiều người trong số họ làm việc không được trả tiền công, có nghĩa là công việc của họ bị đánh giá thấp. Việc thiếu tham gia vào các tổ chức công đoàn và các tổ chức sử dụng lao động ở nông thôn làm giảm khả năng được bảo vệ. Phụ nữ sống ở các vùng nông thôn có nguy cơ bị lạm dụng, quấy rối tình dục và các hình thức bạo hành giới khác. Liên Hợp Quốc ước tính rằng khoảng 80% khu vực nông nghiệp ở châu Phi và 60% ở châu Á là phụ nữ “.
Một nguồn lực cho cả gia đình
Những phụ nữ này đóng góp đáng kể vào sản xuất nông nghiệp, bảo đảm lương thực và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế phụ nữ sống ở khu vực nông thôn không được ở bên lề những quyết định chính trị. Việc phụ nữ lãnh trách nhiệm phải được thúc đẩy thông qua các chính sách sản xuất và thực hiện bình đẳng; chính sách khuyến khích kinh doanh; chính sách hỗ trợ chăm sóc trẻ em và người già. Việc vượt qua những trở ngại về mặt pháp lý, xã hội và văn hóa như những vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng đối với tài sản, tín dụng, công nghệ và thị trường, ủng hộ việc trao quyền cho phụ nữ sống và làm việc ở nông thôn. Các tổ chức lao động và công đoàn có thể và phải hỗ trợ thay đổi này.
Quy tắc quốc tế chống lại bạo lực và quấy rối
Chủ đề bạo lực và quấy rối trong thế giới công việc và việc áp dụng quy tắc quốc tế về lao động có thể sẽ được thảo luận trong những tháng tới. Các quy tắc xã hội khiến phụ nữ tiếp xúc với bạo lực và quấy rối phải chiến đấu với quyết tâm, bằng cách tăng cường hiệu quả của khung pháp lý và chính trị, với cơ chế thực hiện cụ thể cho người lao động trong nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp. Chúng ta không thể chờ đợi. Chúng ta phải đẩy mạnh nỗ lực để thu hẹp khoảng cách cản trở việc tiếp cận công việc tốt cho phụ nữ sống ở nông thôn. Đó là một câu hỏi về ý chí chính trị và việc sử dụng tất cả các công cụ chính trị có sẵn. Vấn đề không hoạt động đơn giản là do chí phí quá cao.
Ngọc Yến – Vatican