Người dân châu Phi trên toàn cầu đánh dấu ngày Châu Phi vào ngày 25 tháng 5 hàng năm. Năm nay, chủ đề của nhiều sự kiện kỷ niệm nhân dịp này tập trung vào Lễ kỉ niệm Bách chu niên Nelson Mandela 2018 vốn mời gọi tất cả mọi người đóng một vai trò trong việc xây dựng một xã hội được truyền cảm hứng từ các giá trị của biểu tượng toàn cầu – Nelson Mandela.
Ngày 25 tháng 5 là Ngày Châu Phi. Nó đánh dấu sự thành lập vào năm 1963 của Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU), mà 38 năm sau đó đã phát triển thành Liên minh châu Phi.
Sứ mạng ban đầu của OAU đó là mang lại tự do cho các nước châu Phi vốn vẫn còn dưới sự cai trị thuộc địa vào những năm 60, bảo vệ chủ quyền của họ, duy trì nhân quyền và đồng thời khôi phục phẩm giá của người dân châu Phi.
Liên minh châu Phi đã phát triển để rồi bao gồm 55 quốc gia châu Phi, mà tất cả đều tôn vinh văn hóa và truyền thống đa dạng của họ cũng như sự thống nhất của họ vào ‘Ngày châu Phi’, mà năm nay được dành riêng cho việc kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo Nelson Mandela.
Ngoài ngày châu Phi, các sự kiện kỷ niệm Bách chu niên Mandela cũng đã được lên kế hoạch sẽ diễn ra trong suốt cả năm, dẫn đầu bởi các Đại sứ quán và các Học Viện Nam Phi trên toàn thế giới.
Họ hướng tới mục tiêu nhằm làm nổi bật di sản của nhà lãnh đạo Mandela và đồng thời tiếp tục xây dựng các loại hình xã hội mà ông đã làm việc không mệt mỏi.
Linda Bordoni, cộng tác viên Vatican News, đã nói chuyện với Đại sứ Nam Phi tại Ý, ông Shirish Soni, người đã nhấn mạnh vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc hỗ trợ phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đồng thời nói về các giá trị cốt lõi của nó vốn tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính trị châu Phi, những người tin tưởng vào việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng:
Đại sứ Soni cho biết rằng ĐTC Phanxicô là người hiểu rõ cuộc đấu tranh của người nghèo và những người bị áp bức và đồng thời nhấn mạnh giá trị của sứ điệp của mình vốn kêu gọi tất cả các thành tố trong xã hội chống lại sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội.
ĐTC Phanxicô và nhà lãnh đạo Nelson Mandela: sức mạnh của sự tha thứ
“Chúng tôi tin rằng chúng ta có một nhà lãnh đạo vĩ đại trong Giáo Hội, và những người trong Giáo Hội đang tiếp tục nỗ lực làm tốt công việc của mình và họ sẽ hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để thực hiện điều này”, Đại sứ Soni nói.
Đại sứ Soni cho biết ông tin rằng tấm gương sáng ngời của nhà lãnh đạo Nelson Mandela và thông điệp mạnh mẽ của ĐTC Phanxicô về sự tha thứ và hòa giải sẽ cùng cộng hưởng mạnh mẽ với nhau.
Đại sứ Soni nhắc lại rằng trong nhiều bài phát biểu của ông Mandela, trong đó có một bài phát biểu ở chính khu vực của mình, Đại sứ Soni nói, có rất nhiều sự phản đối đối với những yêu cầu của Madiba để vứt bỏ súng và vũ khí và tìm kiếm sự hòa giải.
“Bài học về sự tha thứ của nhà lãnh đạo Mandela quả thực vô cùng mạnh mẽ”, Đại sứ Soni nói, cũng bởi vì nó không phải là công cụ để ông ấy giành được phiếu bầu – thực ra nó khiến ông ấy bị mất phiếu – nhưng ông biết điều đó là thực sự đúng đắn.
Đại sứ Soni cũng nhớ lại việc đã làm việc với nhà lãnh đạo Nelson Mandela và việc chứng kiến cam kết sâu sắc của ông trong việc phục vụ những người dân đang bị đe dọa cuộc sống của chính mình.
Việc Xây dựng hòa bình và dân chủ ‘từng bước một’
Đại sứ Soni thừa nhận rằng lục địa này hiện vẫn còn bị ảnh hưởng bởi bạo lực và chia rẽ, nhưng đồng thời ông cũng cho biết rằng sứ mạng của một chiến binh vượt xa những thành tựu của cuộc đời mình và thậm chí là cả đời con cái họ nữa.
“Tiến trình đó đang diễn ra – chúng ta phải tiếp tục phục vụ trong suốt cuộc đời để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, ông nói.
Cuộc hành trình và công việc khó khăn tiếp tục, Đại sứ Soni nói: “Mỗi ngày chúng ta phải đặt một viên gạch để xây dựng nên bức tường hòa bình, dân chủ, phát triển, an ninh và ổn định”.
Minh Tuệ chuyển ngữ